Ma trận đề kiểm tra học kì II môn Âm nhạc Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Đặng Trung Thành (Có đáp án)

doc5 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kì II môn Âm nhạc Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Đặng Trung Thành (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ ANH THỂ NHẠC MĨ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Ia O, ngày 3 tháng 05 năm 2017
A- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2016-2017)
MÔN HỌC: Âm nhạc
Khối : 6
ND chủ đề
(Theo Chuẩn KT-KN)
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
1. Học hát: 
- Niềm vui của em- Nguyễn Huy Hùng.
- Ngày đầu tiên đi học: Nguyễn Ngọc Thiện.
- Tia Nắng hạt mưa: Khánh Vinh 
- Hô la hê, hô la hô – DC Đức.
-Hát đúng nhạc và lời của bài hát theo nhạc. 
-Biết thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát, có động tác minh họa cho bài hát.
ND chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
2. Nhạc lý: 
- Những thuộc tính của âm thanh.
- Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
- Các kí hiệu ghi cao độ của âm thanh.
 - Nhịp 2/4 
- Nhịp ¾
- Những kí hiệu âm nhạc
- HS biết được các thuộc tính của âm thanh.
- Biết được các kí hiệu ân nhạc.
- Biết được khái niệm nhịp 2/4.
- nêu khái niệm nhịp 3/4
- Nhận biết đoạn nhạc viết ở nhịp 2/4, ứng ụng của nhịp 2/4.
Biết tác dụng của kí hiệu âm nhạc.
3. Tập đọc nhac: 
- TĐN số 6 : Trời đã sáng rồi. 
- TĐN số 7: Chơi đu.
- TĐN số 8: Lá thuyền ước mơ.
- TĐN số 9: Ngày đầu tiên đi học.
- TĐN số 10: Con kênh xanh xanh.
Đọc đúng tên nốt nhạc và hình nốt bài TĐN
Đọc đúng cao độ trường độ, trường độ bài TĐN.
Biết kết hợp với gõ đệm phách hoặc đánh nhịp, thể hiện sắc thái bài TĐN 
4. Âm nhạc thường thức:
- Nhạc sĩ Văn Cao.
- Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Dân ca Việt Nam.
- Nhạc sĩ MoZart
- Nhạc sĩ: Nguyễn Xuân Khoát
- HS biết được: Năm sinh, quê quán, có đóng góp gì cho nền âm nhạc CMVN
- HS biết được: Các ca khúc phổ biến của các nhạc sĩ.
* Tiết 36 :
B- ĐỀ KIỂM TRA HK II
Đề: 
Nội dung 1:Em hãy bốc thăm và trình bày 01 bài hát và bài TĐN có tên sau
- Niềm vui của em- Nguyễn Huy Hùng.
- Ngày đầu tiên đi học: Nguyễn Ngọc Thiện.
- Tia Nắng hạt mưa: Khánh Vinh 
- Hô la hê, hô la hô – DC Đức.
- TĐN số 6 : Trời đã sáng rồi. 
- TĐN số 7: Chơi đu.
- TĐN số 8: Lá thuyền ước mơ.
- TĐN số 9: Ngày đầu tiên đi học.
- TĐN số 10: Con kênh xanh xanh.
C. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
(ĐÁP ÁN)
HƯỚNG DẪN CHẤM NỘI DUNG 1:
Em hãy tự chọn trình bày 01 bài hát có tên sau: 
Tiếng chuông và ngọn cờ - Phạm Tuyên.
Hành khúc tới trường – Phan Trần Bảng.
Vui bước trên đường xa – DC Nam Bộ. 
Đi cấy – DC Thanh Hoá.
1. Loại Đạt
Thực hiện đúng theo yêu cầu:
	- Trình bày hoàn chỉnh theo yêu cầu của giáo viên, có thể hiện được sự sáng tạo trong cách trình bà
- Có thực hiện nhưng còn vài thiếu sót. Tùy theo sự thể hiện của HS. 
2. Loại chưa đạt:
- Không tham gia kiểm tra. 
- Không trình bày bài hát.
- Trình bày bài hát còn nhiều sơ sót, không hết bài, sai cao độ, sai tiết tấu, không thuộc hết lời bài hát.
HƯỚNG DẪN CHẤM NỘI DUNG TẬP ĐỌC NHẠC
Em hãy bắt thăm và trình bày 01 bài hát hoặc bài TĐN có tên sau: 
- TĐN số 6 : Trời đã sáng rồi. 
- TĐN số 7: Chơi đu.
- TĐN số 8: Lá thuyền ước mơ.
- TĐN số 9: Ngày đầu tiên đi học.
- TĐN số 10: Con kênh xanh xanh.
1. Loại Đạt :
Thực hiện đúng theo yêu cầu:
	- Trình bày hoàn chỉnh theo yêu cầu của giáo viên.
- Có thực hiện nhưng còn vài thiếu sót. Tùy theo sự thể hiện của HS. 
2. Loại Chưa đạt: 
- Không tham gia kiểm tra.
- Không trình bày bài hát.
- Trình bày bài hát còn nhiều sơ sót, không hết bài, sai cao độ, sai tiết tấu bài TĐN .
HƯỚNG DẪN CHẤM NỘI DUNG 2:
Em hãy bắt thăm và trả lời 01 trong các câu hỏi sau: 
Câu 1: Em hãy kể tên 4 thuộc tính của âm thanh? 
Đáp án đúng: Cao độ, Cường độ Trường độ và Âm sắc.
Câu 2: Nhịp 2-4 là nhịp như thế nào? 
Đáp án đúng: Là nhịp có 2 phách trong mỗi 1 ô nhịp, mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ. 
	Câu 3 : Em hãy kể tên các kí hiệu ghi cao độ của âm thanh:
Đáp án đúng: Đồ rê mi pha sol la si.
Câu 4 : Em hãy kể tên các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh:
Đáp án đúng: Nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép, dấu lặng đen, dấu lặng đơn.
	Câu 5: Dân ca là gì? ĐA: Là những ca khúc do nhân dân sáng tác.
Đáp án đúng: 
	- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, không rõ tên tác giả.
	- Dân ca mang đậm tính chất vùng miền và dân tộc.
	- Giữ gìn dân ca là giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
	Câu 6: Bài hát Tiến quân ca do ai sáng tác, bài hát này được hát dưới hình thức nào ? 
	Đáp án đúng: Do Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, là bài hát được chọn làm Quốc ca Việt Nam nên bài hát này được hát khi làm lễ chào cờ.	
	Câu 7: Hành khúc là gì ?
	Đáp án đúng: Hành khúc là những bài hát có giai điệu, nhịp điệu phù hợp với bước chân đi.
	Câu 8: Em hãy kể tên một vài nhạc cụ dân tộc phổ biến mà em đã học.
	Đáp án đúng: Sáo, Nhị (đàn cò), Nguyệt (đàn kìm), Tranh (đàn thập lục), Trống.
	Câu 9: Em hãy cho biết đôi nét tiêu biểu về nhạc sĩ Văn Cao.
	Đáp án đúng: Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15/11/1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng. Ông mất ngày 10 /7/1995 tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.
Các ca khúc: Đàn chim Việt, Tiến quân ca (1944), Làng tôi (1947), Tiến về Hà Nội, Trường ca sông Lô (1947), Ngày mùa (1948), Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1950), Mùa xuân đầu tiên (1976) 
Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật.
	Câu 10: Em hãy cho biết đôi nét tiêu biểu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
	Đáp án đúng: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn có bút danh khác: Huỳnh Minh Siêng. Ông sinh 12/9/1921 tại Ô Môn, Cần Thơ. Mất năm 1989 tại TP. HCM 
	Nguyên là giáo sư, Viện trưởng Viện Âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng âm nhạc Quốc gia, ... Ông còn là nhà lí luận Âm nhạc nổi tiếng.
Đạt giải thưởng HCM về VH-NT, Huân chương Độc lập hạng nhất.
	Các tác phẩm tiêu biểu: Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên, Giải phóng miền Nàm, Tiến về Sài Gòn, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Reo vang bình minh, Thiếu nhi Thế giới liên hoan,
Câu 11 : Tóm tắt nhạc sĩ MoZart.
Nhạc sĩ Mô-Da (1756-1791),là nhạc sĩ thiên tài người Áo.
- Từ lúc 3 tuổi Mô-Da đã tỏ ra là một thần đồng về âm nhạc. Khi lên 5 tuổi, 7 tuổi Môda đã tham gia biểu diễn và sáng tác những tác phẩm đầu tay .
-Nhạc sĩ viết nhiều thể loại âm nhạc như:ca khúc thiếu nhi, các bản giao hưởng, Công-xéc-tô, xô nát, các vở nhạc kịch
Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng nhạc sĩ đã để lại cho đời nhiều tác phẩm âm nhạc to lớn và có giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao chói loại.
Câu 12: Tóm tắt nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát:
Trả lời: Nhạc sĩ quê ở Hà Nội, là vị chủ tịch đầu tiên và duy nhất của hội nhạc sĩ Việt Nam.
-Ông đã sáng tác nhiều bài hát và tác phẩm âm nhạc không lời để lại ấn tượng sâu sắc trong công chúng yêu nhạc.
+Ca khúc: Con voi; Thằng Bờm; Lúa thu; Theo lời bác gọi; Ta đã lớn
+Tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc hòa tấu: Ông Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+Tác phẩm cho bộ gõ dân tộc:Tiếng pháo giao thừa; Cúc-Trúc-Tùng-Mai
-Âm nhạc của ông sâu sắc giàu tính triết lí. Nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát triển tính dân tộc trong âm nhạc.
-Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật.
Câu 12: nhạc hát, nhạc đàn.
-Những tác phẩm âm nhạc thuộc nhiều thể loại khác nhau được biểu diễn bằng các hình thức: đơn ca, song ca, hợp xướng, đồng ca, nhạc kịch đều thuộc thể loại nhạc hát .
Những bản nhạc soạn cho nhạc cụ biểu diễn gọi chung là nhạc đàn. ..
Câu 13: Kể tên những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc:
Dấu nối; dấu luyến; dấu nhắc lại; dấu quay lại; khung thay đổi.
D. CÁCH XẾP LOẠI HỌC SINH
1. Xếp loại Đ (Đạt) :
	Những học sinh có tổng số điểm 3 nội dung kiểm tra xếp loại Đạt trở lên.
	2. Xếp loại CĐ (Chưa đạt) :
	Những học sinh có tổng số điểm 3 nội dung kiểm tra xếp loại chưa đạt trở xuống.
Duyệt của Tổ chuyên môn
Người ra đề kiểm tra
GVBM Âm nhạc 
Đặng Trung Thành

File đính kèm:

  • docma_tran_de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_am_nhac_lop_6_nam_hoc_2016.doc