Ma trận đề kiểm tra học kì II – môn ngữ văn 6 năm học 2013 – 2014 thời gian 90‘

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kì II – môn ngữ văn 6 năm học 2013 – 2014 thời gian 90‘, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
 NHÓM VĂN 6

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC 2013 – 2014
Thời gian 90‘

 Mức độ



Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng

Tổng số
câu


Tổng số điểm



Cấp độ thấp
Cấp độ cao



TN 
TL
TN 
TL
TN 
TL
TN 
TL


Tiếng Việt
Nhân hóa
C3(I)
0,25đ







1
0,25

Các thành phần chính của câu.
C4(I)
0,25đ

C5(I)
0,25đ





2

0,5

Chữ lỗi về chủ ngữ và vị ngữ


C8(I)
0,25đ





1

0,25
Văn học
Sông nước Cà Mau
C1,2
(I)
0,5đ







2
0,5

Lượm





C1
(II)
2,0đ


1
2,0

Truyện& kí hiện đại
C6(I)
0,25đ

C7(I)
0,25đ





2
0,5
Tập làm văn
Văn miêu tả







C2(II)
6,0đ
1

6,0
Tổng số câu
5

3


1

1
10

Tổng số điểm
1,25

0,75


2,0

6,0

10
Tỉ lệ %
10,3%

0,7%


20%

60%

100%




TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
 NHÓM VĂN 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC 2013 – 2014

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Màu xanh tiêu biểu của sông nước Cà Mau là:
A. Xanh biếc. 	B. Xanh nhung.
C. Xanh đơn điệu.	D.Xanh bốn mùa.
Câu 2. Điều gì đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau?
A. Những lò than hầm gỗ đước sản xuất than củi nổi tiếng.
B. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông.
C. Những ngôi nhà bè ban đêm sáng ánh đèn măng sông.
D. Những cư dân đủ giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ.
Câu 3: Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa?
A. Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
C. Tôi giơ tay ôm nước vào lòng.
D. Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
Câu 4: Chủ ngữ trong câu Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát là từ hoặc cụm từ nào? 
A. Chiều chiều.	B. Hóng mát.
C. Chúng tôi.	D. Gốc đa.
Câu 5: Trong câu Các cụ già, thanh niên, phụ nữ vỗ tay hoan hô và tươi cười vẫy chào đoàn quân anh dũng có bao nhiêu chủ ngữ?
A. Hai.	B. Ba.	C. Bốn.	D. Năm.
Câu 6: Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không kể chuyện bằng ngôi thứ nhất? 
A. Buổi học cuối cùng.	B. Vượt thác.
C. Lao xao.	D. Cô Tô.
Câu 7: Tác phẩm nào không có cốt truyện trong những tác phẩm sau?
A. Bức tranh của em gái tôi.	B. Cây tre Việt Nam.
C. Vượt thác.	D. Buổi học cuối cùng. 
Câu 8: Câu thiếu thành phần chủ ngữ thường được chữ bằng cách:
A. Thêm chủ ngữ vào câu.
B. Biến thành phần trạng ngữ thành chủ ngữ
C. Biến vị ngữ thành một cụm chủ vị.
D. Không thể sửa được.
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu1: (2 điểm) Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản Lượm của tác giả Tố Hữu? 
Câu 2: (6 điểm)
Đặt ngôi kể vào nhân vật dượng Hương Thư , em hãy tả lại đoạn vượt thác.
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
 NHÓM VĂN 6

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC 2013 – 2014

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
C
D
D
C
B
B
B
A,B,C
ĐIỂM
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
*Nghệ thuật:
 -Thể thơ năm chữ có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện. 
 - Kết hợp tự sự miêu tả biểu cảm.
 - Lời thơ giản dị, chân thành nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.
 * Nội dung:
- Tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ,cũng là của mọi người đối với Bác.
 - Tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta.

Câu 2: (6 điểm)
1. Mở bài: (1điểm)
- Giới thiệu về nhân vật định tả.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài: (4 điểm)
- Nhân vật dượng Hương Thư xưng tôi, dẫn dắt vào đoạn được tả trong văn bản.
- Chỉ tả cảnh dượng Hương Thư chỉ huy vượt thác.
+ Khi phóng sào
+ Khi ghì trụ
+ Khi gò lưng đẩy
+ Khi vừa vượt qua thác dữ
.......
(Có thể sáng tạo, bổ sung một vài cấu về tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật khi miêu tả những cảnh đó)
3. Kết bài: (1 điểm)
- Cảm xúc khi vượt thác của nhân vật tôi (dượng Hương Thư)

=============== *** ==============

File đính kèm:

  • docDe KTHKII Van 6.doc