Ma trận đề kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn 11. năm học 2012 - 2013

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn 11. năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
MÔN NGỮ VĂN 11. NĂM HỌC 2012 - 2013
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Chủ đề
Mức độ nhận thức
Cộng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn

1.Văn học:
Văn bản văn học: “Chữ người tử tù”, “Hạnh phúc của một tang gia”, “Hai đứa trẻ”



1 câu
2 đ



1câu
2 đ
(20%)
2.Tiếng Việt
Thực hành một số kiểu câu trong văn bản


1 câu
2 đ

1câu
2 đ
(20%)
3. Làm văn
Nghị luận văn học về phân tích nhân vật: “Chí Phèo”, “Chữ người tử tù”, “Hạnh phúc của một tang gia”



Làm một bài nghị luận văn học
6 đ
1 câu
6 đ
(60%)
Tổng số câu
Tổng số điểm

1 câu
2 đ
(20%)
1 câu
2 đ
(20%)
1 câu
6đ
(60%)
 3câu
10 đ
(100%)















KIỂM TRA HỌC KỲ
MÔN NGỮ VĂN 11. NĂM HỌC 2012 - 2013

THỜI GIAN: 90 PHÚT


Câu 1: ( 2 đ)
Ý nghĩa văn bản “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
Câu 2: 2 đ
Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu:
 Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?
 (Nam Cao, Chí Phèo)
a.Xác định câu bị động trong đoạn trích.
b.Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa tương đương.
Câu 3: Làm văn (6 đ) 
Phân tích nhân vật Chí Phèo qua tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.

ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 2 đ)
“Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của cái đẹp (0,5 đ), cái thiện 
( 0,5 đ) và nhân cách cao cả của con người ( 0,5 đ), đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn (0,5 đ)
Câu 2: 
a.Xác định câu bị động: 
 Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. ( 1 đ)
b.Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa tương đương.
 Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả. (1 đ)
Câu 2: (6 đ)
Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích một nhân vật.
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
 -   Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
 b. Yêu cầu về nội dung:
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm, nhân vật (0,5)
-Nội dung:
a. Chí Phèo – người nông dân lương thiện( 1 đ )
b. Chí Phèo –“ con quỷ dữ” của làng Vũ Đại( 1,5 đ)
c. Bi kịch của Chí Phèo.( 1,5 đ)
- Nghệ thuật ( 1 đ)
+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo, 
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
+ Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng khẩu ngữ, giọng điệu đan xen, cách trần thuật rất linh hoạt.
-Đánh giá khái quát nội dung và nghệ thuật ( 0,5đ)

Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh
 Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 đ





























KIỂM TRA HỌC KỲ
MÔN NGỮ VĂN 11. NĂM HỌC 2012 - 2013

THỜI GIAN: 90 PHÚT


Câu 1: ( 2 đ)
Ý nghĩa văn bản “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)
Câu 2: 2 đ
Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu:
 Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà…Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo. 
 (Nam Cao, Chí Phèo)
a.Xác định khởi ngữ và câu có khởi ngữ trong đoạn trích.
b.Chuyển câu có khởi ngữ sang câu không có khởi ngữ có nghĩa tương đương..
Câu 3: Làm văn (6 đ) 
Phân tích nhân vật Huấn Cao qua tác phẩm “Chữ người tử tù”của nhà văn Nguyễn Tuân.

ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 2 đ) Ý nghĩa văn bản “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)
- Niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước CM ( 1 đ)
 -Sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ.( 1 đ)
Câu 2: 
a.Xác định khởi ngữ và câu có khởi ngữ:
 Khởi ngữ: Hành ( 0,5 đ)
 Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn. ( 0,5 đ)
b.Chuyển câu có khởi ngữ sang câu không có khởi ngữ.
 Nhà thị may lại còn hành.(1 đ)
Câu 2: (6 đ)
Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích một nhân vật.
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
 -   Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
 b. Yêu cầu về nội dung:
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm, nhân vật (0,5)
-Nội dung:
+HC- Nho sĩ tài hoa ( 1 đ)
+ HC-Thiên lương trong sáng( 1, 5 đ)
+HC- Khí phách dũng liệt ( 1, 5 đ)
- Nghệ thuật ( 1 đ)
+Khắc hoạ tính cách nhân vật HC- con người nhiều vẻ đẹp.
+Sử dụng thủ pháp đối lập, tương phản.
 +Ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình, giàu hình ảnh vừa cổ điển, vừa hiện đại.
-Đánh giá khái quát nội dung và nghệ thuật ( 0,5đ)

Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh
 Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 đ


































File đính kèm:

  • docVan 11 HKI (Thao).doc