Ma trận đề kiểm tra học kỳ 2 môn ngữ văn 11. Năm học 2012 - 2013

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kỳ 2 môn ngữ văn 11. Năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
MÔN NGỮ VĂN 11. NĂM HỌC 2012 - 2013
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Chủ đề
Mức độ nhận thức
Cộng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn

1.Văn học:
Văn bản văn học: Người trong bao, Về luân lý xã hội của nước ta, Người cầm quyền khôi phục uy quyền”

1 câu
2 đ





1câu
2 đ
(20%)
2.Tiếng Việt
Phong cách ngôn ngữ chính luận


1 câu
2 đ

1 câu
2 đ
(20%)
3. Làm văn
Nghị luận văn học: Chiều tối, Vội vàng




Làm một bài nghị luận văn học
6 đ
1 câu
8 đ
(80%)
Tổng số câu
Tổng số điểm
1 câu
2 đ
(20%)

1 câu
( 2 đ)
20%
1 câu
6đ
(60%)
 3câu
10 đ
(100%)
















ĐỀ KIỂM TRA HKII
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 11
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Câu 1: ( 2 đ)
Nêu ý nghĩa văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”? (V.Huy-go)
Câu 2: (2 đ) Xác định biện pháp tu từ qua đoạn văn chính luận sau:
Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới.Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió…
 (Việt Nam đi tới, theo báo Quân đội nhân dân, số tết 2004)
Câu 2: (6 đ) 
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Chiều tối”(Hồ Chí Minh)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đáp án
Câu 1: ( 2 đ)
Nêu ý nghĩa văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”? (V.Huy-go)
Uy quyền mà người cầm quyền khôi phục chỉ là cái tạm thời, “trên đời chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau” mới là vĩnh viễn.

Câu 2: (2 đ) Xác định biện pháp tu từ:
-Ẩn dụ: non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. (0,5 đ)
-Liệt kê kết hợp với điệp ngữ: trong từng...trong từng...( 1 đ)
-Kết hợp câu ngắn và câu dài...( 0,5 đ)
Câu 2: (6 đ) 
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Chiều tối”(Hồ Chí Minh)

Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
-   Văn trôi chảy, có cảm xúc.
-   Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
 b. Yêu cầu về nội dung:
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm (1 đ)
a. Nội dung: 
- Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; (1 đ)
- Nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.(1 đ)
- Vẻ đẹp trữ tình của thơ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.( 1 đ)
 c.Nghệ thuật ( 1 đ)
Từ ngữ cô đọng, hàm súc.
Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn.
.d.Đánh giá khái quát nội dung và nghệ thuật ( 1 đ)
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh
 Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 đ





ĐỀ KIỂM TRA HKII
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 11
THỜI GIAN: 90 PHÚT

Câu 1: ( 2 đ)
Nêu ý nghĩa văn bản “Người trong bao” ? (Sê- khốp)
Câu 2: (2 đ) Xác định biện pháp tu từ qua đoạn văn chính luận sau:
 Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, 
gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
 (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
Câu 3: (6 đ) 
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau, trích trong bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu)
“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! 
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuậng tôi tiếc cả đất trời;“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? 
Chẳng bao giờ , ôi! Chẳng bao giờ nữa…--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đáp án
Câu 1: ( 2 đ)
Nêu ý nghĩa văn bản “Người trong bao? (Sê khốp)
Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao”chuyên chế và khát vọng sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao", thức tỉnh “con người không thể sống mãi như thế này được”.

Câu 2: (2 đ) Xác định biện pháp tu từ:
-Điệp ngữ kết hợp điệp cú: Ai có…dùng…(1 đ)
-Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy , gộc.(0,5 đ)
-Ngắt đoạn câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ 
( 0,5 đ)
Câu 3: (6 đ) 
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau, trích trong bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu)

Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
-   Văn trôi chảy, cảm xúc
 -   Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
 b. Yêu cầu về nội dung:
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm, đoạn thơ (1 đ)
a. Nội dung: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời 
 Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian(1 đ)
Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khi đó thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi nên chỉ còn cách là phải sống vội.(1 đ)
Niềm ngất ngây trước cảnh sắc thời gian và nêu những lí lẻ vì sao phải sống vội vàng. Xuất phát từ quan niệm về hạnh phúc trần gian và tuổi trẻ, nhà thơ muốn bộc bạch với mọi người và cuộc đời.(1 đ)
 b.Nghệ thuật ( 1 đ)
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc luận lí sâu sắc.
- Cách nhìn, cách cảm nhận mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. 
- Cách sử dụng ngôn từ mới mẻ, nhịp điệu dồn dập, sôi nỗi, hối hả, cuồng nhiệt.
.c.Đánh giá khái quát nội dung và nghệ thuật ( 1 đ)
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh
 Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 đ





File đính kèm:

  • docVan 11 KT HKII (Thao).doc