Ma trận đề kiểm tra học kỳ I môn: sinh học khối: 6

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kỳ I môn: sinh học khối: 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD – ĐT Bố Trạch MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Trường THCS Đại Trạch Môn: Sinh học Khối: 6
ĐỀ SỐ 1:
Chủ đề, Nội dung
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung thấp
Vận dung cao
Chương Mở đầu
Cho ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa.
Phân biệt được thực vật có hoa và thực vật không có hoa
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
2 câu
2 điểm
20%
Chương 2: Rễ
Giải thích được vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rể con lại nhiều
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
Chương 3: Thân
Trình bày thí nghiệm vận chuyển các chất trong thân
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ::
1 câu
2,5 điểm
25%
1 câu
2,5 điểm
25%
Chương 4: Lá
Nhận biết được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp 
Viết được sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
2 câu
2 điểm
20%
Chương 5: Sinh sản sinh dưỡng
Nhận biết được cây trồng bằng phương pháp giâm cành
Phân biệt được giâm cành với chiết cành
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1 câu
0,5 điểm
0,5%
1 câu
2 điểm
25%
2 câu
2,5 điểm
25%
Tổng	
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
3 câu
2,5 điểm
25%
2 câu
3,5 điểm
35%
2 câu
3 điểm
30%
1 câu
1 điểm
10%
8 câu
10điểm
100%
............... – — & – — ...............
 TTCM Người ra đề và lập đáp án 
 Trần Thị Diệu Thành
Phòng GD – ĐT Bố Trạch MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Trường THCS Đại Trạch Môn: Sinh học Khối: 6
ĐỀ SỐ 2:
Chủ đề, Nội dung
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung thấp
Vận dung cao
Chương Mở đầu
Cho ví dụ về cây một năm và cây lâu năm.
Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
2 câu
2 điểm
20%
Chương 2: Rễ
Giải thích được tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
Chương 3: Thân
Trình bày thí nghiệm vận chuyển các chất trong thân
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1 câu
2,5 điểm
25%
1 câu
2,5 điểm
25%
Chương 4: Lá
Biết được những cơ quan nào tham gia hô hấp, thời gian cây hô hấp
Viết được sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
2 câu
2 điểm
20%
Chương 5: Sinh sản sinh dưỡng
Nhận biết được cây trồng bằng phương pháp chiết cành
Phân biệt được giâm cành với chiết cành
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1 câu
0,5 điểm
0,5%
1 câu
2 điểm
20%
2 câu
2,5 điểm
25%
Tổng	
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
3 câu
2,5 điểm
25%
2 câu
3,5 điểm
35%
2 câu
3 điểm
30%
1 câu
1 điểm
10%
8 câu
10 điểm
100%
............... – — & – — ...............
 TTCM Người ra đề và lập đáp án 
 Trần Thị Diệu Thành
Phòng GD – ĐT Bố Trạch ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Trường THCS Đại Trạch Môn: Sinh học Khối: 6
	 	Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1 (2 điểm):
	Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Cho ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa?	
Câu 2 (2 điểm):
	Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp ở cây xanh? Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp?
Câu 3 (2,5 điểm):
	Giâm cành khác với chiết cành như thế nào? Kể tên 4 loại cây trồng bằng phương pháp giâm cành có ở địa phương em?
Câu 4 (1 điểm):
	Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rể con lại nhiều?
Câu 5 (2,5 điểm):
 Trình bày thí nghiệm của sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây? 
............... – — & – — ...............
Phòng GD – ĐT Bố Trạch ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Trường THCS Đại Trạch Môn: Sinh học Khối: 6
	 	Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1 (2 điểm):
	Phân biệt cây một năm và cây lâu năm? Cho ví dụ về cây một năm và cây lâu năm?
Câu 2 (2 điểm):
	Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình hô hấp ở cây xanh? Cây hô hấp vào thời gian nào? Những cơ quan nào của cây tham gia hô hấp? 
Câu 3 (2,5 điểm):
	Giâm cành khác với chiết cành như thế nào? Kể tên 4 loại cây trồng bằng phương pháp chiết cành có ở địa phương em?
Câu 4 (1 điểm):
	Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Câu 5 (2,5 điểm):
 Trình bày thí nghiệm về sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân?
. ............... – — & – — ............... 
 TTCM Người ra đề và lập đáp án
 Trần Thị Diệu Thành
Phòng GD – ĐT Bố Trạch ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Trường THCS Đại Trạch Môn: Sinh học Khối: 6
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1 (2 điểm):
	Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa:
	+ Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. (0,5 điểm)
	+ Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. (0,5 điểm)
	Ví dụ:
	+ Thực vật có hoa: Cây cải, cây lúa, cây bầu ... (0,5 điểm)
	+ Thực vật không có hoa: Cây rêu, cây dương xỉ, cây rau bợ ... (0,5 điểm)
Câu 2 (2 điểm):
	Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp ở cây xanh: (1 điểm)
 Nước + Khí cacbonic Tinh bột + Khí oxi
 (rễ hút từ đất) (lá lấy từ không khí) chất diệp lục (trong lá) (lá nhả ra môi trường)
	Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp: 
	+ Ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic và nhiệt độ. 	 (0,5 điểm)
	+ Các loài cây khác nhau đòi hỏi các điều kiện đó không giống nhau. (0,5 điểm)
Câu 3 (2,5 điểm):
	Giâm cành khác với chiết cành:
	+ Giâm cành: Là rễ được hình thành sau khi cắm xướng đất. (1 điểm)
	+ Chiết cành: Là rễ được hình thành trên cây mẹ rồi mới cắt đem trồng . (1 điểm)
	Ví dụ các loại cây trồng bằng phương pháp giâm cành: cây sắn, cây khoai lang, cây mía, cây rau muống . (0,5 điểm)
Câu 4 (1 điểm):	
	Bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rể con lại nhiều là vì: 
	+ Bộ rễ là cơ quan hút nước và muối khoáng cho cây. Khi cây càng lớn nhu cầu nước và muối khoáng càng cao nên bộ rễ phải phát triển để hút đủ nước và muối khoáng phục vụ mọi hoạt động sống của cây. (0,75 điểm)
	+ Giữ cho cây đứng vững (0,25 điểm)
Câu 5 (2,5 điểm): Thí nghiệm về sự vận chuyển nước và muối khoáng của mạch gỗ:
 Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- Dụng cụ: + Bình thủy tinh chứa nước pha màu (thuốc đỏ hoặc mực tím).
	 + Dao con, kính lúp.
	 + Một cành hoa trắng (hoa huệ hoặc hoa cú, hoa hồng).
	- Tiến hành: Cắm cành hoa vào bình nước màu, để ra chỗ thoáng.
	- Hiện tượng: Sau một thời gian, cánh hoa có màu sắc của nước trong bình.
	- Giải thích: Các gân lá cũng bị nhuộm màu chứng tỏ nước màu đã vận chuyển từ bình lên lá qua mạch gỗ vì ta dùng dao cắt ngang cành hoa thì phần mạch gỗ cũng bị nhuộm
 - Kết luận: Nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên nhờ mạch gỗ 
............... – — & – — ...............
Phòng GD – ĐT Bố Trạch ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Trường THCS Đại Trạch Môn: Sinh học Khối: 6
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1 (2 điểm):
	Phân biệt cây một năm và cây lâu năm:
	+ Cây một năm là những cây ra hoa kết quả một lần trong vòng đời. (0,5 điểm)
	+ Cây lâu năm là những cây ra hoa kết quả nhiều lần trong vòng đời. (0,5 điểm)
	Ví dụ:
	+ Cây một năm: Cây cải, cây lúa, cây bầu ... (0,5 điểm)
	+ Cây lâu năm: Cây ổi, cây nhãn, cây mít ... (0,5 điểm)
Câu 2 (2 điểm):
	Sơ đồ tóm tắt của quá trình hô hấp ở cây xanh: (1 điểm)
 Chất hữu cơ + Khí oxi à Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước
	+ Cây hô hấp suốt ngày đêm. 	 (0,5 điểm)
	+ Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp. (0,5 điểm)
Câu 3 (2,5 điểm):
	Giâm cành khác với chiết cành:
	+ Giâm cành: Là rễ được hình thành sau khi cắm xướng đất. (1 điểm)
	+ Chiết cành: Là rễ được hình thành trên cây mẹ rồi mới cắt đem trồng . (1 điểm)
	Ví dụ các loại cây trồng bằng phương pháp chiết cành: cây chanh, cây cam, cây vải, cây vả. (0,5 điểm)
Câu 4 (1 điểm):
	Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì: 
	+ Củ là phần rễ phìn to chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. Vì vậy nếu trồng cây lấy củ thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ nhất. (0,5 điểm) 
	+ Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa để tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm. (0,5 điểm)
Câu 5 (2,5 điểm): Thí nghiệm về sự vận chất hữu cơ trong thân.
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- Dụng cụ: Một cành cây, dao con
- Tiến hành thí nghiệm: Chọn một cành cây, bóc bỏ một khoanh vỏ. 
- Hiện tượng: Sau một tháng, mép vỏ ở phía trên phình to ra.
- Giải thích: Do khi bóc vỏ làm mất luôn mạch rây. Vì vậy chất hữu cơ được hình thành trên lá, vận chuyển xuống rễ qua mạch rây đến chỗ vỏ bị bóc, sẽ bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to. 
	Kết luận: Các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây nhờ mạch rây.
............... – — & – — ...............
 TTCM Người ra đề và lập đáp án
 Trần Thị Diệu Thành

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HKI SINH 6(2).doc