Ma trận đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử khối 8 - Năm học 2013-2014
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử khối 8 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDT NT M.LA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Lịch sử khối 8 Năm học 2013 – 2014 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Bài 25 Cuộc kháng chiến lan rộng ta toàn quốc. Nhớ được âm mưu của pháp đánh bắc kỳ lần 2 Số câu1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20 % 1 2 20% Số câu 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ:20% Bài 27 Khởi nghĩa yên thế Nhớ được nguyên nhân và ý nghĩa Số câu 1 Số điểm 3 Tỉ lệ 30 % 1 3 30% Số câu 1 Sốđiểm 3 Tỉ lệ 30 % Bài 28 Trào lưu cải cách duy tân ở VN Nhận xét trào lưu cải cách Duy Tân ở nước ta cuối thế kỷ XIX Số câu1 Số điểm 3 Tỉ lệ 30 % 1 3 30% Số câu 1 Số điểm 3 Tỉ lệ 30 % Bài 29 Chính sách khai thác thuốc địa của Pháp Nhận xét về chính sách của pháp Số câu1 Số điểm 2 Tỉ lệ20 % 1 2 20% Số câu 1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20 % T. Số câu 4 T. Số điểm 10 Tỉ lệ100 % Số câu:2 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20% T. Số câu:4 TS điểm: 10 Tỉ lệ: 100% SỞ GD-ĐT SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDT NT M.LA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Lịch sử 8 Năm học 2013 – 2014 ( Thời gian 45 phút không kể thời gian chép đề) Câu 1:( 2 điểm) Cho biết âm mưu Pháp đánh bắc kỳ lần 2 năm 1882 là gì? Câu 2: ( 3 điểm) : Nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên thế giai đoạn ( 1884- 1913)? Câu 3( 3 điểm) : Trào lưu cải cách Duy Tân nửa cuối thế kỷ XIX có những ưu điểm, hạn chế và ý nghĩa gì? Câu 4( 2 điểm) Chính sách khai thác thuộc địa lần 1 giai đoạn ( 1897 – 1914) của Pháp về văn hóa, giáo dục có phải để khai hóa văn minh hay không, vì sao? SỞ GD-ĐT SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDT NT M.LA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM KỲ II Môn: Lịch sử 8 Năm học 2013 – 2014 Câu 1: (2 điểm) - Sau hiệp ước 1874 Pháp quyết tâm chiếm bằng được bắc kỳ, biến nước ta thành thuộc địa. - Lấy cớ triều đình vi phạm hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược bắc kỳ lần 2. Câu 2: ( 3 điểm) - Nguyên nhân: 1,5 điểm + Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng bắc bộ vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. + Khi pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đứng dậy đấu tranh. - Ý nghĩa: ( 1,5 điểm) Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm lại quá trình bình định của pháp. Câu 3: ( 3 điểm) - Ưu điểm (1 điểm) + Xuất phát từ động cơ yêu nước, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với quân xâm lược.Trong hoàn cảnh bế tắc của xã hội phong kiếnViệt Nam bấy giờ, lối đi duy nhất là manh dạn theo con đường chủ nghĩa tư bản . Các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỷ XIX nhằm giải quyết một phần nào đó của lịch sử. - Hạn chế: ( 1 điểm) + Đề nghị cải cách đó có tính cách rời rạc, lẻ tẻ,nặng về chịu ảnh hưởng từ bên ngoài mà thiếu cơ sở bên trong , chưa động chạm đến vấn đề cơ bản, chủ yếu: giữa nhân dân ta với Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. - Ý nghĩa( 1 điểm) Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỷ XIX đã gây được tiếng vang lớn, đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết , thức thời.. Câu 4: ( 2 điểm) - Không: - Đến năm 1919 Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến. - Về sau Pháp mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản sứ phục vụ công việc cai trị. Cùng với đó Pháp mở một số cơ sở văn hóa, Y tế.
File đính kèm:
- de su k2 2014.doc