Ma trận đề kiểm tra học kỳ II năm học 2011 - 2012 môn: sinh học 6

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kỳ II năm học 2011 - 2012 môn: sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: SINH HỌC 6
NỘI DUNG
CHỦ Đ Ề
MỨC ĐỘ
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vân dụng1
(thấp )
Vân dụng2
(cao)
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương hoa và sinh sản hữu tính
Thụ tinh kết hạt tạo quả
1 câu 
0,5 điểm
1 câu
0,5 điểm
Chương 
quả và hạt
Hạt và các bộ phận 
2 câu 
0,5 điểm
1 câu
0,5 điểm
Các loại quả
 Câu 3 và câu 4
 1 điểm
2 câu
1 điểm
Phát tán của quả và hạt
Câu 4
1 điểm
1 câu
1 điểm
Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Câu 2 1,5
điểm
1 câu
1.5 điểm
Các nhóm thực vật
Hạt trần cây thông
Câu 5.
0,5 điểm
 .Câu 1
 2 ý 2 điểm
2 câu
2,5 điểm
Vai trò của thực vật
Vai trò của thựcvật 
Câu 6 
 0,5 điểm
 1 câu
0,5 điểm
Bảo vệ sự đa dạng thực vật.
 câu 3
 1,5 điểm
1 câu
1,5 điểm
Vi khuẩn nấm địa y
Vi khuẩn
 Câu 8
 0,5 điểm
1 câu
0,5 điểm
 Địa y
 Câu7
 0,5 điểm
1 câu
0,5 điểm
100%= 10đ
9 câu = 5,5đ
 2 câu = 3,5đ
1 câu = 1đ
12 câu 10 điểm
12 câu 10 điểm
- Được thiết kế với tỉ lệ 5,5% nhận biết, 3,5% thông hiểu, 10% vận dụng thấp.
- Có 40% trắc nghiệm và 60% tự luận.
- Cấu trúc bài gồm 12 câu trong đó 8 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận.
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/ TRẮC NGHIỆM : (4 điểm)
 Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Sau khi thụ tinh , bộ phận nào của hoa sẽ tạo thành quả?
 a/ Noãn. b/ Bầu nhụy. c/ Đầu nhụy d/ Nhụy. 
Câu 2: Hạt gồm các bộ phận nào sau đây:
 a/ Vỏ hạt, lá mầm, phôi nhũ. 	 b/ Thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
 c/ Vỏ hạt, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. 	 d/ Vỏ hạt và phôi.
Câu 3: Quả mọng là loại quả có đặc điểm:
 a/ Quả mềm khi chín vỏ dày chứa đầy thịt quả. b/ Quả có hạch cứng bọc lấy hạt.
 c/ Vỏ quả khô khi chín.	 d/ Quả chứa đầy nước.
câu 4: Trong các nhóm quả sau nhóm nào toàn quả khô nẻ?
 a/ Quả lúa, quả thìa là, quả cải. 	 b/ Quả bông, quả đậu hà lan, quả cải.
 c/ Quả me, quả thìa là, quả dâm bụt. d/ Quả cóc, quả me, quả mùi.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của cây thông:
 a/ Thân gỗ. 	 b/ Cơ quan sinh sản là nón.
 c/ Có hoa, quả, hạt. d/ Rễ to khỏe.
Câu 6: Cây nào sau đây có hại cho sức khỏe con người?
 a/ Cây thuốc lá. b/ Cây cần sa.
 c/ Cây thuốc phiện. d/ Cả a,b,c đều đúng.
Câu 7: Hình thức sống chung của Tảo và Nấm trong địa y được gọi là:
 a/ Kí sinh. b/ Cộng sinh.
 c/ Hoại sinh. d/ Cộng sinh và hoại sinh.
Câu 8: Vi khuẩn nào sống nhờ trên cơ thể sống khác.
 a/ Vi khuẩn kí sinh. b/ Vi khuẩn cộng sinh.
 c/ Vi khuẩn hoại sinh. d/ Vi khuẩn tự dưỡng.
II/ TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có những điểm gì phân biệt? Điểm nào là quan trọng nhất ? ( 2 điểm )
Câu 2: Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào ? ( 1.5 điểm )
Câu 3: Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ? ( 1.5 điểm )
Câu 4: Vì sao người ta phải thu hoạch các loại đậu (xanh, đen…) trước khi quả chín ? 
( 1 điểm )
 BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
I. Trắc nghiệm: (mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1b 2c, 3a, 4b, 5c, 6d, 7b, 8a.
II. Tự luận:
Câu 1: ( 2 điểm ) Điểm để phân biệt: ( mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Hạt trần
Hạt kín
- không có hoa, cơ quan sinh sản là nón. 
- Hạt nằm lộ trên lá nõa hở. 
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá. 
- Có hoa, cơ quan sinh sản là hoa, quả.
- Hạt nằm trong quả.
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng hơn.
* Đặc điểm có hoa, quả, hạt nằm trong quả ở thực vật hạt kín là quan trọng và nổi bật nhất.(0,5 điểm)
Câu 2: ( 1.5 điểm ) Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
- Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt tôt ( 0.5 điểm )
- Điều kiện bên ngoài: Nhiệt độ, độ ẩm, ( nước ), không khí thích hợp. ( 1 điểm )
Câu 3: ( 1.5 điểm ) Bảo vệ sự đa dạng thực vật: (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
- Ngăn chặn chặt phá rừng.
- Bảo vệ môi trường sống của thực vật.
- Hạn chế khai thác bùa bãi các loại thực vật quý hiếm.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn.
- Cấm buôn bán xuất khẩu các loài đặc biệt quý hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ thực vật.
Câu 4: ( 1 điểm ) Vì khi chín vỏ quả tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài. ( 1 điểm)

File đính kèm:

  • docMa tran De Kt Dap an Hoc ki II Sinh hoc 6.doc