Ma trận đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9, học kì 2, đề 1

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9, học kì 2, đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9, HỌC KÌ 2, ĐỀ 1

Mức độ

Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông
hiểu
Vận dụng 
Tổng 



thấp
cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Văn học
Thể loại
C1







1

Phương thức biểu đạt 
C3







1

Nội dung
C2




C13


2

Nghệ thuật
C4







1
Tiếng Việt
Từ tượng thanh


C12





1

Từ loại


C11





1

Biện pháp tu từ


C10





1

Các kiểu câu


C5





1

Phân loại câu theo mục đích nói


C6





1

Các thành phần câu 


C8





1

Phép liên kết 


C7, C9





2
Tập làm văn
Viết bài văn nghị luận







C14

1
Tổng số câu
Trọng số điểm
4
1

8
2


1
2

1
5
14
10

Mỗi câu trắc nghiệm: 0, 25 điểm
Câu 13 được 2 điểm; câu 14 được 5 điểm
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 2 (ĐỀ 1)
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu 0, 25 điểm): 
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng 
Đọc đoạn trích sau trả lời câu hỏi 
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa ra lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! ”
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
	(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập 2)
1. Văn bản Những ngôi sao xa xôi thuộc thể loại nào?
	A. Hồi ký
B. Truyện ngắn
C. Tuỳ bút
D. Phóng sự
2. Văn bản trên được viết ở thời kỳ nào?
	A. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
	B. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi
	C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt
	D. Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi
3. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
	A. Tự sự
	B. Miêu tả
	C. Biểu cảm
D. Lập luận
4. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
	A. Ngôi thứ nhất số ít
	B. Ngôi thứ nhất số nhiều
	C. Ngôi thứ hai
	D. Ngôi thứ ba
5. Câu văn: “Im ắng lạ.” thuộc loại câu nào?
A. Câu đơn
B. Câu đặc biệt
C. Câu rút gọn
D. Câu ghép
6. Xét về mục đích nói, câu văn: “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát” thuộc loại câu nào?
A. Câu nghi vấn
B. Câu trần thuật
C. Câu cầu khiến
D. Câu cảm thán
7. Phần trích: “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát.” sử dụng phương tiện liên kết nào dưới đây?
A. Dùng từ đồng nghĩa
B. Dùng từ trái nghĩa
C. Dùng từ gần nghĩa
D. Phép lặp từ ngữ
8. Cụm từ được gạch chân trong câu “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá” là thành phần nào?
	A. Trạng ngữ
	B. Chủ ngữ
	C. Định ngữ
	D. Biệt lập
9. Từ “còn” trong phần trích: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” thuộc phép liên kết nào? 
	A. Phép lặp
	B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép đồng nghĩa
10. Câu văn: “Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	A. So sánh
	B. Nhân hoá
	C. Ẩn dụ
	D. Nói quá
11. Từ “nó” trong câu “Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” là từ loại gì?
	A. Quan hệ từ
	B. Đại từ
	C. Tình thái từ
	D. Chỉ từ

12. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?
	A. kiêu hãnh
	B. xa xăm
	C. khe khẽ 
D. lộn xộn
Tự luận (7 điểm):
13. (2 điểm) Hãy chép lại chính xác khổ thơ thứ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương và cho biết nội dung của khổ thơ đó. 
14. (5 điểm) Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ Nói với con của Y Phương? 

















ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9, HỌC KÌ 2, ĐỀ 1
Trắc nghiệm (3 điểm). Mỗi câu đúng 0, 25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
A
A
B
B
D
A
C
A
B
C

Tự luận (7 điểm)
13. (2 điểm) 
- Chép lại chính xác khổ thơ thứ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác. (1 điểm)
Mỗi dòng đúng được 0, 25 điểm.
- Nêu được nội dung của khổ thơ: tình cảm thành kính, biết ơn của tác giả và nhân dân đối với Bác. (1 điểm)
14. (5 điểm):
Nội dung (4 điểm): 
Mở bài (0,5 điểm): Nêu cảm nhận chung về bài thơ. 
Thân bài (2,5 điểm):
+ Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. (1 điểm) 
+ Phân tích, đánh giá hoặc đi sâu vào khai thác một hình ảnh nghệ thuật đẹp. (1 điểm) 
	+ Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ riêng. (1 điểm)
Kết luận (0, 5 điểm): Đánh giá về vẻ đẹp của bài thơ. 
Hình thức (0, 5 điểm): Trình bày lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 
NHÓM TÁC GIẢ
LÊ THỊ MỸ HÀ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CT GD
NGUYỄN THUÝ HỒNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CT GD
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CT GD

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 9 HKII De so 1.doc
Đề thi liên quan