Ma trận đề kiểm tra ngữ văn lớp 9 học kỳ I ( đề 1 )

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra ngữ văn lớp 9 học kỳ I ( đề 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ma trận đề kiểm tra ngữ văn lớp 9 học kỳ I ( đề 1 )
Năm học : 2006 -2007

 Mức độ

Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học
Hiểu về nội dung


4
1,00





4
1,00


Hiểu về tác giả
1
0,25







1
0,25


Hiểu về thể loại
1
0,25







1
0,25


Thời gian sáng tác
1
0,25







1
0,25


Hiểu về nghệ thuật


1
0,25





1
0,25

Tiếng Việt
Phương thức chuyển nghĩa


1
0,25





1
0,25


Từ Hán Việt
1
0,25







1
0,25


Từ cùng nghĩa


1
0,25





1
0,25

Tập làm văn
Yếu tố nội tâm nhân vật


1
0,25





1
0,25


Tạo đoạn văn thuyết minh







1
2,00

1
2,00

Tạo văn bản nghị luận văn học







1
5,00

1
5,00
Tổng : Số câu 
 : Số điểm
4
1,00

8
2,00




2
7,00
14
10













Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ I ( đề 1 )
Môn : Ngữ văn – Lớp 9
Năm học : 2006 - 2007
Thời gian : 90 phút
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm )
 Chọn đáp án đúng nhất bằng cách chép đáp án đó vào bài làm của mình.
 1. Nhận định nào sau đây không đúng với nội dung tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” ?
	A.Tố cáo chế độ nam quyền.
	B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
	C. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
	D. Ca ngợi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
 2. Trong khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời nàng như thế nào ?
	A. ềm đềm, hạnh phúc, sung sướng.
	B. Hạnh phúc, hiển vinh.
	C.Trắc trở, đau khổ.
	D.Long đong, lận đận, đau khổ và mưu sinh.
 3. Tác giả bài thơ “ Bếp lửa” là ai ?
	A. Huy Cận.
	B. Bằng Việt.
	C. Phạm Tiến Duật.
	D. Nguyễn Khoa Điềm.
 4.Bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu sáng tác vào khoảng thời gian nào ?
	A.Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
	B. Thời kỳ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.
	C. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ .
	D. Thời sau mùa xuân năm 1975.
 5. Từ “ đầu” trong câu thơ “ Đầu súng trăng treo” được dùng theo nghĩa nào ?
	A. Nghĩa đen ( gốc ).
	B. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
	C. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
 6.Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ?
	A. Quả tim.
	B. Vĩ đại.
	C. Hội họa.
	D. Nghệ thuật.
 7. Nhận định nào nói đúng nhất đối tượng của miêu tả nội tâm ?
	A. Những ý nghĩ của nhân vật.
	B. Những cảm xúc của nhân vật.
	C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật.
	D.Cả A, B, C đều đúng.
 8.Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì ?
“… Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
	A. ẩn dụ.
	B. Hoán dụ.
	C. Nhân hóa.
	D. So sánh.
 9. Tác phẩm “ Làng” của nhà văn Kim Lân viết theo thể loại nào ?
	A. Tiểu thuyết.
	B. Truyện ngắn.
	C. Hồi kí.
	D. Tùy bút.
 10.Từ “ đường” trong các câu thơ sau có cùng nghĩa không ?
	- Đường ta rộng thênh thang tám thước.
	- Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên.
	- Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
	A. Có.
	B. Không.
 11.Đọc truyện “ Làng” của tác giả Kim Lân, em hiểu ông Hai là người có phẩm chất gì ?
A. Ông rất yêu làng.
B. Ông là người yêu nước tha thiết .
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
 12. Văn bản trích từ truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng chủ yếu viết về điều gì ?
A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
B. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng.
C.Tình quân dân trong chiến tranh.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1 ( 2 điểm )
 Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 đến 7 dòng ) giải thích nhan đề truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Câu 2 ( 5 điểm )
 Hãy phân tích diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang sáng.

--------------- Hết -------- -------
Hướng dẫn chấm đề kiểm tra ngữ văn học kỳ I - đề 1
Năm học : 2006 – 2007.
I. Trắc nghiệm. (3,0 điểm) Thí sinh chép được 12 đáp án đúng, mỗi đáp án cho 0,25 điểm.
1, D
2, C
3, B
4, A
5, B
6, A
7, D
8, B
9, B
10, A
11, C
12, A
II. Tự luận. ( 7 điểm )
Câu 1. ( 2 điểm )
Học sinh cần nêu được một số ý sau:
 * Về kiến thức: nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long thể hiện hai ý nghĩa:
 - Khi mới đọc nhan đề của tác phẩm, ngời ta nghĩ ngay đến một mảnh đất có không gian lặng lẽ, thanh bình, một nơi nghỉ mát, du lịch kỳ thú. ( 0,50 đ )
 - Đọc và hiểu kỹ tác phẩm, người đọc sẽ thấy ý nghĩa sâu sắc, độc đáo, ấn
tựơng về nhan đề của truyện ngắn. Trong không khí lặng lẽ của Sa Pa, ta bắt gặp có biết bao con người âm thầm, bình dị, say mê, lặng lẽ làm việc, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. ( 1, 00 đ )
 * Về diễn đạt: Văn viết trong sáng, rõ ràng, không sai các loại lỗi. ( 0, 50 đ )
Câu 2. ( 5 điểm )
A. Yêu cầu:
 1. Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học 
 - Bố cục rõ ràng đủ ba phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
 - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc các loại lỗi.
 2. Về kiến thức: Đề bài yêu cầu phân tích diễn biến tâm lý, hành động của bé Thu. Học sinh có thể có cách phân tích khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau :
	* Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu khi vừa gặp ông sáu.
	- Thái độ sợ hãi, hoảng hốt, xa lạ.
	- Hành động giật mình, kêu thét lên…
	*Trong những ngày ông Sáu ở nhà.
	- Thái độ xa cách lạnh nhạt, cự tuyệt quyết liệt trước tình cảm của ông 	sáu, cương quyết không nhận ông Sáu là cha.
	- Hành động ngang ngạnh, bướng bỉnh.
	* Trớc giờ phút chia tay.
	- Nhận ra ông là cha.
	- Biểu lộ tình yêu cha mãnh liệt.
 B. Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 5
Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên, biết phân tích về nhân vật. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, cẩn thận (có thể còn một vài sai sót nhỏ).
Điểm
3 hoặc 4

Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt và chữ viết đọc được, có chỗ văn viết chưa thật gọn, mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 2
Nắm cha chắc phơng pháp phân tích một đoạn thơ. Bài làm có chép ở một tài liệu nào đó một vài đoạn nhưng tỏ ra không hiểu. Văn viết lủng củng, mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Lạc đề, không hiểu đề, sai lạc cơ bản về nội dung cũng như phương pháp. 

--------------- Hết ---------------


File đính kèm:

  • docDE THI NGU VAN THCS.doc