Ma trận đề kiểm tra ngữ văn lớp 9 học kỳ II năm học : 2013 - 2014

docx6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra ngữ văn lớp 9 học kỳ II năm học : 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KỲ II
Năm học : 2013 - 2014

Mức độ

Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học
Hiểu về nội dung
5
0,25

2
0,25





2
0,5


Hiểu về nghệ thuật
1
0,25

3
0,25

4
0,25



3
0,75


Tác giả











Hiểu về thể loại




8
0,25



1
0,25

Tiếng Việt
Thành phần biệt lập
6
0,25







1
0,25


Khởi ngữ
7
0,25







1
0,25

Tập làm văn
Tạo đoạn văn 







1
3,0

1
3,0

Tạo văn ban nghị luận văn học







2
5,0

2
5,0
Tổng : Số câu
 : Số điểm
4
1,0

2
0,5

2
0,5


2
8,00
8
2.0
2
8.0




















UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS LẬP LỄ




ĐỀ THI KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2013 - 2014

Kí hiệu mã đề:......... 

 

MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I.Trắc nghiêm: (2 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1.Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” sử dụng phương thức biểu đạt giống văn bản nào?
A. Làng B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
C. Bàn về đọc sách D. Lặng lẽ Sa Pa.
2. Dòng nào nêu đúng về hình ảnh “con chim hót”, “cành hoa” , “nót trầm xao xuyến” trong bài thơ:”Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải?
A.Là những gì đẹp nhất của mùa xuân 
B.Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống .
C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
D.Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
3. Ý nào sau đây nói đúng nhất về nghệ thuật bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
A. Sử dụng câu ngắn gọn , chính xác
B. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.
C.Sáng tạo những hình ảnh mới mẻ mà vẫn quen thuộc, gợi cảm.
D.Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa triết lí.
4.Từ "nhỏ bé" trong câu: “ Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” 
được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa thực B. Nghĩa so sánh
C. Nghĩa cụ thể D. Nghĩa ẩn dụ.
5.Trong dòng tâm tưởng đang đi trên bãi bồi bên kia sông, Nhĩ (Bến quê- Nguyễn Minh Châu) thấy mình giống nhân vật nào?
A. Một khách du lịch. B. Một nhà thám hiểm
C. Một nhà địa chất D.Một nhà khảo cổ.
6. Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?
A. Tôi đoán chắc chắn trời sẽ mưa. B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩa là sẽ muộn.D. Này, hãy đến đây nhanh lên!
7.Từ gach chân trong câu “Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá” là thành phần gì?
A. Khởi ngữ B. Thành phần biệt lập tình thái.
C. Thành phần biệt lập cảm thán D. Thành phần biệt lập phụ chú

8. Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
A. Suy nghĩ của em về hiện tượng vất rác thải bừa bãi.
B. Bàn về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”
C. Lòng biết ơn thầy cô giáo.
D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
II.Tự luận: (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn (từ 6-10 câu ) có nội dung Tác dụng của việc đọc sách. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ ( Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ đó)
Câu 2 (6 điểm): Cảm nhận của em về những đức tính tốt đẹp của Người đồng mình qua lời người cha nói với con trong bài thơ: Nói với con của Y Phương.?

============Hết============


Người ra đề
(Kí, ghi rõ họ tên)

Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của BGH
(Kí, ghi rõ họ tên)



































UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS LẬP LỄ




HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2013 - 2014

Kí hiệu mã HDC:......... 

 


I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) 
Thí sinh ghi được 8 đáp án đúng, mỗi đáp án cho 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
C
D
B
C
B
D
II. Tự luận : (8.0 điểm)
Câu 1: 2đ.
Kiểu bài : Nghị luận xã hội
- Đúng hình thức một đoạn văn và đủ số câu theo quy định
- Sử dụng khởi ngũ, gạch chân khởi ngữ.
- Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi về dùng từ và câu
- Nội dung: Nêu được những tác động cơ bản của việc đọc sách đối với con người:
+ Cung cấp tri thức-hành trang cần thiết để vào đời.
+ Làm phong phú đời sống tâm hồn, tình cảm, từ đó hoàn thiện nhân cách con người.
( Hs có thể mở rộng thêm)
Câu 2: 6đ
Hình thức: 0.5 đ
- Biết vận dụng các thao tác làm bài văn NLVH.
- Bộc lộ được những cảm xúc mới mẻ, nhận thức của bản thân về đức tính tốt đẹp của người đồng mình.
- Kết hợp các phép lập luận: phân tích, tổng hợp...
- Bố cục mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
Nội dung: 5.5 đ
1.Mở bài: 0.5đ
- Giới thiệu nhà thơ.
- Giới thiệu bài thơ thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái, niềm tự trọng, tự hào với qh- cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
- Hình tượng người đồng mình hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất tốt đẹp- vẻ đẹp truyền thống của con người quê hương.
2.Thân bài: 4.5đ
a.Vẻ đẹp của người đồng mình:
- Người đồng mình thơ mộng nghĩa tình: 1.0đ
+ con người y lao động, yêu cuộc sống và tài hoa, phóng khoáng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua công việc lao động và đời sống tinh thần
+ yêu qh, yêu con người: Y Phương đã chọn những hình ảnh cụ thể mà thân thương, gần gũi: rừng, con đường gợi lên tình cảm của con người với quê hương, điệp ngữ cho nhấn mạnh sự dâng hiến của quê hương. Quê hương ban tặng cho con người hoa thơm trái ngọt, qh là sự gắn kết tình cảm giữa những con người trong cùng một bản làng, xóm thôn..
- Người đồng mình thủy chung gắn bó với quê hương: 1.25đ
+ Nhà thơ đã chọn những hình ảnh: đá ghập ghềnh, thung nghèo đói để gợi tả cuộc sống còn vất vả, nhọc nhằn, gian lao
+ Điệp ngữ không chê, không lo nhấn mạnh khẳng định người đồng mình luôn gắn bó san sẻ với qh, vượt lên hoàn cảnh, sống mạnh mẽ....
=> Nhận xét đánh giá: Như vậy núi cao, vực sâu, sông dài không chỉ là thước đo vật lí mà là thước đo của lòng dũng cảm, sự kiên trì của người đồng mình.
=> Đối chiếu so sánh ( Hs tự liên hệ bằng hiểu biết của mình) VD: Tố Hữu đã viết " Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"; Trịnh Công Sơn: Sống trên đời sống cần có một tấm lòng..
- Người đồng mình tự lực tự cường, biết lo toan và mơ ước: 1.25đ
+ Hình ảnh cao đo nỗi buồn-xa nuôi chí lớn :
- Cao và xa là những khoảng cách của đất trời.Con người muốn thử sức mình thì phải vượt qua những khoảng cách ấy. Đó là những khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua, phải nếm trải.
=> nhận xét, đánh giá: Hai câu thơ đăng đối giống như câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm sâu xa: người biết sống là người biét vượt qua nỗi buồn, vượt qua những gian nan thử thách, bão giông...
=> liên hệ: những câu tục ngữ ý nghĩa của cha ông: Có công mài sắt có ngày nên kim/ Có chí thì nên.
+ Hình ảnh Người đồng mình tự đục đá kê cao qh => tinh thần tự tôn là gốc rễ của niềm kiêu hãnh và tự hào.
c. Đánh giá về vẻ đẹp hình thức và nội dung của bài thơ:
Nghệ thuật: 0.5
- Cảm xúc chân thành, yêu mến ,tự hào.
- Những hình ảnh sinh động giàu ý nghĩa.
- Giọng điệu tâm tình thủ thỉ.
Nội dung: 0.5
- Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của người đồng mình, người cha mong mốn con gìn giữ và phát huy những vẻ đẹp của qh.
3.Kết bài: 0.5đ
- Bài thơ là lời trò chuyện với con, nuôi dưỡng tâm hồn con 1 ý thức cội nguồn.
- Vẻ đẹp cuả người đồng mình là bản sắc, là cốt cách có trong mỗi con người.
- Bài thơ đem đến cho mỗi con người một thái độ tự tin, mạnh mẽ trước những giá trị bản sắc.Đây là điểu quan trọng trong thời đại hội nhập.

Biểu điểm cụ thể

- Điểm 9- 10: Nội dung nghị luận sâu sắc, bố cục mạch lạc, luận cứ xác thực, bài viết giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, trình bày sạch, đẹp.
- Điểm 7- 8 : Đảm bảo tương đối tốt các yêu cầu trên, không sai quá hai lỗi.
- Điểm 5- 6 : Nắm được các yêu cầu của đề, sai không quá 4 lỗi
- Điểm 3- 4: Còn lúng túng về phương pháp làm bài, luận điểm chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi sai trong làm bài.
- Điểm 1-2 : Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng

Người ra HDC
(Kí, ghi rõ họ tên)
Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)
BGH nhà trường
(Kí tên, đóng dấu)








File đính kèm:

  • docxDE THI KSCL HK 2.docx