Ma trận đề kiểm tra ngữ văn (thơ và truyện hiện đại)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra ngữ văn (thơ và truyện hiện đại), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRậN Đề KIểM TRA NGữ VĂN (Thơ và truyện hiện đại) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng PT- TH- ĐG Tổng Kiến thức TN TL TN TL TN TL TN TL Đồng chí 2( C1,2) 2 câu 0,5 0,5 Bài thơ… 2( C3,4) 2câu 0,5 0,5 Tác giả 2( C5,6) 2 câu 0,5 0,5 Thuộc VB 2(C7,8) 2 câu 0,5 0,5 Bếp lửa Khúc hát… 2(C9,10,11) 3câu 0,75 0,75 Làng 4(C12,13,14,15) 4 câu 1,0 1,0 Chiếc LN 1(C16) 2( C17,18) 2(C19,20) 5 câu 0,25 0,5 0,5 1,0 LLSP 1(C21) 1 câu 1,0 1,0 Đồng chí 1( C22) 1câu 4,0 4,0 Tổng 3 câu 12 câu 5 câu 2 câu 22 câu 0,75 3,0 1,25 5 10 đ 7,5 % 30% 12,5% 50% 100% Soạn: 29-11 -08 Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại Dạy: 6-12 -08 A Mục tiêu cần đạt: -Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về thơ và truyện hiện đại đã học. - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra văn học B.Chuẩn bị: - GVra đề, đáp án -HS; Ôn tập theo hướng dẫn SGK C.Đề bài, Đáp án: I.Trắc nghiệm: (5 điểm- Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm): Chọn đáp án đúng: 1. Bài thơ Đồng chí đời trong hoàn cảnh nào? A. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp B. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp 2. Cơ sở của tình đồng chí của người lính cách mạng trong bài thơ Đồng chí là: A. Cùng chung giai cấp nông dân C. Cùng lí tưởng chiến đấu B. Cùng chung hoàn cảnh cuộc sống kháng chiến D. Cả A,B, C đều đúng 3. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ . A. Đúng B. Sai 4. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính có giọng điệu: A. Trẻ trung, ngang tàng, sôi nổi B. Trẻ trung, ngang tàng, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc C. Trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, trang nghiêm. 5. Nhà thơ nào trưởng thành từ phong trào Thơ Mới? A. Chính Hữu B. Bằng Việt C. Huy Cận C. Nguyễn Duy 6. Nhà văn nào có truyện ngắn đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám 1945? A. Kim Lân B. Nguyễn Quang Sáng C. Nguyễn Thành Long 7. Điền từ thích hợp vào hai câu thơ khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá: Câu hát căng buồm.... gió khơi Đoàn thuyền chạy đua... mặt trời. 8. Câu văn: Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên" nằm trong văn bản: A. Lặng lẽ SaPa B. Làng C. Chiếc lược ngà 9. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt mang ý nghĩa nào? A. ý nghĩa thực B. ý nghĩa biểu tượng C. Cả A & B đều đúng 10. Người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có những tình cảm gì? A. Yêu thương con cháu B. Yêu kháng chiến, yêu nước C. Cả A& B 11. Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là người dân tộc: A. Kinh B. Tày C. Tà- ôi D. Ba- na 12. Tác phẩm Làng ra đời trong thời kì: A. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp B. Giữa cuộc kháng chiến chống Pháp 13. Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai được biểu hiện: A. Nhớ làng da diết C. Sung sướng hả hê khi nghe tin làng được cải chính B. Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc D. Cả A, B, C đều đúng 14. Câu văn:" Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này" là câu: A. Đối thoại B. Độc thoại C. Độc thoại nội tâm 15. Truyện ngắn Làng không đặc sắc ở yếu tố nghệ thuật nào? A. Xây dựng tình huống truyện B. Miêu tả tâm lí nhân vật C. Miêu tả cảnh thiên nhiên 16. Câu văn: Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn" nằm ở phần nào của truyện ngắn Chiếc lược ngà? A. Phần đầu B. phần giữa C. Phần cuối 17. Nhân vật bé Thu không có những đặc điểm nào trong các đặc điểm sau: A. Hồn nhiên ngây thơ B. Cá tính mạnh mẽ C. Nhõng nhẽo, ngang ngạnh 18. Ông sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà là người lính tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. A. Đúng B. Sai 19. Câu văn: Tôi thấy đôi mắt mênh mônh của con bé bỗng xôn xao là: A. Yếu tố miêu tả ngoại hình B. Yếu tố miêu tả nội tâm 20. Điền vào chỗ trống cho trọn nghĩa câu văn sau: Truyện ngắn Chiếc lược ngà thể hiện thật cảm động ......................sâu nặng và ...........trong cảnh ngộ ...........của chiến tranh II. Tự luận(5 điểm) 21. Tình huống truyện Lặng lẽ SaPa là gì? Nêu tác dụng của tình huống đó?( 1đ) 22.Viết một đoạn văn ngắn ( 15- 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về ba câu thơ cuối trong bài Đồng chí:( 4 điểm) Đáp án I.Trắc nghiệm: (5 điểm- Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm): Chọn đáp án đúng: 1.A 4.B 7. với, cùng 10. D 13. D 16. A 19.B 2. D 5. C 8. B 11.C 14. B 17. C 20. tình cảm cha con, cao đẹp, 3. A 6. A 9. C 12. A 15. C 18. A éo le II. Tự luận(5 điểm) 21. Tình huống truyện Lặng lẽ SaPa là : xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ chỉ có 30 phút giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.( 0.5 đ) * Nêu tác dụng của tình huống đó: Tình huống đó góp phần thể hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật anh thanh niên và làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi tập thể những con người lao động bình dị, vô danh đang ngày đêm lặng lẽ cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.( 0,5đ) 22.Viết một đoạn văn ngắn ( 15- 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về ba câu thơ cuối trong bài Đồng chí:( 4 điểm) - Khái quát ý: Ba câu thơ cuối bài Đòng chí đã thể hiện vẻ đẹp tuỵêt vời của tình đồng chí đồng đội ở người lính cách mạng. ( Dẫn thơ) - Phân tích: + Ba câu thơ có tính khái quát cao: Câu thứ nhất khái quát hoàn cảnh kháng chiến gia khổ. Câu thư shai khái quát t/c đ/c đồng đội đoàn kết gắn bó trong tư thế sẵn sàng phục kích giặc. Câu cuối khái quát sức mạnh của tình đồng chí. + Đặc sắc nhất là h/a "Đầu súng trăng treo". Đây là h/a vừa hiện thực vừa lãng mạn. Hiện thực vì trong đêm phục kích giặc người lính luộn có cảm giác như vầng trăng treo trên đầu súng....Lãng mạn vì trong h/c k/c gian khổ như thế mà người lính vẫn hướng tới vầng trăng. Súng là biểu tương của chiến tranh, trăng là biểu tượng của hoà bình, của thơ. Đó là chất thi sĩ trong tâm hồn người chiến sĩ... Câu thơ còn thể hiện lòng lạc quan, niềm tin của người lính vào tương lai hoà bình của dân tộc ta. => Y/c về kĩ năng: HS viết thành đoạn văn chặt chẽ, có cảm xúc. Ưu tiên những bài viết giàu h/a có cảm xúc, liên hệ, so sánh, đối chiếu.
File đính kèm:
- MA _ VAN 75.doc