Ma trận đề kiểm tra tập trung môn ngữ văn 10. Năm học 2012 - 2013

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra tập trung môn ngữ văn 10. Năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG
MÔN NGỮ VĂN 10. NĂM HỌC 2012 - 2013

Chủ đề
Mức độ nhận thức
Cộng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng ở mức cao hơn

1.Văn học:
Văn bản văn học: : “Phú sông Bạch Đằng”, “Đại cáo bình Ngô”, “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
1 câu:2 đ






1câu: 2 đ (20%)


2. Làm văn
Nghị luận văn học 
“Phú sông Bạch Đằng”, “Đại cáo bình Ngô”, “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”



Làm bài nghị luận văn học.

1 câu: 8 đ (80%)


Tổng số câu: 2 câu
Tổng số điểm: 10đ
1 câu:2 đ

 (20%)


1 câu: 8đ (80%)

2 câu:10 đ(100%)

 























ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG - NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10- THỜI GIAN: 90 Phút.
(Không kể thời gian giao đề)
*********
ĐỀ1.
Câu 1( 2 đ ): Nêu ý nghĩa văn bản bài thơ “ Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu
Câu 2 ( 8đ) - Làm văn .
Phân tích tư tưởng nhân nhĩa và tội ác giặc Minh trong bài “ Bình Ngô Đại cáo” của nhà thơ Nguyễn Trãi:

Từng nghe:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạoNhư nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuNúi sông bờ cõi đã chiaPhong tục Bắc Nam cũng khácTừ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phươngTuy mạnh yếu có lúc khác nhauSong hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:Lưu Cung tham công nên thất bại;Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;Cửa Hàm tử bắt sống Toa ĐôSông Bạch Đằng giết tươi Ô MãViệc xưa xem xét,Chứng cứ còn ghi.


Trích sách ngữ văn 10.Tập 2 
Nhà xuất bản giáo dục

HẾT.











ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG - NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10- THỜI GIAN: 90 Phút.
(Không kể thời gian giao đề)
*********
ĐỀ2.
Câu 1( 2 đ ): Nêu ý nghĩa văn bản “ Tựa Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương
Câu 2 ( 8đ) - Làm văn .
Phân tích tâm trạng nhân vật “ Khách”trong bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.
Khách có kẻ: Giương buồm giong gió chơi vơi, Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt. Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt. Nơi có người đi, Đâu mà chẳng biết. Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều, Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết. Bèn giữa dòng chừ buông chèo, Học Tử Trường chừ thú tiêu dao. Qua cửa Đại Than, Ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng, Thuyền bơi một chiều. Bát ngát sóng kình muôn dặm, Thướt tha đuôi trĩ một màu. Nước trời một sắc, Phong cảnh ba thu. Bờ lau san sát, Bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy, Gò đầy xương khô. Buồn vì cảnh thảm, Đứng lặng giờ lâu. Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Tiếc thay dấu vết luống còn lưu. 
Trích sách ngữ văn 10.Tập 2 
Nhà xuất bản giáo dục

HẾT.




ĐÁP ÁN ĐỀ 1.

Câu 1( 2 đ ): Nêu ý nghĩa văn bản bài thơ “ Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu
Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người (1đ) và vận mệnh quốc gia, dân tộc. (1đ) 
Câu 2 ( 8đ) - Làm văn .
Phân tích tư tưởng nhân nhĩa và tội ác giặc Minh trong bài “ Bình Ngô Đại cáo” của nhà thơ Nguyễn Trãi:
Yêu cầu chung về kỹ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích đoạn thơ, bài thơ.
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ.
 -   Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
 b. Yêu cầu về kiến thức:
- Mở bài:Giới thiệu tác giả , tác phẩm, (1đ)
- Thân bài:
1: Nêu cao luận đề chính nghĩa
 _ Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa: yên dân – trừ bạo. (1đ)
 - Chân lý khách quan về độc lập chủ quyền của nước Đại Việt: (1đ)
2.Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh
- Vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Minh:phù Trần diệt Hồ (1đ)
- Tố cáo những chủ trương cai trị của giặc Minh(2đ): 
 + Tàn sát người vô tội, trẻ con, người già, phụ nữ: nướng dân đen, vùi con đỏ.
 + Bóc lột dã man: nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
+ Huỷ diệt cả môi trường sống của nhân dân ta: vét sản vật, bắt chim trả, bẫy hươu đen, tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ…
+ Người dân lành vô tội bị dồn lên rừng, xuống biển, cái chết luôn chờ đợi họ, không còn con đường sống.
- Nghệ thuật: lời văn đanh thép. Hình ảnh giàu hình tượng. (1đ)
- Kết bài:Đánh giá khái quát nội dung và nghệ thuật (1đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ 2.

Câu 1( 2 đ ): Nêu ý nghĩa văn bản “ Tựa Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương
Khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời sau ; (1đ)
 Thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước. (1đ)
Câu 2 ( 8đ) - Làm văn .
Phân tích tâm trạng nhân vật “ Khách”trong bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.
Yêu cầu chung về kỹ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích đoạn thơ, bài thơ.
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ.
 -   Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
 b. Yêu cầu về kiến thức:
-Mở bài:Giới thiệu tác giả , tác phẩm, (1đ)
-Thân bài: Hình tượng nhân vật "khách"
+ "Khách" xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. (2đ): 
+Tráng chí bốn phương của "khách" được gợi lên qua hai loại địa danh (lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt). (2đ):
+ Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc.Cảnh đẹp: Hoành tráng, rộng lớn (2đ):
- Kết bài:Đánh giá khái quát nội dung và nghệ thuật (1đ)
*THANG ĐIỂM CHUNG CHO BÀI LÀM VĂN:
- Điểm7 – 8: Đảm bảo tốt những yêu cầu trên, bố cục hoàn chỉnh, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có đầy đủ dẫn chứng minh họa ,văn có sáng tạo trình bày sạch sẽ, không hoặc ít sai lỗi chính tả, diễn đạt (1 đến 3 lỗi). 
- Điểm 5 -6 : Bài làm khá, đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu trên, ý mạch lạc, hành văn trôi chảy, bố cục hoàn chỉnh, còn ít dẫn chứng, có thể có một vài sai sót nhỏ về chính tả, ngữ pháp, diễn đạt nhưng lỗi không nghiêm trọng..
- Điểm 3- 4 :: Bài làm chưa rõ ý, chưa biết áp dụng lý thuyết vào thực hành phân tích nhân vật, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, chữ viết cẩu thả, bố cục chưa hoàn chỉnh.
- Điểm 1- 2: Bài không có bố cục3 phần, không nắm vững kỹ năng làm văn, không nắm kiến thức cơ bản .
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn.
Lưu ý: Tuỳ theo cách diễn đạt của học sinh
- Giám khảo căn cứ vào tình hình cụ thể bài làm để cho điểm sát với trình độ học sinh.
- Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0.5 điểm.
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức.

™ HẾT˜




File đính kèm:

  • docVan 10 KT lan 1 HKII (C.Hiep).doc
Đề thi liên quan