Ma trận đề kiểm tra văn khối 7 tiết 97, tuần 25 thời gian: 45 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra văn khối 7 tiết 97, tuần 25 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN KHỐI 7
Tiết 97, Tuần 25
Thời gian: 45 phút


I. MỤC TIÊU :
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phân môn Văn lớp 7.
 - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của phân môn Văn học với mục đích đánh giá năng lực làm bài của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
II. HÌNH THỨC :
 - Hình thức : kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận .
 - Cách tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN :
 - Liệt kê tất cả các đơn vị bài học của phân môn :
 + Tục ngữ : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
 Tục ngữ về con người và xã hội.
 + Nghị luận hiện đại : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
 Đức tính giản dị của Bác Hồ
 - Xây dựng khung ma trận :

 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng 
cao
Cộng
- Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX
- Tục ngữ về con người và xã hội

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ

câu 1



câu 4 


câu 6



câu 9
câu 10

câu 2
câu 3


câu 5


câu 7
câu 8 


câu 11
câu 12



1 câu








1 câu


4


2


4




4
Cộng số câu
5
7
1
1
14
Cộng số điểm
1.25
1.75
3
4
10.0


Trường THCS 
Lớp 7A 
Họ và tên :
 
 Kiểm tra Văn 45’
 
 
Điểm
Lời phê





I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 12 câu x 0.25 = 3.0 điểm )
 Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái câu đúng nhất.
Câu 1 : Tục ngữ thuộc loại văn học nào sau đây ?
A. Văn học dân gian	 B. Văn học hiện đại	
C. Văn học trung đại	 D. Văn học viết
Câu 2 : Tục ngữ thường sử dụng vần gì ?
A. Vần chân.	 	 B. Vần cách.
C. Vần liền.	 D. Vần lưng.
Câu 3 : Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?
	A. Khoai đất lạ, mạ đất quen. 	 B. Treo đầu dê, bán thịt chó. 
C. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.	 D. Thuyền theo lái, gái theo chồng.
Câu 4 : Câu tục ngữ nào sau đây nói về thiên nhiên ?
A. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.	 B. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
C. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.	 D. Chó liền da, gà liền xương.
Câu 5 : Câu tục ngữ nào sau đây nói về con người và xã hội ?
A. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. B. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Tấc đất, tấc vàng
Câu 6 : Tác giả của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là ai ?
 A. Hoài Thanh	 B. Đặng Thai Mai	
 C. Phạm Văn Đồng	 	 D. Hồ Chí Minh
Câu 7 : Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
 A. Nghị luận.	 C. Tự sự.
 B. Miêu tả	 D. Biểu cảm.
Câu 8 : Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, phần kết bài đã sử dụng phép tu từ nào ?
 A. Phép nhân hóa	 B. Phép so sánh	
 C. Phép ẩn dụ	 	 D. Phép liệt kê 
Câu 9 : Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã dùng dẫn chứng theo cách nào ?
 A. Theo thời gian	 B. Theo không gian	
 C. Từ ngoài vào trong	 	 D. Từ xa đến gần
Câu 10 : Phạm Văn Đồng là tác giả của văn bản nào sau đây ? 
 A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
 C. Đức tính giản dị của Bác Hồ	 	 D. Ý nghĩa văn chương
Câu 11 : Đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ được tác giả viết để đọc vào ngày lễ nào ?	 	 
 A. Kỉ niệm 1 năm ngày mất Bác Hồ. ( 1970 ) 
 B. Kỉ niệm 80 năm ngày sinh Bác Hồ. ( 1970 )	
 C. Kỉ niệm 10 năm ngày mất Bác Hồ. ( 1979 ) 
 D. Kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ. ( 1990 )
Câu 12 : Nghệ thuật của bài Đức tính giản dị của Bác Hồ là : 
A. Chứng minh kết hợp với miêu tả.	 B. Chứng minh kết hợp với biểu cảm.	
C. Chứng minh kết hợp với giải thích.	 D. Chứng minh kết hợp với bình luận 

II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7.0 điểm )
Câu 1 : Gạch dưới vần của các câu tục ngữ sau : ( 1.0 điểm )
 a/ Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi.
 b/ Chuồng gà hướng đông cái lông không còn.
 c/ Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi.
 d/ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Câu 2 : Cho biết các câu tục ngữ sau đây có gì giống nhau về nội dung và nghệ thuật ? 
 ( 2.0 điểm )
 a/ Gái có chồng như rồng có vây.
 b/ Nhà giàu đứt tay như ăn mày đổ ruột.
 c/ Ruộng bề bề không bằng một nghề trong tay.
 d/ Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly. 
Câu 3 : 
 a/ Trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng gì
 để chứng minh Bác Hồ là người có tính giản dị ? ( 3.0 điểm )
 b/ Sưu tầm thơ và chép lại một ví dụ nói về tính giản dị của Bác Hồ ? ( 1.0 điểm )


 - Hết -


	













ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 12 câu x 0.25 = 3.0 điểm ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Đáp án

A

D

B

C

C

D

A

B

A

C

B



D



 II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7.0 điểm )
Câu 1 : Gạch dưới vần của các câu tục ngữ sau : ( Mỗi câu đúng 0.25 = 1 điểm )
 a/ Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi.
 b/ Chuồng gà hướng đông cái lông không còn.
 c/ Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi.
 d/ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Câu 2 : Các câu tục ngữ giống nhau về nội dung và nghệ thuật
 - Giống về nội dung : các câu tục ngữ đều nói về con người và xã hội. ( 1.0 điểm )
 - Giống về nghệ thuật : đều là những câu nói ngắn gọn, dùng phép so sánh.( 1.0 điểm )
Câu 3 : a/ Những dẫn chứng để chứng minh Bác Hồ là người có tính giản dị : 
 1/ Giản dị trong đời sống hàng ngày : ( 1 điểm )
 + Bữa cơm : ( ăn )
 - Bữa cơm chỉ vài ba món giản đơn.
 - Lúc ăn, không để rơi vãi một hột cơm.
 - Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp
 tươm tất.
 + Cái nhà : ( ở ) Cái nhà sàn vẻn vẹn vài ba phòng, hòa hợp với thiên nhiên.
 + Lối sống : ( làm việc ) 
 Từ việc lớn đến việc nhỏ, việc gì Bác làm được thì không cần người giúp, cho
 nên bên cạnh Bác rất ít người phục vụ.
 2/ Giản dị trong quan hệ với mọi người : ( 1 điểm )
 Bác quan hệ với mọi người rất giản dị như : 
 - Viết một bức thư cho đồng chí.
 - Nói chuyện với các cháu miền Nam.
 - Đi thăm nhà tập thể của công nhân…
 3/ Giản dị trong lời nói, bài viết : ( 1 điểm )
 Vì muốn cho nhân dân nhớ được, hiểu được.
 VD : - Không có gì quí hơn độc lập, tự do.
 - Nước Việt Nam là một, dân tộc …. thay đổi.
 b/ Sưu tầm và chép lại vài câu thơ nói về tính giản dị của Bác Hồ. ( 1.0 điểm )
 VD : - Nhà Bác đơn sơ một góc vườn	 
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn ( Tố Hữu )
 - Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ đậm đà. ( Tố Hữu )

File đính kèm:

  • docKiem tra Van 7 mot tiet HK 2.doc
Đề thi liên quan