Ma trận đề tham khảo thi học sinh giỏi vòng thi môn: ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề tham khảo thi học sinh giỏi vòng thi môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ THUẬN AN
TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM

MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI VÒNG THỊ
MÔN: NGỮ VĂN 
NĂM HỌC: 2013 - 2014

Mức độ

Tên Chủ đề 


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Tiếng Việt
– Trường từ vựng


- Xác định trường từ vựng.

- Phân tích cái hay trong cách dùng từ ở đoạn thơ

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %




Số câu: 1
Số điểm: 4
=20% 
2. Văn bản
- Nói với con


- Chép thuộc lòng khổ thơ








- Phân tích ý nghĩa lời gửi gắm của người cha trong văn bản

Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %




Số câu:1
Số điểm:4
=20% 
3. Tập làm văn
Nghị luận


Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %













- Nghị luận tác phẩm






Số câu:1
Số điểm: 12
=60%






Số câu: 3
Số điểm: 20
Tỉ lệ: 100%

PHÒNG GD&ĐT TX THUẬN AN ĐỀ THI THAM KHẢO THI HSG VÒNG THỊ
TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM NĂM HỌC 2013 - 2014
 -------------------------- Môn: Ngữ văn 9
 Thời gian: 120 phút (Không kể phát đề)


Câu 1: (4 điểm)
Chép thuộc lòng khổ thơ đầu bài Nói với con (Y Phương) và cho biết người cha trong bài thơ muốn nói với con điều gì? 
Câu 2: (4 điểm)
Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở đoạn thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?
(Vũ Quần Phương – Áo đỏ)
Câu 3: (12 điểm)
Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
( Trịnh Công Sơn)
Hãy tìm câu trả lời trong các văn bản Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải; Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long. (Sách Ngữ văn 9)

Hết



















ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (6đ)
* Chép đúng khổ thơ (1đ)
* Xây dựng đoạn văn (hoặc một văn bản ngắn) đảm bảo các nội dung sau (3đ):
 - Khái quát vài nét về tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con.
 - Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người cha trong bài thơ muốn nói với con:
 + Nói với con về tình cảm gia đình: Mái ấm hạnh phúc gia đình, ngày cưới của cha mẹ..
 Mong con hãy cảm nhận được mái ấm gia đình là hạnh phúc, là cội nguồn cho mọi tình cảm. 
 Qua ngày cưới của cha mẹ, cha dạy dỗ con về tình cảm gia đình, về truyền thống của dân tộc...
Nói với con về tình làng xóm: Hình ảnh đơn sơ mộc mạc Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát... gần gũi với đời sống người dân, thể hiện tình cảm làng xóm sâu sắc...
Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương: 
+ Sống gian khổ, lên thác xuống gềnh nhưng luôn có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn. Cha nhắc nhở con can trường, dũng cảm, ý chí vượt lên gian khổ, gắn bó với quê hương.
+ Người đồng mình chân chất, khỏe mạnh, tự chủ trong cuộc sống, lao động, sáng tạo, ý chí vượt khó, cha mong con không nhỏ bé, phải có khí phách, không bị khó khăn vùi dập.
Nghệ thuật: Sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc...
Nội dung thể hiện tình cảm, hạnh phúc gia đình, những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình. Đồng thời nêu cao đạo lí làm người phải mạnh mẽ, bền bỉ, sống xứng đáng với truyền thống quê hương. 
Câu 2: (4 đ)
Học sinh vận dụng kiến thức đã học về Trường từ vựng để phân tích đoạn thơ:
Các từ: (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng (1đ):
 + Trường từ vựng chỉ màu sắc
 + Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa.
Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau.Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh, làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (Cây xanh như cũng ánh theo hồng).(2đ)
Nhờ nghệ thuật dùng từ như đã phân tích, đoạn thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc. Qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. (1đ)
Câu 3: (7 đ)
* Về hình thức : (1 đ)
- Đúng thể loại : Nghị luận 
 - Bố cục : đúng , đủ ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài .
- Cách trình bày : lưu loát, gọn gàng, từ ngữ chính xác, không sai chính tả, bố cục chặt chẽ 
* Về nội dung : (11đ)
I. Mở bài:
- Trong văn học cũng như trong đời sống, con người “Cần có một tấm lòng”
- Tấm lòng của sự cống hiến một mùa xuân nho nhỏ của bản thân mình, sự hi sinh quên mình lao động một cách thầm lặng nơi mây mù bao phủ để xây dựng quê hương, đất nước.
- Dẫn lời thơ của Trịnh Công Sơn.
II. Thân bài:
Làm rõ sống trong đời, cần có một tấm lòng, để làm gì?
* Mùa xuân nho nhỏ:
- Từ cảm xúc mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của đất nước. Tác giả ước nguyện được hóa thân:
+ Làm con chim gọi mùa xuân về đem niềm vui cho mọi người.
+ Làm cành hoa tô điểm cuộc sống, làm đẹp cho thiên nhiên.
+ Làm nốt trầm hòa ca xao xuyến lòng người.
-> Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp, niềm vui, tài trí của đất nước, con người Việt Nam.
- Từ cảm xúc mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mùa xuân của đất nước. Tác giả ước nguyện dâng hiến, phục vụ cho đời.
+ Làm một mùa xuân nho nhỏ để góp vào mùa xuân bất diệt của đất nước. Đó là ước nguyện chân thành, giản dị, nhưng có ý nghĩa lớn lao.
+ Nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữ...
* Lặng lẽ Sa Pa:
- Những con người bình thường, lặng lẽ làm việc miệt mài cho đất nước. Họ cống hiến thầm lặng, hết mình để phục vụ chiến đấu, để xây dựng quê hương, đất nước...
- Họ là những người vô danh, trai có, gái có, già có, trẻ có. Nhưng chung một tấm lòng nhiệt huyết là lao động sôi nổi, quên mình cho đất nước. Rất đáng trân trọng và đáng kính phục...
- Ở đó có anh thanh niên, ông họa sĩ già, bác lái xe vui tính, cô kĩ sư trẻ...tiêu biểu là anh thanh niên (Phân tích từng nhân vật, đặc biệt là anh thanh niên)
- Những con người lao động ở Sa Pa là những tấm gương lao động cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo và đặc biệt như lời bài ca thúc giục thế hệ trẻ hãy cống hiến hết mình để xây dựng đất nước.
- Nghệ thuật: Xây dựng tình huống hợp lí, ngôn ngữ giản dị...
=> Cả hai tác phẩm đều thể hiện: sống trong đời cần có một tấm lòng. Đó là sự dâng hiến cuộc đời mình vào mùa xuân đất nước, sự quên mình trong lao động thầm lặng để xây dựng quê hương, đất nước.
III. Kết bài:
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm và khẳng định ý nghĩa về nhận định của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- Một vài suy nghĩ của bản thân.
* Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo các kết cấu khác nhau, miễn là làm rõ yêu cầu đề. Bài viết có cảm xúc.

Duyệt Ban giám hiệu GVBM


 Cao Thị Hạnh

File đính kèm:

  • docDe thi tham khao Van 920132014(1).doc
Đề thi liên quan