Ma trận đề thi học kì I – Môn: Ngữ Văn 8

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề thi học kì I – Môn: Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN
ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN: NGỮ VĂN 8
Tên Chủ đề 
(nội dung,chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Cộng


TN

TL

TN

TL







Cấp
độ thấp
Cấpđộ cao

Chủ đề 1:văn bản(Tôi đi học,trong lòng mẹ,tức nước vỡ bờ,lão Hạc,cô bé bán diêm,bài toán dân số,thông tin về ngày trái đất năm 2000 )
Nhớ thể loại,nội dung của các văn bản

Hiểu nội dung,giá trị của các văn bản

Nêu nội dung của văn bản “Tức nước vỡ bờ”



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 4
Sốđiểm 1,0đ
Tỉ lệ 10%

Số câu 2
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%

Số câu 1
Sốđiểm 2
Tỉ lệ 20%

Sốcâu
Sốđiểm3,5
Tỉ lệ 35%
Chủ đề 2: Tiếng việt
(từ tượng hình,câu ghép,trường từ vựng,nói giảm nói tránh)



Hiểu được nội dung của các bài Tiếng việt





Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %


Số câu 4
Số điểm 1,0
Tỉ lệ 10%



Sốcâu 4
Sốđiểm1,0đ
Tỉ lệ 10%
Chủ đề 3 : TậpLàmVăn
Văn thuyết minh
Nhận biết được văn thuyết minh




 Thuyết minh chiếc bút bi

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 0,5 
Tỉ lệ 5%




Số câu 1
Sốđiểm5,0
Tỉ lệ 50 %
Sốcâu 3
Sốđiểm5,5
Tỉ lệ 55% 
Tổng số câu 
Tổngsốđiểm
Tỉ lệ %
Số câu 6
Số điểm 1,5
Tỉ lệ 15 %
Số câu 6
Số điểm 1,5
Tỉ lệ 15%
Số câu 2
Số điểm 7,0
Tỉ lệ 70%
Số câu 14
Sốđiểm:10
Tỉlệ 100%









PHÒNG GIÁO DỤC BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG MÔN NGỮ VĂN 8 
 HỌ VÀ TÊN:…………………………. Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề) 
 LỚP:………………………… 
Điểm



Lời nhận xét của thầy (cô)giáo





ĐỀ:
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) : Hãy chọn đáp án đúng nhất.
 Câu 1: Tác phẩm “Lão Hạc”của Nam Cao được viết theo thể loại nào?
 A. Tiểu thuyết. B. Truyện ngắn C. Hồi kí. D. Truyện dài.
 Câu2: Từ nào không phải là từ tượng hình?
 A. Lom khom. B. Ào ào. C. Vùng vằng . D. Xộc xệch.
 Câu3: Qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” nhà văn Ngô Tất Tố muốn gửi gắm tư tưởng gì?
Người nông dân có sức mạnh quật cường.
Quy luật tất yếu của cuộc sống: “ có áp bức thì có đấu tranh”.
Bọn tay sai là những kẻ bất nhân.
Nông dân là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội.
Câu 4: Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được thể hiện chủ
 yếu ở phương diện nào?
 A. Ngoại hình B. Lời nói C . Tâm trạng D. Cử chỉ.
Câu5: Câu văn“Huế là một trong những trung tâm văn hóa ,nghệ thuật lớn của Việt Nam”đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
 A. Nêu định nghĩa, giải thích. B. Dùng số liệu. C. Liệt kê. D. Cả A và B.
Câu 6: Câu văn: “ Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hấp háy…” thuộc loại câu nào?
 A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép có từ nối D. Câu ghép không có từ nối.
Câu 7: Các từ “ Giật, bịch, túm, tát, xô, đẩy” thuộc trường từ vựng nào dưới đây ?
 A. Các bộ phận của chân. B. Các hoạt động của chân.
 C. Các hoạt động của tay. D. Các bộ phận của tay.
Câu 8: Câu văn “ Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài và bỏ đi để chị ở lại một mình.” sử dụng
 biện pháp tu từ gì?
 A. So sánh. B. Ẩn dụ . C. Nói giảm nói tránh . D. Nói quá.
Câu 9: Văn bản” Chiếc lá cuối cùng” sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
 A. Tự sự B. Miêu tả và biểu cảm 
 C. Tự sự và miêu tả. D. Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Câu 10: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh có đặc điểm:
 A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm. B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ.
 C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc. D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh.
 Câu 11: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” là chủ đề về ngày trái đất của quốc gia hay
 khu vực nào? 
 A. Toàn thế giới. B. Các nước đang phát triển.
 C. Nước Việt Nam. D. Khu vực châu Á.
Câu 12: Tác giả đưa câu chuyện bài toán cổ vào văn bản “Bài toán dân số” nhằm mục đích
 chính nào ?
A. Gợi sự tò mò, hấp dẫn đối với người đọc.
B. Tạo tiền đề để so sánh sự bùng nổ và gia tăng dân số.
C. Giúp người đọc hình dung tốc độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng.
 D. Thể hiện sự dẫn dắt vấn đề thuyết minh của người viết.
 II.PHẦN TỰ LUẬN(7 điểm)
 Câu 1:(2điểm) 
 Nêu nội dung chính của văn bản “Tức nước vỡ bờ”(Trích “Tắt đèn”) của Ngô Tất Tố .
 Câu 2:(5 điểm)
 Thuyết minh về chiếc bút bi.

BÀI LÀM

































 

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) : Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu10
Câu11
Câu12
B
B
B
C
A
D
C
C
D
B
A
C

 II.PHẦN TỰ LUẬN(7 điểm) 
 Câu 1:(2 điểm)
 Nêu đúng nội dung của văn bản “Tức nước vỡ bờ” 
. Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực , sinh động văn bản đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ phong kiến và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân trước Cách mạng Tháng Tám .
 Câu 2:(5 điểm)
 I ) Yêu cầu :
- Thể loại : Thuyết minh .
- Nội dung : Giới thiệu cụ thể về chiếc bút bi.
- Bố cục bài viết nên có đủ các phần.
- Trình tự thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
 II ) Bài làm cần đảm bảo các ý sau :
 *Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc bút bi . * Thân bài :
 -Nguồn gốc: ra đời từ châu Âu, du nhập vào nước ta rất sớm và hiện nay rất phổ biến.
 -Hình dáng: hình trụ, thon nhỏ.
 - Cấu tạo: gồm hai bộ phận quan trọng nhất là ruột và vỏ, ngoài ra còn có một số bộ phận 
 khác(cần nêu cấu tạo chi tiết, nguyên tắc hoạt động, vai trò của từng bộ phận).
 -Các loại bút bi, giá tiền của bút bi....
 -Công dụng: dùng để ghi chép, dùng để vẽ....
 -Cách bảo quản: bảo quản cẩn thận, không để bút rơi xuống đất...
 *Kết bài: -Khẳng định lại ý nghĩa của bút bi đối với mỗi học sinh chúng ta. -Vì vậy chúng ta phải coi bút như người bạn thân của mình ,phải nâng niu gìn giữ quý trọng vì nó chính là một báu vật mà ai cũng phải cần đến.
 III / BIỂU ĐIỂM : 
- Điểm 4,5 - 5: Bài làm đảm bảo các yêu cầu nội dung đã nêu ở đáp án . Bố cục đầy đủ,
 rõ ràng. Diễn đạt mạch lạc, sâu sắc.. 
	- Điểm 3 –4 : Học sinh trình bày được những hiểu biết của mình về cuốn sách theo dàn 
 bài đã nêu ở đáp án. Tuy nhiên, diễn đạt chưa sâu sắc. 
 - Điểm 2 - 3 : Nêu được các yêu cầu về mặt nội dung. Bài viết có bố cục rõ ràng. Biết kết 
hợp các phương pháp thuyết minh, tuy nhiên đôi chỗ còn sơ sài, ý diễn dạt chưa mạch lạc. 
	- Điểm 1 - 2 : Bài viết còn sơ sài, ý chung chung, có bố cục đủ 3 phần nhưng chưa rõ, thiếu 
 ý, diễn đạt lủng củng, dùng từ, đặt câu chưa chính xác. Sai quá nhiều lỗi chính tả.
 - Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng, lạc đề.


File đính kèm:

  • docKTHKIVAN 8TX BUON HO.doc