Ma trận đề thi học kì II năm học 2009 - 2010 môn: sinh học 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề thi học kì II năm học 2009 - 2010 môn: sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG THCS BƯNG BÀNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: SINH HỌC 6 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Quả và hạt TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Câu 1 0.5đ Câu 2 0.5đ Câu 1 2đ Các nhóm thực vật Câu 3 0.5đ Câu 4 0.5đ Câu 5 0.5đ Câu 6 0.5đ Câu 2 1đ Vai trò của thực vật Câu 4 2.5đ Câu 3 1.5đ Tổng cộng 8 câu, 65% 1 Câu, 15% 1 câu, 20% -----------------------HẾT----------------------- PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG THCS BƯNG BÀNG ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN SINH HỌC 6 Thời gian:45 phút ( Không kể thời gian giao đề) I > TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1.(0.5đ) Hạt do bộ phận nào của hoa phát triển thành: a. Bầu nhụy . b. Hợp tử (Kết quả của thụ tinh). c. Noãn sau khi được thụ tinh . d. Phần còn lại của noãn sau khi thụ. tinh Câu 2. (0.5đ) Trong các nhóm quả sau đay nhóm nào gồm toàn quả thịt: a. Quả cà chua, quả lê, quả chanh. b. Quả cam, quả cải, quả đậu c. Quả mận, quả dừa, quả chi chi . d. Quả dưa, quả xoài, quả đậu bắp Câu 3. (0.5đ) Tảo là thực vật bậc thấp vì: a. Cơ thể có cấu tạo đơn bào. b. Sống ở nước. c. Chưa có thân, rễ, lá thực sự. d. Luôn luôn có chất diệp lục. Câu 4. (0.5đ) Cơ quan sinh sản của rêu là: a. Rễ, thân, lá. b. Túi bào tử . c. Hoa, quả, hạt. d. Đáp án khác. Câu 5. (0.5đ) Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự nào sau đây: a. Ngành-lớp-bộ-chi-loài. b. Ngành-bộ-chi-lớp-loài. c. Ngành-lớp-chi-bộ-loài. d. Bộ-ngành-chi-lớp-loài. Câu 6. (0.5đ) Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín: a. Có rễ, thân, lá. b. Có sự sinh sản bằng hạ.t c. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả. d. Có mạch dẫn. II> TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM) Câu 1.( 2 điểm) Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống? Câu 2 : (1 điểm) Thực vật bậc cao gồm những ngành nào ? So với thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao tiến hoá hơn ở những điểm nào ? Câu 3.(1.5 điểm) Taị sao người ta lại nói ‘’rừng cây như một lá phổi xanh’’của con người Câu 4. (2.5 điểm) Cần làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam? ……….HẾT……… PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG THCS BƯNG BÀNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: SINH HỌC 6 I > TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án c d b c b c Điểm O,5 đ O,5 đ O,5 đ O,5 đ O,5 đ O,5 đ II> TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM) Câu hỏi Nội dung đáp án Điểm Câu 1 Thiết kế thí nghiệm để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống là: +Cốc 1 chọn 10 hạt đỗ có phẩm chất tốt bỏ vào cốc và lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ mát + Cốc 2 chọn 10 hạt đỗ sứt sẹo, bị sâu mọt bỏ vào cốc và lót xuống dưới nhũng hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ mát. Sau 3- 4 ngày đem cả 2 cốc ra quan sát 1 1 Câu 2: + Thực vật bậc cao gồm những ngành: Rêu, Quyết, hạt Trần, hạt Kín. + So với thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao tiến hoá hơn ở chổ : có thân, lá, rễ. 0.5 0.5 Câu 3: Người ta lại nói ‘’rừng cây như một lá phổi xanh’’của con người vì: + Rừng cân bằng lượng khí carbonic và khí oxi trong không khí + Rừng tham gia cản bụi,góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. + Tán lá rừng che bớt ánh nắng....góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát. 0.5 0.5 0.5 Câu 4 : Để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam chúng ta cần: + Ngăn chặn phá rừng bảo vệ môi trường sống của sinh vật. + Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để báo vệ số lượng và cá thể của loài. + Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn....để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. + Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt + Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 ------------Hết--------------
File đính kèm:
- de sinh 6hk2.doc