Ma trận đề thi học kỳ II, năm học 2008-2009 môn sinh học 6

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề thi học kỳ II, năm học 2008-2009 môn sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2008-2009
MÔN SINH HỌC 6
Kiến thức
Biết (40%)
Hiểu (40%)
Vận dụng (20%)
Điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương 6 (0.75 đ)
Bài 31: thụ tinh, kết hạt và tạo quả
2(0.5)
Câu1,2
1(0.25)
Câu 3
0.75
Chương 7 (3 đ)
Bài 32: Các loại quả
1(0.25)
Câu 4 
0.25
Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
2 (0.5)
Câu5,6
0.5
Bài 34: Phát tán của quả và hạt
1(0.25)
Câu 7
0.25
Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
2(0.5)
Câu8,9
1(1.0)
Câu 4
1.5
Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
1(0.25)
Câu 10 
0.25
Chương 8 (4.5 đ)
Bài 37: Tảo
2(0.5)
Câu11,12
1(0.25)
Câu 13
0.75
Bài 38: Rêu –Cây rêu
1(1.5)
Câu 3
1.5
Bài 39: Quyết- Cây dương xỉ
1(0.25)
Câu 14
0.25
Bài 40: Hạt trần- Cây thông
1(0.25)
Câu 15
0.25
Bài 41: Hạt kín- Đặc điểm của thực vật Hạt kín
1(0.25)
Câu 16
1(0.25)
Câu 17
0.5
Bài 42: Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
1(1.5)
Câu 1
1.5
Chương 9
(1.5 đ)
Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
1 (1)
Câu 2
1
Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người
1 (0.25)
Câu 18
0.25
Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
1(0.25)
Câu 19
0.25
Chương 10
(0.25)
Bài 50: Vi khuẩn
1(0.25)
Câu 20
0.25
Điểm (10đ)
2.5
1.5
1.5
2.5
1
1
10
ĐỀ THI HKII, NĂM HỌC 2008-2009
MÔN SINH HỌC 6
Thời gian làm bài 45 phút
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng :
Câu 1: Sau khi thụ tinh, quả được tạo thành từ
bầu nhụy.
đầu nhụy.
vòi nhụy.
noãn
Câu 2: Sau khi thụ tinh hợp tử phát triển thành
phôi
hạt
phôi nhũ
quả
Câu 3: Sinh sản hữu tính là
Hình thức sinh sản không qua thụ phấn
Hình thức sinh sản có hiện tượng thụ tinh
Hình thức sinh sản từ một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng
Hình thức sinh sản có qua thụ phấn.
Câu 4: Người ta phải thu hoạch các loại đậu đỗ trước khi quả chín khô vì
quả chưa khô có khối lượng cao hơn.
quả chưa khô khó nảy mầm.
quả chín khô tự nẻ bung ra đất làm thất thoát hạt.
quả chín khô sẽ mất phẩm chất hạt.
Câu 5: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt một lá mầm có ở
Phôi nhũ.
Chồi mầm.
Lá mầm
Phôi.
Câu 6: Hạt gồm những bộ phận nào?
Vỏ, phôi nhũ, chồi mầm.
Vỏ, thân mầm, rễ mầm.
Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
Vỏ, lá mầm, chồi mầm.
Câu 7: thông sống được ở nơi khô hạn vì
có thân vươn cao, nhiều cành, có nón.
có rễ đâm sâu, lan rộng, lá hình kim.
có rễ dài, than có mạch dẫn, lá hình kim.
thân to, vỏ xù xì, lá hình kim, hạt trần.
Câu 8: Có 4 cốc thí nghiệm: cốc 1 có 10 hạt đỗ xanh để khô, cốc 2 có 10 hạt đỗ xanh ngâm ngập nước, cốc 3 có 10 hạt đỗ xanh để trên bông ẩm dể ở điều kiện bình thường, cốc 4 có 10 hạt đỗ xanh để trên bông ẩm dể trong tủ lạnh. Cốc nào có hạt nảy mầm ?
Cốc 1
Cốc 2
Cốc 3
Cốc 4
Câu 9: Ở miền Bắc vào vụ lúa đông xuân, người nông dân thường phủ rơm rạ cho hạt đã gieo để
giữ nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm.
giữ nước cho hạt nảy mầm.
giúp hạt hô hấp tốt.
chống các loại sâu, mối mọt ăn hạt.
Câu 10: Vì sao cây xanh có hoa có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất?
Cây có rễ, thân, lá.
Cây có hoa, quả, hạt.
Cây có sự thống nhất giữa các cơ quan với nhau.
Cây đã hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 11: Tảo là thực vật bậc thấp vì
cơ thể chưa phân hóa thành rễ, thân, lá
cơ thể có cấu tạo đơn bào
sống ở nước, cấu tạo đơn bào
có rễ giả, thân, lá đơn giản
Câu 12: Rong mơ thuộc nhóm thực vật nào ?
Hạt trần.
Quyết.
Rêu .
Tảo
Câu 13: Tảo thường sống ở nước vì
trong nước có nhiều chất dinh dưỡng hơn.
cơ thể tảo nhỏ, nhẹ nên dễ trôi nổi.
cơ thể tảo chưa có mạch dẫn.
môi trường nước chiếm diện tích lớn.
Câu 14: Nhóm gồm toàn các động vật ăn thực vật là
chim, chuột ,cáo, trâu
sư tử, hổ , báo, rắn
sóc, mèo, thỏ, chó
nai, cừu, bò, dê
Câu 15: Cơ quan sinh sản của cây thông là:
bào tử.
nón.
noãn.
hoa.
Câu 16: Đặc điểm giúp nhận biết các cây thuộc nhóm Quyết là
lá có lông nhỏ bao phủ
lá non cuộn lại ở đầu, lá già có bào tử
lá ngọn biến thành tua cuốn
lá duỗi thẳng
Câu 17: Thực vật Hạt kín tiến hóa hơn cả vì
có nhiều cây to, sống lâu năm.
có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
có sự sinh sản hữu tính.
có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản có cấu tạo phức tạp, đa dạng.
Câu 18: Quả, hạt thích nghi với cách phát tán nhờ gió có đặc điểm:
Có khả năng tự tách vỏ.
Nhỏ, nhẹ, có túm lông hoặc có cánh.
Có gai, có móc.
Nhiều thịt quả và có mùi thơm.
Câu 19: Thế nào là thực vật quý hiếm?
Những loaì thực vật có giá trị về kinh tế, dược liệu.
Những loài thực vật có giá trị có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
Những loài thực vật còn lại rất ít trên Trái Đất.
Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng.
Câu 20: Hầu hết vi khuẩn là những sinh vật dị dưỡng vì
Tế bào của chúng chưa có nhân điển hình.
Kích thước rất nhỏ bé nên không đủ khả năng quang hợp.
Một số di chuyển được, giống như động vật.
Hầu hết vi khuẩn không có diệp lục trong tế bào nên không chế tạo được chất hữu cơ.
PHẦN TỰ LUẬN : (5 điểm)
Câu 1 (1.5đ): Trình bày những đặc điểm phân biệt lớp Một lá mầm với lớp Hai lá mầm? Cho ví dụ.
Câu 2 (1 đ): Tại sao người ta nói: “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
Câu 3 (1.5 đ): Nêu những đặc điểm giống nhau, khác nhau cơ bản về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản và sự sinh sản của nhóm Rêu và nhóm Quyết.
Câu 4 (1 đ) Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?
---------------------Hết------------------

File đính kèm:

  • docde thi sinh 6 20082009.doc
Đề thi liên quan