Ma trận đề thi kiểm tra học kì I môn: ngữ văn 9

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề thi kiểm tra học kì I môn: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9

Mức độ

Tên Chủ đề 


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Tiếng Việt
– Biện pháp tu từ




- Xác định phép tu từ trong câu thơ.


- Phân tích nét nghệ thuật độc đáo.


Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %

Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%


Số câu: 1
Số điểm 2
=20% 
2. Văn bản
- Thơ
- Truyện

- Ý nghĩa văn bản: Chiếc lược ngà

- Tóm tắt truyện ngắn ”Làng”







Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %

Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%

Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%



Số câu:2
Số điểm 3
=30% 
3. Tập làm văn
(Tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm)



Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %













Chuyển thể bài thơ ”Ánh trăng ” thành một câu chuyện kể

Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%






Số câu:1
Số điểm 5
=50%

Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%

Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 5
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%

PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2013 - 2014
 -------------------------- Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề)

Câu 1) Xác định và phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu thơ sau: (2đ)
”Thà rằng liều một thân con,
 Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”
(”Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Câu 2) Tóm tắt truyện ngắn ”Làng” (Kim Lân) trong khoảng nửa trang giấy thi.(2đ)
Câu 3) Nêu ý nghĩa văn bản ”Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng? (1đ)
Câu 4). Chuyển thể bài thơ ”Ánh trăng” của Nguyễn Duy thành một câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất, có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.(5đ)


Hết





















ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM

Câu 1) 
- Sử dụng biện pháp tu từ Ẩn dụ. (0.5đ)
- Hoa, cánh: Chỉ nàng Kiều và cuộc đời của nàng. (0.5đ)
- Lá, cây: Chỉ người thân của Kiều và cuộc sống của họ. (0.5đ)
 -> Phép ẩn dụ để nói lên tấm lòng hiếu thảo, chấp nhận hi sinh vì người thân của Kiều. (0.5đ)

Câu 2) Tóm tắt truyện ngắn ”Làng” của Kim Lân:
Ông Hai là người nông dân làng chợ Dầu. Ông rất yêu làng của mình, nhưng do hoàn cảnh bắt buộc, ông phải cùng vợ con đi tản cư. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể và khoe về làng mình một cách đầy tự hào. Ông thường sang nhà bác Thứ trò chuyện cho đỡ nhớ làng hoặc vào phòng thông tin nghe ngóng, đọc báo theo dõi tin tức kháng chiến. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai vô cùng đau khổ, buồn tủi. Suốt mấy hôm, ông không dám bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thằng con út. Khi nghe tin cải chính làng ông không theo giặc, ông hết sức vui mừng, sung sướng đi khoe với mọi người nhà mình bị đốt và làng chợ Dầu đã anh dũng kháng chiến như thế nào. (2 điểm)
Câu 3) Ý nghĩa văn bản ”Chiếc lược ngà”
Học sinh nêu được: ( Mỗi ý 0.5 đ )
- Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.
- Hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 4) Chuyển thể bài thơ ”Ánh trăng” thành một câu truyện kể:
* Về hình thức :
- Đúng thể loại : Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
 - Bố cục : Đúng, đủ ba phần : Mở bài , thân bài, kết bài .
 - Cách trình bày : Lưu loát, gọn gàng, từ ngữ chính xác, không sai chính tả, bố cục chặt chẽ.
 - Ngôi kể: Thứ nhất
* Về nội dung :
 a) Mở bài: (0,5đ)
 - Giới thiệu vài nét về quê hương.
 - Xác định ngôi kể 
 b) Thân bài: (4đ) Kể diễn biến câu chuyện có kết hợp giữa tự sự với nghị luận và miêu tả nội tâm.
 1.Trăng gắn bó với tuổi thơ:
 - Mảnh trăng non cong vút như cặp sừng trâu.
 -Vầng trăng tròn vành vạnh đêm rằm trung thu rước đèn, phá cỗ.
 - Trăng tỏa sáng dịu dàng, mát rượi khắp làng quê...
 2. Trăng gắn bó với đời sống chiến sĩ:
- Trong những năm tháng đánh giặc gian nan, vầng trăng đã thành tri kỉ, làm vơi đi những mất mát, đau thương.
 - Đem lại sự thanh thản và niềm hứng khởi, tin tưởng cho chiến sĩ.
 -> Trăng là tri kỉ, là tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên được.
 3. Trăng trong đời sống hòa bình:
- Cuộc sống với những lo toan vất vả, con người có thể quên trăng nhưng trăng vẫn là người bạn âm thầm mà rất đỗi thủy chung.
 + Trăng nhắc nhở, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong con người.
 c) Kết bài: (0,5đ)
 - Vầng trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rọi tâm hồn của mỗi chúng ta.
 - Trăng mãi mãi là người bạn tri âm, tri kỉ.
* Biểu điểm :
Điểm 5 : Đạt yêu cầu về hình thức và nội dung, diễn đạt tốt.
Điểm 3-4 : Nội dung chưa đầy đủ, còn mắc lỗi chính tả ( 3 – 5 lỗi ) .
Điểm 1-2 : Nội dung sơ sài , mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi bố cục .
Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng.
**************************************************************

	





File đính kèm:

  • docNV91_NH1.doc