Ma trận, đề thi kiểm tra học kỳ I năm học 2013 - 2014

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận, đề thi kiểm tra học kỳ I năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN, ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi : NGỮ VĂN – Lớp 7
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )


 I/ MỤC TIÊU:
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học
 kỳ I, môn Ngữ văn lớp 7. 
 - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 7
 học kỳ I theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc
 - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
 II/ HÌNH THỨC:
- Hình thức : Kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Cách thức tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp trong 90 phút.
 III/ THIẾT LẬP MA TRẬN :
 1/ Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của các phân môn :
 Phần văn
 1/ Văn bản nhật dụng : Cuộc chia tay của những con búp bê
 2/ Ca dao : Những câu hát về tình cảm gia đình
 3/ Thơ trữ tình trung đại : Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang
 4/ Thơ Đường : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
 5/ Thơ trữ tình hiện đại : Cảnh khuya, Tiếng gà trưa
 Tiếng Việt
Từ đồng âm
Từ Hán Việt
Quan hệ từ
Điệp ngữ 
 - Từ ghép 
 - Từ láy
 - Từ trái nghĩa
 - Từ đồng nghĩa
 - Đại từ
 - Thành ngữ.
 Làm văn
 Văn biểu cảm. 
 2/ Xây dựng khung ma trận :
*PHẦN TRẮC NGHIỆM :
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Phần Văn
1/ Văn bản nhật dụng : Cuộc chia tay của những con búp bê
2/ Ca dao : 
Những câu hát về tình cảm gia đình
3/ Thơ trữ tình trung đại : Bánh trôi nước
Qua đèo Ngang
4/ Thơ Đường : 
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
5/ Thơ trữ tình hiện đại : Cảnh khuya
 Tiếng gà trưa






1 câu





1 câu


1 câu
1 câu


1 câu






1 câu
1 câu







1 câu



1 câu


1 câu
1 câu

1 câu


1 câu
1 câu

Cộng số câu
4 câu
3 câu


7 câu
Phần Tiếng Việt
- Từ đồng âm
- Từ Hán Việt
- Quan hệ từ
- Điệp ngữ
- Từ ghép 
- Từ láy
- Từ trái nghĩa
- Từ đồng nghĩa
- Đại từ
- Thành ngữ.

1 câu
1 câu


2 câu
2 câu
1 câu







1 câu
1 câu



1 câu
1 câu
1 câu




1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
2 câu
2 câu
1 câu
1 câu
 1 câu
1 câu

Cộng số câu
7 câu
5 câu


12 câu

Làm văn
 Văn biểu cảm 


1 câu




1 câu
Cộng số câu
1 câu



1 câu

Tổng số câu
12 câu
8 câu


20 câu
Số điểm
3.25 điểm
1.75 điểm


5.0 điểm

*PHẦN TỰ LUẬN :
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng 
Cao
Cộng
Làm văn
Văn biểu cảm







Cộng số câu



1 câu
 1 câu
Số điểm



7.0 điểm
7.0 điểm

IV/ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA :
A/ TRẮC NGHIỆM : ( 5.0 điểm – 20 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm )
 Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái câu đúng nhất.
Câu 1 : Nhân vật chính trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là : 
A. Thành	B. Thành và Thủy
C. Thủy	D. Cô giáo 
Câu 2 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau đây :
 	“ Núi cao biển rộng mênh mông
 ................. chín chữ ghi lòng con ơi !” 
A. Cù lao	B. Công ơn
C. Ơn sâu	D. Nghĩa ơn
Câu 3 : Bài thơ nào được hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng ? 
A. Bạn đến chơi nhà	B. Sông núi nuớc Nam
C. Bánh trôi nước	D. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê	
Câu 4 : Nhà thơ nào được vua Minh Mạng phong chức Cung trung giáo tập ?
A. Bà Huyện Thanh Quan	B. Nguyễn Trãi
C. Đoàn Thị Điểm	D. Nguyễn Khuyến
Câu 5 : Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được làm theo thể thơ nào ?
A. thất ngôn tứ tuyệt	B. ngũ ngôn tứ tuyệt 
C. thất ngôn bát cú	D. ngũ ngôn cổ thể
Câu 6 : Bài thơ Cảnh khuya được Bác sáng tác vào năm nào ? 
A. 1945	 	B. 1947
C. 1948	D. 1950
Câu 7 : Tác giả bài thơ Tiếng gà trưa là ai ?
A. Xuân Quỳnh	B. Thạch Lam 
C. Vũ Bằng	D. Hồ Chí Minh

Câu 8 : Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Thi nhân”
 A Nhà văn B Nhà báo
 C Nhà thơ . D Nghệ sĩ .

Câu 9 : Trong số các từ sau, từ nào là từ Hán Việt ?
A. nước nhà	B. minh nguyệt 
C. núi non	D. rừng xanh
Câu 10 :. Trong các dòng sau ,dòng nào có dùng quan hệ từ?
A Tay kẻ nặn B Bảy nổi ba chìm
C Giữ tấm lòng son D Vừa trắng lại vừ tròn.

Câu 11 : Chỉ ra dạng điệp ngữ trong hai câu thơ sau đây :
 “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
 ( Hồ Chí Minh )
A. Điệp ngữ nối tiếp	B. Điệp ngữ chuyển tiếp
C. Điệp ngữ cách quãng	D. Điệp ngữ vòng
 Câu 12 : Trong các thể loại sau, thể loại nào không thuộc văn biểu cảm ?
A. Truyện ngắn	B. Tùy bút
C. Ca dao	D. Thơ
Câu 13 : Trong các từ ghép sau, từ nào là từ ghép đẳng lập ?
A. ông nội	C. cá chép
B. sáng tối	D. xe đạp
Câu 14 : Trong các từ ghép sau, từ nào là từ ghép chính phụ ?
A. hồ ao	C. nắng mưa
B. xôi chè	D. máy tính
Câu 15 : Từ nào sau đây không phải là từ láy ?
A. tươi tốt	C. no nê
B. man mác	 D. chênh chếch
Câu 16 : Từ nào sau đây là từ láy toàn bộ ?
A. nhẹ nhàng	C. chong chóng
B. lom khom	D. mềm mại
Câu 17 : Cặp từ nào sau đây không phải cặp từ trái nghĩa ?
A. chạy nhảy	C. dài ngắn
B. dại khôn	D. giàu nghèo
Câu 18 : Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ chết trong câu : Chiếc ô tô bị chết máy ?
A. mất	C. hỏng	D. hi sinh
Câu 19 : Trong các đại từ sau đây,đại từ nào dùng để hỏi về số lượng?
A Thế nào ,sao B Làm sao,việc gì
C Ai, làm gì D Bao nhiêu,mấy
Câu 20: Xác định câu nào không phải là thành ngữ?
A Nước mất nhà tan. B Chưa đi đã chạy
C Lá lành đùm lá rách. D Đi sớm về khuya

B/ PHẦN TỰ LUẬN ( 5.0 điểm)
Cảm nghĩ về ngôi trường.
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm – 20 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm ) 
 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
B
A
C
A
D
B
A
C
B
D
C
A
B
D
A
C
A
C
D
C
 B/ PHẦN TỰ LUẬN ( 5.0 điểm) 
 I. Tinh thần chung:
 1.Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản, học sinh có thể nêu những ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lý thì vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá.
 2. Trân trọng, khuyến khích đối với các bài hay, sáng tạo .
 II. Yêu cầu cụ thể:
 1. Hình thức: Học sinh viết được văn bản biểu cảm có kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả; bố cục rõ ràng; lời
 văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ đặt câu...
 2. Nội dung: Cảm nghĩ về ngôi trường.
 3. Tiêu chuẩn cho điểm:
 a. Mở bài: (0,5 đ) Giới thiệu khái quát tình cảm đối với ngôi trường.
 b. Thân bài: (3 đ) Trình bày tình cảm, cảm xúc đối với ngôi trường thông qua môt số chi tiết kể và tả.
 c. Kết bài: (0,5đ) Khẳng định tình cảm, sự gắn bó đối với ngôi trường....
 * Hình thức: (1đ) 
 - Đúng phương pháp (0,25 đ) 
 - Không mắc lỗi diễn đạt (0,25đ)
 - Bố cục đầy đủ 3 phần (0,25đ)
 - Chữ viết dễ đọc (0,25đ)


File đính kèm:

  • docde kiem tra HKIngu van720132014.doc
Đề thi liên quan