Ma trận học kỳ II môn Ngữ văn khối 7 - Năm học 2013-2014
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận học kỳ II môn Ngữ văn khối 7 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY MA TRẬN TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON HỌC KỲ II. NĂM HỌC: 2013 - 2014. Môn : Ngữ Văn Khối: 7 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao hơn TN TL TN TL 1. Đọc – hiểu văn bản - Tục ngữ Sự giàu đẹp của tiếng việt Nổi oan hại chồng Câu tục ngữ C1 Tác giả C3 Vị trí đoạn trích C7 Nối câu tục ngữ C2 Chép 4 câu tục ngữ (C9) Số câu 3 1 1 5 Số điểm 0,75 0,25 1 2 2. Tiếng việt Câu rút gọn. Câu đặt biệt Câu bị động. Phép liệt kê Khái niệm câu rút gọn C4 Câu đặt biệt C5 Câu bị động C8 Viết đoạn văn C10 Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,25 0,5 2 2,75 3. Tập làm văn Văn bản hành chính Văn nghị luận. Giải thích Văn bản báo cáo C6 Văn nghị luận Giải thích C11 Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 5 5,25 TS câu 5 4 1 1 11 TS điểm 1,25 1,75 2 5 10 % điểm 12,5% 17,5% 20% 50 100% PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON Năm học:2013-2014 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) Họ và tên:............................................... Lớp:...................................................... I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc kĩ các câu trả lời và chọn một đáp án em cho là đúng.(VD: 1.A...) Câu 1/ Câu nào sau đây không phải là tục ngữ? A. Người ta là hoa đất. C. Một nắng hai sương. B. Tấc đất tấc vàng. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 2/ Nội dung của hai câu tục ngữ " Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" có quan hệ như thế nào? A.Hoàn toàn trái ngược nhau. C.Hoàn toàn giống nhau. B.Bổ sung ý nghĩa cho nhau. D.Gần nghĩa với nhau. Câu 3/ Tác giả văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt là ai? A. Phạm Văn Đồng C. Hoài Thanh B. Hồ Chí Minh D. Đặng Thai Mai Câu 4/ Câu rút gọn là câu: A. chỉ có thể vắng chủ ngữ. C. chỉ có thể vắng vị ngữ. B. có thể vắng các thành phần phụ. D. có thể vắng chủ ngữ và vị ngữ. Câu 5/ Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặt biệt? A. Giờ ra chơi. C. Cánh đồng làng. B. Tiếng suối chảy róc rách. D. Câu chuyện của bà tôi. Câu 6/ Em sẽ viết loại văn bản nào cho tình huống sau: " Thầy Hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua" A. Đề nghị B. Thông báo C. Đơn xin phép D. Báo cáo Câu 7/ Đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" nằm ở phần thứ mấy của vở chèo Quan Âm Thị Kính? A. Phần thứ nhất C. Phần thứ ba B. Phần thứ hai D. Phần thứ tư Câu 8/ Câu nào sau đây là câu bị động: A. Nam bị đứt tay. B. Hoa nhặt được cây bút bi. C. Lan được thầy giáo khen. D. Nông dân được một vụ mùa bội thu. II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 9/ (1 điểm) Chép lại 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Câu 10/ (2 điểm) Viết đoạn văn (4 đến 6 câu) tả khung cảnh trường em trong giờ ra chơi trong đó có sử dụng phép liệt kê. Câu 11/ (5 điểm) Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi". ……………..Hết..................... Lưu ý: - Học sinh làm bài vào giấy thi. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn – Lớp 7 I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B A D B D A C II. Tự luận: (8 điểm) Câu 9/ (1 điểm) Chép lại đúng 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm. Câu 10/ (2 điểm) Viết đoạn văn đảm bảo nội dung, đúng chính tả, ngữ pháp...(1 điểm), có sử dụng phép liệt kê.(1 điểm) Câu 11/ (5 điểm) Yêu cầu: Làm đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích. Bài viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp... Nội dung: Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu vai trò của việc học đối với đời sống con người. - Trích dẫn câu nói. Thân bài: (4 điểm) 1. Học, học nữa, học mãi nghĩa là thế nào? 2. Tại sao phải Học, học nữa, học mãi? 3. Học ở đâu? Học như thế nào? 4. Liên hệ bản thân. Kết bài: (0, 5 điểm) Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của câu nói.
File đính kèm:
- ngu van7.doc