Ma trận kiểm tra học kì Văn lớp 9

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận kiểm tra học kì Văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiem tra hoc ki van 9 
Ma trận
 Mức độ

Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng

 TN
TL
TN
TL
VDT
VDC

Làng 

 C1,2,3 

 C4,5



1,25
Lặng lẽ Sa Pa





5,0
5.0
Chiếc lược ngà






2,0

2,0
Xưng hô trong hội thoại



 C6



0,25
Nghĩa của từ
 C7





0, 25
Từ Hán Việt
C9


 



0,25
Người kể chuyện trong văn bản tự sự
C8





0,25
Câu nghi vấn


C10



0,25
Tóm tắt văn bản tự sự
C11





0,25
Đối thoại ,ĐT, ĐTNTtrong VBTS
C12





0,25
Tổng
2,0

1,0

2,0
5,0
10,0
Phần I: Trắc nghiệm ( 3,0 đ ):
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chũ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
“Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy…Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:
- Chúng mày đâu rồi ra thầy chia quà cho nào.
Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:
- Bánh rán đường đấy, chia cho em mỗi đứa một cái.
Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ . Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô:
- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết …Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ nghe chưa thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên.
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính … Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em là Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
 Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão.
( Ngữ văn 9, tập 1 ) 
Câu 1. Đoạn văn trên được trích ra từ tác phẩm nào?
	A. Lặng lẽ Sa Pa 	B. Làng
C. Chiếc lược Ngà	D. Bến quê
Câu 2.Tác phẩm có đoạn văn trên được viết theo thể loại nào ?
A. Tiểu thuyết B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Tuỳ bút
Câu3 . Tác phẩm trên viết về đề tài gì?
	A. Ngươì nông thôn B. Người trí thức
	C. Người phụ nữ D. Người lính 
Câu4. Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung đoạn văn?
A. Ông Hai chia quà cho các con
B. Ông Hai khoe với bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt
C. Ông Hai khoe với ông chủ nhà tin mới biết qua ông chủ tịch
 D. Ông Hai vui sướng chia quà cho con và khoe với mọi người tin làng mình không phải là Việt gian.
Câu5 . Vì sao ông Hai lại tươi vui rạng rỡ?
A. Vì mua được bánh rán để chia cho con
B. Vì được gặp ông chủ tịch của làng
C. Vì bà chủ nhà đồng ý tiếp tục cho ở nhờ
D. Vì làng chợ Dầu không phải là Việt gian
Câu 6. Có thể thay lời gọi chúng mày đâu rồi bằng cách xưng hô nào dưới đây mà ý nghĩa câu văn không thay đổi? 
A. Các con đâu rồi	 B. Các cháu đâu rồi
C. Thằng Húc đâu rồi	 D. Các em đâu rồi	
Câu 7. Cách giải thích nào đúng nhất cho từ lật đật trong đoạn văn trên?
A. Có dáng vẻ vội vã, tất tả, như lúc nào cũng sợ không kịp
B. Đi bước thấp,bước cao một cách chậm chạp 
C. Đi một mạch rất nhanh 
D. Vừa đi vừa lắc lư người 
Câu8 . Ai là người kể chuyện trong đoạn văn này?
A. Ông Hai	C. Ông chủ tịch
B. Bác Thứ	D. Tác giả (người kể không xuất hiện)
Câu 9. Từ nào là từ Hán – Việt trong các từ dưới đây?
A. Cải chính	 B. Rạng rỡ C. Lật đật	 D. Bỏm bẻm
Câu 10. Câu văn : Bác Thứ đâu rồi ,Bác thứ làm gì đấy ? thuộc kiẻu câu nào và dùng với mục đích gì ?
A.Câu nghi vấn - dùng với mục đích hỏi
B. Câu trần thuật- dùng với mục đích kể
C. Câu nghi vấn - dùng với mục đích bộc lộ cảm xúc
D. Câu cảm thán - dùng với mục đích bộc lộ cảm xúc
Câu 11, Dòng nào nói không đúng mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự?
A. Để dễ ghi nhớ nội dung văn bản.
B. Để giới thiệu cho người nghe nắm được nội dung văn bản.
C. Giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung văn bản.
D. Thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của người đọc.
Câu 12. Câu văn được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc loại ngôn ngữ nào?
" Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to.
- Hà, nắng gớm, về nào ...

A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
Phần II: tự luận: ( 7,0 đ )
Câu 2:( 2,0 điểm) : Tóm tắt truyện ngắn chiếc lược ngà của Ngyuễn Quang Sáng bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng 
Câu 3: (5,0 điểm
]Tưởng tượng, một lần đi tham quan Sa Pa, em được gặp người thanh niên làm công tác khí ttượng trên đỉnh Yên Sơn trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện đó.

đáp án – biểu điểm
I.Phần 1: Trắc nghiệm: 3,0 điểm ( mỗi câu đúng: 0,25 đ

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
B
C
A
d
D
A
A
D
A
A
D
B

II. Phần II. Tự luận (7.0 điểm).
Câu 1: 2,0 điểm : 
HS tóm tắt đựơc nội dung văn bản ,đảm bảo các sự việc chính 
- Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến , tám năm sau anh mới có dịp về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận anh là cha vì anh có một vết sẹo dài trên má khác với tấm hình mà anh chụp với mẹ …
- Đựơc bà ngoại giải thích nên bé Thu đã hiểu và nhận cha nhưng đó cũng là lúc anh phải lên đường để đi làm nhiệm vụ .Truớc khi đi, anh Sáu có hứa sẽ làm cho con một chiếc lựơc .Những lúc nghỉ ngơi anh đã tỉ mẩn từng tí để làm lược cho con. Anh bị thương trong một trận càn,úc sắp trút hơi thở cuối cùng anh đã gửi lại chiếc lược nhờ người bạn chiến đấu trao lại cho bé Thu …
Câu2 : 5,0 điểm
1. Yêu cầu chung.
- Kiểu bài: Kể chuỵên.
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng.
- Diễn đạt mạch lạc, dẫn dắt hợp lý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu.
- Nội dung câu chuyện được xác định dựa trên những sự việc có sẵn trong tác phẩm 
" Lặng lẽ Sa Pa".
- Kết hợp linh hoạt, hợp lý tự sự với yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, NL.
- Biết sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, người kể chuyện phù hợp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a, Mở bài:( 0,5đ) Giới thiệu truyện (giả định đi du lịch Sa Pa và gặp gỡ anh thanh niên..)
b, Thân bài:(4,0đ)
- Nét riêng biệt, đặc trưng của Sa Pa.
- Tình huống gặp gỡ.
- ấn tượng chung về hoàn cảnh sống của anh thanh niên trong phút đầu gặp gỡ.
- Diễn biến cuộc trò chuyện.
+ Những câu chuyện của anh thanh niên về công việc, cuộc sống, về con người Sa Pa.
c, Kết bài:( 0,5 đ) 
- ấn tượng lúc chia tay và sau cuộc gặp gỡ đó.
- Suy ngẫm của bản thân.

File đính kèm:

  • docde_thi.doc
Đề thi liên quan