Ma trận ngữ văn 7

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHÒNG GD&ĐT ĐẦM DƠI
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN

Ma trận
NGỮ VĂN 7
 Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng



Thấp
Cao

Văn học
Cảnh khuya
Câu 1
(1 điểm)

Câu 1
(1 điểm)

1 câu
(2 điểm)
Tiếng Việt
Từ trái nghĩa


Câu 2
(2 điểm)


1 câu
(2 điểm)
Tập làm văn
Biểu cảm



Câu 3
(6 điểm)
1 câu
(6 điểm)
Tổng số câu




4
Tổng số điểm
1
2
1
6
10


ĐỀ CHÍNH THỨC



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90’ (Không kể thời gian giao đề)

I. Văn – Tiếng Việt(4 điểm)
Câu 1: Chép chính xác bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh và trình bày cảm nhận của em về bài thơ đó.(2 đ)
Câu 2: Tìm từ trái nghĩa với từ “thưa thớt”, giải thích vì sao em chọn từ đó?(2 đ)
II. Tập làm văn(6 điểm)
Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em.(6 đ)
















ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7
Câu 1: (2điểm)
- Học sinh chép đủ, chính xác bài thơ “Cảnh khuya”, không sai chính tả.(1 đ)
- Học sinh có thể có nhiều cách trình bày cảm nhận của bản thân nhưng cần đảm bảo nội dung cơ bản: Bài thơ miêu tả cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ.(1đ)
Câu 2:(2 điểm)
 - Tìm được từ trái nghĩa với từ “thưa thớt” (0,5 đ)
 - Giải thích được vì sao chọn từ trái nghĩa đó.(1,5 đ)
Câu 3:(6 điểm)
A. Yêu cầu chung:
- Bài viết phải tập trung thể hiện được nội dung, yêu cầu của đề.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, câu văn có sự liên kết.
B. Thang điểm:
* Điểm 6:
- Giới thiệu được người thân của em.
- Nêu được một số đặc điểm của người thân: ngoại hình, cá tính, hành động, việc làm, sở thích,… 
- Tình cảm của người thân đối với em và mọi người.
- Tình cảm của em đối với người thân.
- Bài viết có kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả, biết vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm.
- Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đúng ngữ pháp, có cảm xúc.
- Lời văn mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.
* Điểm 4:
 Về cơ bản đảm bảo được các yêu cầu trên nhưng chưa sâu sắc, còn sai một số ít lỗi chính tả.
* Điểm 2:
- Nội dung đơn giản chưa thể hiện được trọng tâm của bài.
- Chưa vận dụng các yếu tố hồi tưởng, liên tưởng,…
- Lời văn thiếu sự mạch lạc.
- Sai nhiều lỗi chính tả, lỗi về cách diễn đạt …
* Điểm 0:
 Học sinh làm lạc đề hoặc để giấy trắng.
Hết







File đính kèm:

  • docKiem tra HK I.doc
Đề thi liên quan