Môn: ngữ văn ( bài viết số 02) tuần 07 – tiết 34 + 35 – lớp 9 thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: ngữ văn ( bài viết số 02) tuần 07 – tiết 34 + 35 – lớp 9 thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI	 N¨m häc : 2013- 2014

MÔN: NGỮ VĂN ( BÀI VIẾT SỐ 02)
	TUẦN 07 – TIẾT 34 + 35 – LỚP 9 	
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề )
I.Trắc nghiệm (2,0 đ) : Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình ở mỗi câu sau:
Câu 1: “ Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ:
 A. Kho tàng truyện thần thoại	 	 C. Kho tàng truyện cổ tích
 B. Kho tàng truyện ngụ ngôn	 	 D. Kho tàng truyện truyền thuyết
Câu 2: Điểm chung giữa “Hoàng Lê nhất thống chí” và “Chuyện người con gái Nam Xương” là:
 A. Đều cùng viết theo một thể loại
 B. Đều đề cập đến hiện thực của những thời kì lịch sử nhất định với chế độ phong kiến khủng hoảng, thối nát, suy tàn.
 C. Đều chứa đựng những yếu tố li kì, không có thực
 D. Đều sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện đã có sẵn.
Câu 3: Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm bao nhiêu câu thơ lục bát ? 
 A. 3524 câu	B. 3254 câu 	 C. 3452 câu 	 D. 3354 câu 
Câu 4: Chi tiết nào sau đây được lặp lại hai lần trong Truyện Kiều?
 A. Bán mình chuộc cha	C. Báo ân báo oán
 B. Nương nhờ cửa Phật	D. Trao duyên
Câu 5: Dòng nào sau đây nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?
 A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện
 B. Có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, miêu tả thiên nhiên tài tình
 C. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi
 D. Nghệ thuật khắc họa tình cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc
Câu 6: Dòng nào sau đây không phải là mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự?
 A. Để dễ ghi nhớ nội dung của văn bản
 B. Để giới thiệu cho người nghe biết nội dung của văn bản
 C. Giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản	
 D. Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người đọc	
Câu 7: Trong văn bản tự sự khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động thì cần sử dụng kết hợp các yếu tố nào?
 A. Miêu tả B. Thuyết minh	 	C. Biểu cảm 	 D. Nghị luận

Câu 8 : Từ “ hoa” trong trường hợp nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
 A. Hoa lửa	B. Hoa đèn	 C. Hoa sen	 D. Hoa tuyết
Câu 9: Từ nào sau đây là từ Hán Việt?
 A. Mít tinh	B. Trời đất	 C. Xà phòng	 D. Niên hiệu
Câu 10: Dòng nào sau đây chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
 A. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác	 C. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó
 B. Anh, chị, bạn, con người, chúng sinh D. Thầy, con, em, cháu, ngài, trẫm, khanh
Câu 11: Thuật ngữ nào sau đây phù hợp để điền vào dấu ... trong câu: “ ... là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản” ?
 A. Luận điểm	B. Chủ đề	C. Luận cứ	D. Đoạn văn
Câu 12: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?
 A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
II. Tự luận ( 7,0 đ) 
 Câu 1 (2,0 đ) : Lấy ví dụ về 4 thuật ngữ , giải thích nghĩa của mỗi thuật ngữ đó. Cho biết mỗi thuật ngữ kể trên thuộc lĩnh vực khoa học nào?
 Câu 2 ( 5,0 đ) : Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em về thăm lại ngôi trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học cùng trường kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó? 

























ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9 ( BÀI VIẾT SỐ 02 )
TUẦN 07 – TIẾT 34 + 35 

I.Trắc nghiệm ( 3,0 đ) : 
 	 12 câu đúng x 0,25 đ/ câu = 3,0 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
C
B
B
B
C
D
A
C
D
B
B
A
II. Tự luận ( 7,0 đ)
Câu 1 (2,0 đ) : 
* Yêu cầu : 
 - HS lấy được đúng, đủ 4 thuật ngữ theo yêu cầu. Giải thích được đúng ý nghĩa của mỗi thuật ngữ vừa tìm được. Chỉ đúng được mỗi thuật ngữ kể trên thuộc lĩnh vực khoa học nào.
 - Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không sai lỗi chính tả; trình bày sạch sẽ, khoa học,......
Câu 2 (5,0 đ):
1. Hình thức ( 1,5 đ): Đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Bài viết đúng thể loại : văn tự sự (tưởng tượng) dưới dạng viết thư ( kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm...)
 - Đảm bảo đủ bố cục 3 phần rõ ràng.
 - Có sự sáng tạo trong bài viết, sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lí...
 - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả,…
 2. Nội dung ( 3,5 đ) : Đảm bảo các nội dung :
* Mở bài (0,5 đ):
 - Địa điểm, ngày tháng năm. Tên người nhận thư;
* Thân bài (2,5 đ):
 - Tưởng tượng khi em về thăm trường cũ sau 20 năm xa cách;
 - Lí do về thăm trường.
 - Cảm xúc khi trở lại thăm trường xưa
 - Khi về thăm trường: cảnh vật thay đổi như thế nào? Những kỉ niệm vui, buồn; gặp lại bạn bè, người thân,…
 - Cảm xúc, tình cảm khi tạm biệt ngôi trường cũ.
* Kết bài (0,5 đ) :
 - Lời chúc gửi tới bạn, mong muốn bạn có dịp về thăm trường cũ.
* Lưu ý : 
 - Trong quá trình chấm giáo viên có thể vận dụng biểu điểm linh hoạt đối với bài làm của HS.
 - Tổng điểm của bài kiểm tra là tổng điểm của các điểm thành phần trong bài.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 ( BÀI VIẾT SỐ 02)
TUẦN 07 – TIẾT 34 + 35 



Nội dung

Các mức độ 

Tổng




 Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


TN
TL
TN
TL
TN
TL


Văn bản
C1, C2, C3
 0,75

C4, C5
 
 0,5



5
 
 1,25

Tiếng Việt

C10
 
 0,25

C8, C9,C11
 0,75


C1

 2,0
5
 
 3,0

Tập làm văn

C12
 
 0,25

C6, C7

 0,5


C2
 
 5,0
4
 
 5,75
 
 Tổng
5
 
 1,25

7
 
 1,75


2
 
 7,0
10
 
 10


File đính kèm:

  • docDE VAN 9- BAI SO 2- tuần 7- 13,14 (1).doc