Môn: ngữ văn ( bài viết số 03) tuần 14 – tiết 68 + 69– lớp 9 thời gian làm bài : 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: ngữ văn ( bài viết số 03) tuần 14 – tiết 68 + 69– lớp 9 thời gian làm bài : 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI	 N¨m häc : 2013- 2014


MÔN: NGỮ VĂN ( BÀI VIẾT SỐ 03)
	TUẦN 14 – TIẾT 68 + 69– LỚP 9 	
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

I.Trắc nghiệm ( 3,0 đ) : Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình trong các câu sau:
Câu 1: Bài thơ Đồng chí ra đời vào thời kì nào?
 A. Trước cách mạng tháng Tám	 B. Trong kháng chiến chống Mỹ
 B. Trong kháng chiến chống Pháp	 D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975
Câu 2: Lí tưởng của người lính trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” gắn liền với trường từ vựng nào sau đây?
 A. Xe, kính, đèn, thùng	 C. Bụi phun, mặt lấm, mắt đắng, gió lùa
 B. Đất, trời, sao, mưa	 D. Nhìn thẳng, chạy thẳng, đi tới, phía trước
Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng và đủ nhất tên các loại cá được nhắc tới trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?
A. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đé
B. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá chuối, cá song
C. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá song, cá đé, cá chim
D. Cá bạc, cá thu, cá chim, cá đé, cá chuối, cá song
Câu 4: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã bộc lộ nguồn cảm hứng nào?
A. Niềm vui, niềm tự hào, lạc quan về đất nước và người lao động
B. Sức sống thiên nhiên hùng vĩ trước con người
C. Lòng yêu nước, yêu quê hương nhiệt tình, cháy bỏng
D. Tình yêu lịch sử và tình cảm của người lao động 
Câu 5: Trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”, “ câu hát” được nhắc tới mấy lần?
A. Một	B. Hai	C. Ba	D. Bốn
Câu 6: Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố bình luận?
A. Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.
B. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.
C. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. 
Câu 7: Hai câu thơ “ Không có kính, rồi xe không có đèn- Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Liệt kê 	 D. Nói quá
Câu 8: Câu thơ nào sau đây có từ “ lưng” không được dùng với nghĩa gốc?
A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ C. Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ
B. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời D. Từ trên lưng mẹ ,em tới chiến trường
Câu 9: Yếu tố biểu cảm, nghị luận xuất hiện trong văn bản tự sự như thế nào?
A. Tách bạch, rõ ràng	 C. Chỉ xuất hiện trong phần trọng tâm của văn bản
B. Kết hợp, đan xen	 D. Chỉ xuất hiện trong phần đầu của văn bản
Câu 10: Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Chờn vờn	 B. Sương sớm	 C. Đinh ninh	 D. Thình lình
Câu 11 : Nhận định: “ Bài thơ chứa đựng một triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời” phù hợp bài thơ nào?
A. Bếp lửa	C. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
B. Ánh trăng	D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 12: Câu thơ nào sau đây có chứa từ tượng hình?
A. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi	 C. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
B. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều	 D. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 
II. Tự luận ( 7,0 đ) 
Câu 1 ( 2,0 đ) : Chỉ rõ và phân tích giá trị của các phép tu từ có trong đoạn thơ sau:
	 …“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
	Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
	Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
	Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
	Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”…
 (Trích Bếp lửa - Bằng Việt ).
Câu 2 ( 5,0 đ) : Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy, cô giáo cũ. 






























ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9 ( BÀI VIẾT SỐ 03 )
TUẦN 14 – TIẾT 68 + 69

I.Trắc nghiệm ( 3,0 đ) : 
 	 12 câu đúng x 0,25 đ/ câu = 3,0 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
B
D
C
A
D
B
C
C
B
B
A
D
II. Tự luận ( 7,0 đ)
Câu 1 (2,0 đ) : 
* Xác định được các phép tu từ chủ yếu: (0,5 điểm)
Điệp từ: nhóm
Ẩn dụ: bếp lửa
Hoán dụ: khoai, sắn, nồi xôi gạo mới 
( Lưu ý: Nếu HS chỉ ra đúng 1 hoặc 2 phép tu từ nêu trên cho tối đa 0,25 điểm, HS chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể cho 0,25 điểm)
* Phân tích được tác dụng của các phép tu từ:
+ Điệp từ nhóm: nổi bật hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hy sinh với công việc nhóm lửa hàng ngày và nhóm lên những nét đẹp trong tâm hồn tuổi thơ của cháu. (0,5 điểm)
+ Ẩn dụ bếp lửa: vừa là hình ảnh thực vừa là ngọn lửa của tình yêu thương, đức hy sinh và niềm tin vào con người, cuộc đời mà bà đã nhóm lên trong lòng cháu. (0,5 điểm)
+ Hoán dụ khoai, sắn, nồi xôi gạo mới: gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương và tình làng nghĩa xóm. (0,5 điểm)
Câu 2 ( 5,0 đ):
 1. Hình thức ( 1,5 đ): Đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Bài viết đúng thể loại : văn tự sự
 - Đảm bảo đủ bố cục 3 phần.
 - Cách kể linh hoạt, có sáng tạo.
 - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả,…
 2. Nội dung ( 3,5 đ) : Đảm bảo các nội dung :
- Mở bài ( 0,5 đ) : Giới thiệu được kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy, cô giáo cũ.
- Thân bài ( 2,5 đ) :
 + Kỉ niệm về việc gì? 
 + Thời gian? Diễn biến cụ thể ?
 + Vì sao đó lại là kỉ niệm đáng nhớ đối với em?... 
- Kết bài ( 0,5 đ) :
 + Rút ra bài học về tình cảm, đạo lí .
 + Suy nghĩ về vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống...

* Lưu ý : 
 - Trong quá trình chấm giáo viên có thể vận dụng biểu điểm linh hoạt đối với bài làm của HS.
 - Tổng điểm của bài kiểm tra là tổng điểm của các điểm thành phần trong bài.


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 ( BÀI VIẾT SỐ 03 )
TUẦN 14 – TIẾT 68 + 69

Cấp độ




Tên chủ đề
 Nhận biết
 
 Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng 



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL




Văn bản

- Nhận biết được thời điểm ra đời , một số hình ảnh chi tiết trong bài thơ.
Hiểu được cảm hứng chủ đạo, nội dung của bài thơ.




Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 3
( 0,75)

2
(0,5)





5
(1,25)12,5 %




Tiếng Việt
- Nhận biết về biện pháp tu từ so sánh, từ láy, từ tượng thanh
- Hiểu về nghĩa của từ - hiện tượng chuyển nghĩa của từ; ý nghĩa của các từ cùng nằm trong một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về một số phép tu từ từ vựng để nhận diện, phân tích giá trị của phép tu từ từ vựng trong một đoạn thơ


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
(0,75)


2
( 0,5)


1
(2,0)


6
(3,25)
32,5 %


Tập làm văn
- Nhận diện được yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Hiểu được cách đưa yếu tố nghị luận trong văn tự sự.

- Viết bài văn tự sự kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy, cô giáo cũ. 

Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
 1
( 0,25)

1
(0,25)




1
(5,0)
4
5,5
55%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
7
(1,75)
17,5 %

5
(1,25)
12,5 %


1
(2,0)
20 %

1
(5,0)
50 %
14
(10)
100 %

File đính kèm:

  • docDE VAN 9- BAI SO 3- 13,14- tuan 14.doc
Đề thi liên quan