Môn: ngữ văn ( bài viết số 1) tuần 3- Tiết 14, 15– lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: ngữ văn ( bài viết số 1) tuần 3- Tiết 14, 15– lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI	 N¨m häc : 2013- 2014

MÔN: NGỮ VĂN ( BÀI VIẾT SỐ 1)
 TUẦN 3- TIẾT 14, 15– LỚP 9
 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

I.Trắc nghiệm (2,0 đ) : Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình ở mỗi câu sau:
Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng về tính chất của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
 A. Là một văn bản biểu cảm	 C. Là một văn bản thuyết minh
 B. Là một văn bản nhật dụng	 D. Là một văn bản tự sự
Câu 2: Trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào?
 A. Chứng minh	 B.Giải thích	 C. Bình luận	 D. Phân tích
Câu 3: Nhà văn Gác- xi- a Mác két là tác giả của tác phẩm nào sau đây?
 A. Tiếng gọi nơi hoang dã	 C. Trăm năm cô đơn 
 B. Chiếc lá cuối cùng	 D. Ông già và biển cả
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là:
 A. Lập luận kết hợp tự sự	 C. Thuyết minh kết hợp tự sự
 B. Lập luận kết hợp thuyết minh	 D. Thuyết minh kết hợp miêu tả
Câu 5: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm về lượng	 C. Phương châm về chất
 B. Phương châm quan hệ	 D. Phương châm cách thức
Câu 6: Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì ?
 A. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ
 B. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh
 C. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh
 D. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng 
Câu 7: Câu nào sau đây liên quan đến phương châm cách thức?
 A. Nửa úp nửa mở	 	 C. Nói băm nói bổ
 B. Mồm loa mép giải	 D. Nói nhăng nói cuội
Câu 8: Câu “ Nói như dùi đục chấm mắm cáy” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm cách thức	 C. Phương châm quan hệ
 B. Phương châm về chất	 D. Phương châm lịch sự
II. Tự luận ( 8,0 đ) 
Câu 1 ( 2,0 đ) : Viết một đoạn hội thoại từ 6- 8 câu ( chủ đề tự chọn) có nội dung liên quan đến ít nhất hai phương châm hội thoại đã học.
Câu 2 ( 6,0 đ) : Hãy viết bài văn kết hợp giữa thuyết minh và giải thích với nội dung:
 “ Cần quan tâm, chăm sóc, khích lệ hơn nữa đối với người tàn tật ”
 ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9
 TUẦN 3- TIẾT 14, 15– LỚP 9
 
I. Trắc nghiệm ( 2,0 đ) : 
 	 08 câu đúng x 0,25 đ/ câu = 2,0 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ.án
B
A
C
B
B
C
A
D
II. Tự luận ( 8,0 đ)
Câu 1 ( 2,0 đ) : Yêu cầu : 
 	 - Đúng hình thức đoạn hội thoại, đủ số câu quy định; ( 0,5 đ)
 	 - Nội dung của đoạn hội thoại rõ ràng, có liên quan đến ít nhất hai phương châm hội thoại đã học. ( 1,25 đ)
 	 - Câu, từ diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không sai lỗi chính tả; trình bày khoa học,...... ( 0,25 đ) 
Câu 2 ( 6,0 đ):
 1. Hình thức ( 2,0 đ): Đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Bài viết đúng thể loại : thuyết minh kết hợp với giải thích.
 - Đảm bảo đủ bố cục 3 phần rõ ràng; trình bày khoa học.
 	 - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả,…
 2. Nội dung ( 4,0 đ) : Đảm bảo các nội dung :
 - Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc Việt Nam ta ( lấy dẫn chứng : ca dao; tục ngữ...)
 - Giải thích cụm từ : Người tàn tật
 - Chỉ ra những nguyên nhân, lí do tại sao lại có nhiều người tàn tật trong xã hội : hậu quả của chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai để lại... ( đưa dẫn chứng minh hoạ)
 - Nêu ra những việc làm cụ thể, thiết thực của mọi người đối với người tàn tật...
 	- Nêu ý nghĩa của những việc làm đó. Liên hệ bản thân là HS cần phải làm gì để giúp đỡ những người tàn tật ( tại địa phương, trong cộng đồng... )
 	- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng ( khích lệ mọi người cần quan tâm, chăm sóc, động viên đối với người tàn tật...)
* Lưu ý : 
 - Trong quá trình chấm giáo viên có thể vận dụng biểu điểm linh hoạt đối với bài làm của HS.
 - Tổng điểm của bài kiểm tra là tổng điểm của các điểm thành phần trong bài.
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 
 TUẦN 3- TIẾT 14, 15– LỚP 9



Nội dung

Các mức độ 

Tổng





 Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


TN
TL
TN
TL
TN
TL


Văn bản
C1, C3
 
 
 0,5

C2
 
 
 0,25



3
 
 
 0,75

Tiếng Việt



C5, C7, C8

 0,75


C1

 
 2,0
4
 
 
 2,75

Tập làm văn

C4, C6
 
 0,5




C2
 
 6,0
3
 
 6,5
 
 Tổng
4
 
 1,0

4
 
 1,0


2
 
 8,0
10
 
 10


File đính kèm:

  • docDE VAN 9- BAI SO 1- tuần 3- 13,14.doc
Đề thi liên quan