Môn : ngữ văn ( bài viết số 2) Trường THCS TT Cát Bà
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn : ngữ văn ( bài viết số 2) Trường THCS TT Cát Bà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ TỔ KHXH Năm học : 2013 - 2014 MÔN : NGỮ VĂN ( BÀI VIẾT SỐ 2) TUẦN 10- TIẾT 37+38 - LỚP 6 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (3,0 đ): Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình ở mỗi câu sau: Câu 1: Truyện nào sau đây không phải truyện ngụ ngôn? A. Ếch ngồi đáy giếng C. Cây bút thần B. Thầy bói xem voi D. Đeo nhạc cho mèo Câu 2: Tên người, tên địa danh Việt Nam được viết hoa như thế nào? Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng. Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên. D.Không viết hoa tên đệm của người. Câu 3: Có mấy ngôi kể? Đó là những ngôi nào? A. Một. Kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát sự việc. B. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. C. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. D. Ba. Kể theo ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ hai và kể theo ngôi thứ ba. Câu 4: Phần mở bài của bài văn tự sự có chức năng gì? A. Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. C. Kể kết cục của sự việc. B. Kể diễn biến của sự việc. D. Nêu ý nghĩa của bài học. Câu 5: Văn bản Ếch ngồi đáy giếng không được xây dựng bằng hình thức nghệ thuật nào sau đây? A. Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống. B. Cách nói ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc. C. Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo. D. Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo góp phần khắc họa hình tượng nhân vật. Câu 6: “Phúc đức” là hiền lành, tốt bụng. Đây là sự giải thich bằng cách: A.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Miêu tả sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. Câu 7: Khi kể về một chuyện vui, có thực, đã xảy ra trong gia đình mình mà mình được chứng kiến, em sẽ chọn viết ý nào dưới đây cho phần thân bài? A. Giới thiệu về chuyện vui của gia đình mình định kể. B. Kể lại những tình tiết tiêu biểu theo diễn biến chuyện mà mình được chứng kiến. C. Bộc lộ tình cảm, thái độ của em về chuyện vui đó. D. Nêu những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của em về chuyện vui đó. Câu 8: Từ “mặt” trong câu “ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 9: Từ nào sau đây là từ thuần Việt? A. Xa lộ B. Hỏa xa C. Xa vắng D. Xa- tanh Câu 10: Hãy nối Thể loại truyện ở cột A với tên truyện ở cột B sao cho phù hợp. Cột A ( Thể loại truyện) Cột B( Tên truyện) 1. Cổ tích a. Con Rồng, cháu Tiên 2. Truyền thuyết b. Thạch Sanh 3. Ngụ ngôn c. Lợn cưới, áo mới d . Ếch ngồi đáy giếng II. Tự luận ( 7,0 đ) Câu 1 ( 2,0 đ): Hãy tìm hai danh từ riêng và hai danh từ chung. Đặt câu với mỗi danh từ vừa tìm được. Câu 2: (5,0 đ): Kể về người thân của em ( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, …) ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN ( BÀI SỐ 2) TUẦN 10- TIẾT 37+38 - LỚP 6 I Trắc nghiệm (3,0 đ) - C1 đến câu 9 đúng x 0, 25 đ/ câu = 2,25 đ - Câu 10 ( Mỗi ý đúng được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ.án C A B A D A B A C 1 - b; 2- a; 3 - d II. Tự luận ( 7,0 đ) Câu 1 ( 2,0 đ): Yêu cầu: - Tìm được 2 danh từ riêng, 2 danh từ chung. (mỗi từ tìm đúng được 0,25 điểm). - Đặt được câu với mỗi danh từ tìm được. ( mỗi câu đặt đúng được 0,25 điểm) - Các câu diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không sai chính tả; - Trình bày sạch sẽ khoa học Câu 2 ( 5,0 đ): 1. Hình thức ( 1,5đ): Đảm bảo các yêu cầu sau: - Bài viết đúng thể loại: văn tự sự - Đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng. - Câu, từ diễn đạt lưu loát, trôi chảy, lời văn trong sáng, mạch lạc… - Ít mắc lỗi chính tả,... 2. Nội dung ( 3,5 đ): Đảm bảo các nội dung: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về người thân của em. b. Thân bài : - Nêu một số nét tiêu biểuvề ngoại hình - Kể về một số việc làm, cử chỉ, lời nói… - Sự quan tâm, chăm sóc, chỉ bảo, tình cảm mà người thân dành cho em và gia đình. - Tình cảm của em đối với người thân ( ông, bà, bố, mẹ, …) c. Kết bài : - Cảm nghĩ của em về người thân. * Lưu ý: - Trong quá trình chấm giáo viên có thể vận dụng biểu điểm linh hoạt đối với bài làm của HS. - Tổng điểm của bài kiểm tra là tổng điểm cúa các điểm thành phần trong bài. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN ( BÀI SỐ 2 ) TUẦN 10- TIẾT 37+ 38 - LỚP 6 Nội dung Các mức độ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Văn bản C1, C10 1,0 C5 0,25 3 1, 25 Tiếng Việt C2 0,25 C6, C8,C9 0,75 C1 2,0 5 3,0 Tập làm văn C3, C4 0,5 C7 0,25 C2 5,0 4 5,75 Tổng 5 1,75 5 1,25 2 7,0 12 10
File đính kèm:
- DE KT VAN 6- 37,38- TUAN 10.doc