Môn : ngữ văn ( bài viết số 3) Trường THCS TT Cát Bà

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn : ngữ văn ( bài viết số 3) Trường THCS TT Cát Bà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ 	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TỔ KHXH	 Năm học : 2013 - 2014


MÔN : NGỮ VĂN ( BÀI VIẾT SỐ 3)
TUẦN 13- TIẾT 49+50 - LỚP 6
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm (3,0 đ): Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình ở mỗi câu sau:
Câu 1: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?
 A. Phản ánh cuộc sống C. Giáo dục con người
 B. Tố cáo xã hội D. Cải tạo con người và xã hội.
Câu 2: Trong các đề sau đề nào không phải là kể chuyện đời thường?
 A. Kể một câu chuyện cổ tích mà em thích bằng lời văn của em.
 B. Kể về một kỉ niệm hồi học Tiểu học mà em nhớ nhất.
 C. Kể về một người quan trọng nhất đối với em.
 D. Kể về một chuyến đi thăm các chú bộ đội.
Câu 3: Những yếu tố nào sau đây là không cần thiết cho một bài văn kể về một nhân vật trong kiểu bài kể chuyện đời thường?
 A. Giới thiệu chung về nhân vật
 B. Kể được một vài một vài đặc điểm tính nết, sở thích của nhân vật.
 C. Kể về một vài hành động, lời nói đáng nhớ của nhân vật.
 D. Miêu tả cụ thể, chi tiết ngoại hình của nhân vật.
Câu 4: Truyện đời thường là chuyện diễn ra trong đời sống hằng ngày đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai
Câu 5: Bài học rút ra qua câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là gì?
 A. Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó, hợp tác với nhau để cùng tồn tại.
 B. Không nên bắt nạt người khác.
 C. Luôn luôn lấy tập thể làm trung tâm cho sự tồn tại của mỗi cá nhân.
 D. Mỗi người cần phải sống độc lập, không nên dựa dẫm vào người khác.
Câu 6: Câu nào dưới đây thích hợp nhất cho phần kết bài khi viết bài văn kể chuyện về một người bạn mới quen?
 A. Lan luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong các năm học. 
 B. Tuy mới quen nhau nhưng em và Lan chơi với nhau rất thân.
 C. Lan thật xứng đáng với danh hiệu con ngoan trò giỏi
 D. Em thầm nhủ sẽ học tập ở Lan những đức tính tốt để mình cũng được bạn bè yêu quý như Lan.
Câu 7: Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm theo âm Hán Việt được viết hoa như thế nào?
 A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng
 B. Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ
 C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng
 D. Không viết hoa tên đệm của từng người.
Câu 8: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
 A. Cụm danh từ là tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp hơn danh từ.
 B. Cụm danh từ là tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 2 phần: phần trước, phần trung tâm. 
 C. Cụm danh từ là tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 2 phần: phần trung tâm và phần sau.
 D. Cụm danh từ là tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau.
Câu 9: Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại?
 A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh,Thủy Tinh.
 B. Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay,Tai, Mắt, Miệng.
 C. Cây bút thần; Sọ dừa; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
 D. Sự tích Hồ Gươm; Em bé thông minh; Đeo nhạc cho mèo.
Câu 10: Có mấy bước tiến hành bài văn kể chuyện đời thường?
 A. 2 bước B. 3 bước C. 4 bước D. 5 bước
Câu 11: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, thực chất ếch là một nhân vật như thế nào?
A. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở xung quanh.
B. Có tầm hiểu biết sâu rộng và vốn hiểu biết dồi dào.
C. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng thích huyênh hoang.
D. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.
Câu 12: Em hãy điến từ thích hợp vào câu “ Mặc dù còn một số…… nhưng lớp 6c có nhiều tiến bộ”.
A. điểm yếu B. yếu điểm C. trọng điểm D. trung điểm
II. Tự luận ( 7,0 đ)
Câu 1 ( 2,0 đ): Tìm cụm danh từ trong các câu sau:
a. Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua.
b. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ.
c. Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới.
d.Tôi kêu trời phù hộ cho ông, ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.
Câu 2: (5,0 đ): Kể về những đổi mới ở quê em. 




















 ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN ( BÀI VIẾT SỐ 3)
TUẦN 13- TIẾT 49+ 50 - LỚP 6

I Trắc nghiệm (3,0 đ) 
 - 12 câu đúng x 0, 25 đ/ câu = 3,0 đ
 	 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 
11
12
Đ.án
C
A
D
A
A
D
A
D
D
C
C
A
II. Tự luận ( 7,0 đ)
Câu 1 ( 2,0 đ): Yêu cầu: 
- Xác định được đúng cụm danh từ:
a. Mấy kẻ mách lẻo ( 0,5 điểm )
b. Một con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ ( 0,5 điểm )
c. Một cái máng lợn ăn mới ( 0,5 điểm )
d. Một cái nhà rộng và đẹp ( 0,5 điểm )
Câu 2 ( 5,0 đ):
1. Hình thức ( 1,5 đ): Đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Viết đúng thể loại: văn tự sự
 - Trình bày bố cục 3 phần, rõ ràng
 - Câu, từ diễn đạt lưu loát, trôi chảy, lời văn trong sáng, mạch lạc…
 - Ít mắc lỗi chính tả,...
2. Nội dung ( 3,5 đ): Đảm bảo các nội dung:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về quê em
b. Thân bài:
- Quê em trước đây như thế nào? ( nghèo, buồn, …)
- Quê em đổi mới nhanh chóng, toàn diện:
+ Những con đường, những ngôi nhà cao tầng
+ Trường học, bệnh viện, công viên
+ Điện đài, ti vi, xe máy
+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt.....
c. Kết bài:
- Tình cảm của em đối với quê hương.
- Quê em trong tương lai.
* Lưu ý: 
 - Trong quá trình chấm giáo viên có thể vận dụng biểu điểm linh hoạt đối với bài làm của HS.
 - Tổng điểm của bài kiểm tra là tổng điểm cúa các điểm thành phần trong bài.

 
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN( BÀI VIẾT SỐ 3)
 TUẦN 13- TIẾT 49+ 50 - Lớp 6

Cấp độ




Tên chủ đề
 Nhận biết
 
 Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng 



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL





Văn bản

- Nhận biết truyện dân gian
Hiểu được mục đích của truyện ngụ ngôn, bài học rút ra sau khi học văn bản Chân, Tay, Mắt, Miệng; đánh giá nhân vạt thông qua truyện Ếch ngồi đáy giếng
- Xác định được CDT Trong các câu văn
- Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện đời thường có bố cục đủ 3 phần

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 1
( 0,25)

3
(0,75)





4
(1,0)10 %


Tiếng Việt
- Nhận biết cách viết hoa. Mô hình cấu tạo CDT
- Lựa chọn dùng từ chính xác.



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
( 0,5)


1
( 0, 25)


1
(2,0)


4
(2,75)
27,5 %



Tập làm văn
- Nhận biết chuyện đời thường; Xác định những yếu tố khi xây dựng kiểu bài kể chuyện đời thường; bố cục bài văn kể chuyện đời thường
- Chọn ý phù hợp cho kết bài của một bài bài văn kể chuyện đời thường; Xác định những yếu khi xây dựng kiểu bài kể chuyện đời thường



Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
 3
( 0,75)

2
(0,5)




1
(5,0)
6
(6,25)
62,5 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
6
(1,5)
15 %

6
(1,5)
15 %


1
(2,0)
20 %

1
(5,0)
50 %
14
(10)
100 %


Họ và tên:………………… Ngày……tháng……năm 2013
Lớp:………………………. KIỂM TRA MÔN: Ngữ văn 6
Trường: THCS TT CÁT BÀ (Thời gian: 15 phút)


Điểm



 Lời phê của thầy, cô giáo



 ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm:( 5,0 điểm)
 *Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Cuộc đấu tranh trong truyện Cây bút thần là cuộc đấu tranh nào?
A. Chống bọn địa chủ C. Chống áp bức bóc lột
B. Chống bọn vua chúa D. Chống lại những kẻ tham lam, độc ác
Câu 2:Tính chất nổi bật nhất của truyện ngụ ngôn là gì?
A. Ẩn dụ và kịch tính. C. Gắn với hiện thực
B. Lãng mạn D. Tưởng tượng kì ảo
Câu 3: Tên người,tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp được viết hoa như thế nào?
A. Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên đầu tiên của tên riêng
B. Viết hoa chữ cái đầu và có dấu gạch nối( Nếu tên có nhiều tiếng)
C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
D. Viết hoa toàn bộ từng chữ cái.
Câu 4: Trong các cụm danh từ sau, cụm nào chỉ có một thành tố trong phần trung tâm?
A. Một chàng trai khôi ngô, tuấn tú
B. Túp lều
C. Những em học sinh
D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.
Câu 5: Nhận định nào không đúng với trình tự thời gian của văn kể chuyện?
A. Khi kể chuyện, người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện đã diễn ra.
B. Để tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện, người kể có thể kể theo trật tự thời gian, diễn biến của sự việc.
C. Không thể đảo trật tự thời gian, trật tự sự việc của câu chuyện.
D. Đảo trật tự sự kiện, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong các văn chương hiện đại.
Câu 6:Tác giả dân gian dùng hình thức ra câu đố trong Em bé thông minh không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Đề cao trí tuệ nhân dân, trí tuệ dân tộc.
B. Tạo tình huống để câu chuyện diễn ra theo dụng ý nghệ thuật của mình.
C. Tạo yếu tố bất ngờ để tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
D. Đánh đố người nghe, người đọc.
Câu 7: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ ?
A. Nghĩa của từ là sự vât mà từ biểu thị.
B. Nghĩa của từ là sự vât, tính chất mà từ biểu thị.
C. Nghĩa của từ là sự vât, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Câu 8: Câu nào dưới đây thích hợp nhất cho phần mở bài khi viết bài văn kể chuyện về người bạn mới quen?
A. Ngọc lan là người bạn mới quen của em.
B. Lan có hai bím tóc đen dài dễ thương.
C. Bạn rất sẵn lòng giúp đỡ người bạn khác.
D. Ở nhà, Lan là một người chị đảm đang.
Câu 9: Người kể chuyện đã sử dụng biện pháp nào để làm nổi bật tính cách mụ vợ của ông lão đánh cá?
A. Liệt kê B. Nói quá C. Lặp lại tăng tiến D. Tương phản 
Câu 10: Phần thân bài của bài văn tự sự có chức năng gì? 
A. Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc C. Kể diễn biến sự việc B. Kể kết cục sự việc. D. Nêu ý nghĩa bài học.
II. Tự luận:( 5,0 điểm)
 Từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra được bài học gì cho bản thân? 
 Bài làm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6 ( 15 PHÚT)

I Trắc nghiệm (3,0 đ) 

 - 10 câu đúng x 0,5 đ/ câu = 5,0 đ
 	 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 
Đ.án
D
C
B
B
C
D
C
A
C
C

II. Tự luận ( 5,0 đ
1. Hình thức ( 1,5 đ): Đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Trình bày đúng hình thức đoạn văn.
 - Câu, từ diễn đạt lưu loát, trôi chảy, lời văn trong sáng, mạch lạc…
 - Ít mắc lỗi chính tả,...
2. Nội dung ( 3,5 đ): Đảm bảo các nội dung:
- Không được huyênh hoang,tự mãn….
- Phải biết mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình.
- Khiêm tốn học hỏi, không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Mỗi con người, nếu không nhận thức rõ những điễu ấy, tất sẽ dẫn đến thất bại.
* Lưu ý: 
 - Trong quá trình chấm giáo viên có thể vận dụng biểu điểm linh hoạt đối với bài làm của HS.
 - Tổng điểm của bài kiểm tra là tổng điểm cúa các điểm thành phần trong bài.

 
 





























MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN ( BÀI SỐ 2 )
TUẦN 10- TIẾT 37+ 38 - LỚP 6

Nội dung
Các mức độ

Tổng



Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng



TN
TL
TN
TL
TN

TL



 Văn bản
C1, C10

 
 1,0

C5 


 0,25






 
3


 1, 25

 Tiếng Việt
C2


 
 0,25

C6, C8,C9 

 
 0,75


C1

 
 
 2,0
5


 
 3,0

Tập làm văn
C3, C4

 
 0,5

C7 
 
 
 0,25 


C2


 5,0

4

 
 5,75

 Tổng
5

 1,75

5

 1,25
 


2

 7,0
12

 10

File đính kèm:

  • docĐỀ KT BÀI VIẾT SỐ 3- TUẦN 13.doc