Môn: ngữ văn ( phần thơ và truyện hiện đại) tuần 16 – tiết 76,77 – lớp 9

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: ngữ văn ( phần thơ và truyện hiện đại) tuần 16 – tiết 76,77 – lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI	 N¨m häc : 2013- 2014


MÔN: NGỮ VĂN ( PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI) 
	TUẦN 16 – TIẾT 76,77 – LỚP 9 	
Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I.Trắc nghiệm ( 3,0 đ) : Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình trong các câu sau:
Câu 1: Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?
A. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa
B. Cuộc nói chuyện đầy thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già.
C. Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời của mình.
D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa bao giờ biết về nhau
Câu 2: Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
A. Tác giả	B. Anh thanh niên	C. Ông họa sĩ	D. Cô kĩ sư
Câu 3: Điểm khác biệt cơ bản giữa tác giả Nguyễn Quang Sáng với các tác giả khác như Kim Lân, Nguyễn Thành Long là ở chỗ:
A. Ông chuyên viết về người nông dân Nam Bộ
B. Ông là người Nam Bộ và chỉ viết về cuộc sống, con người Nam Bộ
C. Ông có thể sáng tác tất cả các thể loại
D. Ông là người Nam Bộ nhưng sáng tác của ông lại viết về cuộc sống con người trên mọi miền đất nước.
Câu 4: Nội dung chính được thể hiện trong văn bản Chiếc lược ngà là:
A. Sự đoàn tụ của gia đình ông Sáu sau tám năm xa cách
B. Tình cảm sâu sắc, cảm động thắm thiết của cha con ông Sáu
C. Nỗi day dứt ân hận của bé Thu khi chia tay cha
D. Nỗi vui mừng của ông Sáu khi gặp được con
Câu 5: Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà?
A. Xây dựng được một cốt truyệnchặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí
B. Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách và tâm lí
C. Xây dựng được nhân vật người kể chuyện thích hợp
D. Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm đặc sắc
Câu 6: Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm, nghị luận có vai trò:
A. Giúp người đọc hình dung được cảnh vật, sự việc, con người một cách sinh động
B. Giúp câu chuyện sinh động, sâu sắc, chặt chẽ, có sức thuyết phục, lôi cuốn người đọc
C. Giúp người đọc phát hiện được trình tự diễn biến của câu chuyện
D. Giúp người đọc thấy được ngôi kể, điểm nhìn và ý đồ của tác giả
Câu 7: Trong các câu thơ sau, câu nào sử dụng từ Hán Việt?
A. Thuyền ta lái gió với buồm trăng	C. Mẹ cùng ta công tác bận không về
B. Biển cho ta cá như lòng mẹ	D. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Câu 8: Bài thơ nào sau đây có cùng thể thơ với bài Đồng chí ( Chính Hữu)?
A. Ánh trăng	C. Bếp lửa
B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính	D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 9: Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn gián tiếp?
A. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống.
B. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.
C. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều.
D. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian?
Câu 10: Hai câu thơ sau sử dụng những phép tu từ nào ?
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
A. So sánh và nhân hóa	C. Ẩn dụ và hoán dụ
B. Nói quá và liệt kê	D. Chơi chữ và điệp từ
Câu 11 : Dòng nào sau đây là thành ngữ ?
A. Cá không ăn muối cá ươn	C. Uống nước nhớ nguồn
B. Giấy rách phải giữ lấy lề	D. Nuôi ong tay áo
Câu 12: Câu in đậm trong đoạn văn sau ( Trích  « Làng »- Kim Lân) được xếp loại vào ngôn ngữ gì?
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to :
- Hà, nắng gớm, về nào...
A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật	
B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật 
C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả
D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
II. Tự luận ( 7,0 đ) 
Câu 1 ( 2,0 đ) : Chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng có trong đoạn thơ sau:
	 …“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
 (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật )
Câu 2 ( 5,0 đ) : Suy nghĩ về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.











 ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM 
MÔN NGỮ VĂN 9 ( PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI) 
TUẦN 16 – TIẾT 76,77 

I.Trắc nghiệm ( 3,0 đ) : 
 	 12 câu đúng x 0,25 đ/ câu = 3,0 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
A
C
B
B
D
B
C
B
D
A
D
A
II. Tự luận ( 7,0 đ)
Câu 1 (2,0 đ) : 
* Xác định được các phép tu từ chủ yếu: (0,5 điểm)
Điệp từ: Không có
- Hoán dụ: trái tim 
( Lưu ý: Nếu HS chỉ ra đúng 1 phép tu từ nêu trên cho 0,25 điểm. HS chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể cho 0,25 điểm)
* Phân tích được tác dụng của các phép tu từ:
 + Điệp từ không có: nhấn mạnh cái dữ dội, sự khốc liệt của chiến tranh (0,75 điểm)
 + Hoán dụ trái tim: thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe sẵn sàng vượt mọi khó khăn, gian khổ để nắm chắc tay lái vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (0,75 điểm)
Câu 2 ( 5,0 đ):
 1. Hình thức ( 1,5 đ): Đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Bài viết đúng thể loại : văn nghị luận 
 - Đảm bảo đủ bố cục 3 phần.
 - Lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, chặt chẽ
 - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả,…
 2. Nội dung ( 3,5 đ) : Đảm bảo các nội dung :
* Mở bài ( 0,5 đ) : Giới thiệu về tác phẩm và nhân vật
* Thân bài ( 2,5 đ) : 
- Phân tích, nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên
 + Yêu lao động ; say mê, có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp thầm lặng mà rất cần thiết cho xã hội, nhân dân, đất nước ; sống có lí tưởng ;
 + Sôi nổi, yêu đời, vô tư, cởi mở và chân thành với mọi người ; sống ngăn nắp, khoa học.
 + Khao khát đọc sách, học tập
 + Khiêm tốn, giản dị ; lịch sự và tế nhị, quan tâm đến người khác.
( HS tìm được dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ các nội dung trên qua lời kể của bác lái xe ; lời kể , việc làm của anh thanh niên trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với bác hoạ sĩ và cô kĩ sư)
- Liên hệ mở rộng
* Kết bài ( 0,5 đ) :
 - Rút ra bài học và liên hệ bản thân về lí tưởng sống, cách sống. 
* Lưu ý : 
 - Trong quá trình chấm giáo viên có thể vận dụng biểu điểm linh hoạt đối với bài làm của HS.
 - Tổng điểm của bài kiểm tra là tổng điểm của các điểm thành phần trong bài.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN NGỮ VĂN 9 ( PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI) 
TUẦN 16 – TIẾT 76,77 
Cấp độ




Tên chủ đề
 Nhận biết
 
 Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng 



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL




Văn bản

- Nhận biết được ngôi kể; thể thơ; điểm khác biệt cơ bản của tác giả Nguyễn Quang Sáng với một số tác giả khác
- Hiểu được cốt truyện của văn bản Lặng lẽ Sa Pa; giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản Chiếc lược ngà




Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 3
( 0,75)

3
(0,75)





6
(1,5)15 %


Tiếng Việt
- Nhận biết được từ Hán Việt, thành ngữ
- Hiểu về một số phép tu từ
-Nhận diện, phân tích được tác dụng của các phép tu từ từ vựng trong một đoạn thơ.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
(0,5)


1
(0,25)


1
(2,0)


4
(2,75)
27,5 %




Tập làm văn
- Nhận diện được vai trò của yếu tố biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự.
- Hiểu được cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp; các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

- Viết bài văn nghị luận phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” 

Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
 1
( 0,25)

2
(0,5)




1
(5,0)
4
5,75
57,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
6
(1,5)
15 %

6
(1,5)
15%


1
(2,0)
20 %

1
(5,0)
50 %
14
(10)
100 %

File đính kèm:

  • docDE VAN 9- PHAN TRUYEN, THO- 13,14- tuan 16.doc
Đề thi liên quan