Môn : ngữ văn ( phần văn) tuần 7- Tiết 28- lớp 6 Trường THCS TT Cát Bà

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn : ngữ văn ( phần văn) tuần 7- Tiết 28- lớp 6 Trường THCS TT Cát Bà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ 	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TỔ KHXH	 Năm học : 2013 - 2014

MÔN : NGỮ VĂN ( PHẦN VĂN)
TUẦN 7- TIẾT 28- LỚP 6
Thời gian làm bài : 45 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm (3,0 đ): Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình ở mỗi câu sau:
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải phẩm chất của Thạch Sanh?
 A. Nhân hậu, vị tha C. Dũng cảm, tài năng
 B. Thật thà, chất phác D. Bắn cung siêu việt
Câu 2: Hiện tượng chuyển nghĩa nào dưới đây chỉ sự vật chuyển thành hành động?
Cái cưa cưa gỗ C. Đang bó lúa gánh ba bó lúa
Cuộn bức tranh ba cuộn giấy D.Đang nắm cơm ba nắm cơm
Câu 3: Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thân dân tộc?
A. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
B. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước.
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi Tổ quốc bị lâm nguy.
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Câu 4: Chủ đề của một văn bản là gì?
A. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản ;
B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản;
C. Là nội dung cần làm sáng tỏ trong văn bản;
D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Câu 5: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
 A. Nhân vật thông minh, tài giỏi; 
 B. Nhân vật khỏe
 C. Nhân vật mồ côi, bất hạnh 
 D.Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí
 Câu 6: Dòng nào sau đây gồm toàn những từ láy tả tiếng cười?
A. Khanh khách, hi hí, ha hả, oang oang.
B. Khanh khách, hi hí, thỏ thẻ, ha hả.
C. Khanh khách, hi hí, ha hả, khúc khích.
D. Khanh khách, hi hí, ha hả, khàn khàn.
 Câu 7: Chức năng chủ yếu của văn bản tự sự?
A. Kể người và kể vật ; C. Kể người và kể việc;
B. Tả người và miêu tả công việc; D. Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện.
 Câu 8: Từ mượn là những từ vay mượn của tiêng Hán cổ để biểu thị những sự vật, hiện tượng , đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ biểu thị. Nhận định này đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
 Câu 9: Câu: “Mẹ tôi có dáng người rất thanh thản.” Mắc lỗi gì?
A. Lẫn lộn các từ gần âm C. Lặp từ
B. Dùng từ không đúng nghĩa D. Không mắc lỗi gì
 Câu 10: Dòng nào nêu đúng cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự?
A. Xác định rõ nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả của sự việc mà đề bài yêu cầu
B. Đọc kĩ đề xem đề nêu ra những yêu cầu nào, cần thực hiện yêu cầu ấy ra sao.
C. Sắp xếp sự việc theo một trật tự để người đọc dễ theo dõi và hiểu được câu chuyện,
D. Viết thành bài văn với bố cục đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Câu 11: Nhân vật nào sâu đây không phải là nhân vật trong truyện cổ tích?
A. Mã Lương B. Lang Liêu C. Sọ Dừa D. Thạch Sanh
Câu 12: Câu văn nào dưới đây thích hợp cho phần mở bài?
A. Ông nội em tuy tuổi đã cao nhưng còn minh mẫn lắm.
B. Ông thường hay dậy sớm tập thể dục.
C. Em rất yêu quý và kính trọng ông.
D. Ông rất thích xem chương trình thời sự.
II. Tự luận ( 7,0 đ)
Câu 1 ( 2,0 đ): Chỉ ra từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
a, Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
b, Trước khi nói phải nghĩ, không nên nói năng tự tiện. 
c, Cuối cùng, ngày khai trường đã tới trong sự chờ đợi vui lòng của chúng em. 
d, Chiến sĩ của ta ngang tàn, bất khuất. 
Câu 2: (5,0 đ): Viết đoạn văn từ 6- 8 câu nêu cảm nhận về một nhân vật trong các truyện dân gian đã học mà em yêu thích. 


































ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN ( PHẦN VĂN )
TUẦN 7- TIẾT 28- LỚP 6

I.Trắc nghiệm (3,0 đ) 

12 câu đúng x 0, 25 đ/ câu = 3,0 đ

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
D
A
D
D
A
C
C
B
B
C
B
A

II. Tự luận ( 7,0 đ)
Câu 1 ( 2,0 đ): HS chỉ được từ dùng sai và sửa lại cho đúng .Chẳng hạn:
a, - Dùng sai từ: bàng quang (0,25 đ)
 - Sửa lại: Có một số bạn còn bàng quan với lớp.( 0,25 đ)
b, - Từ dùng sai: tự tiện(0,25 đ)
 - Sửa lại: Trước khi nói phải nghĩ, không nên nói năng tùy tiện.(0,25 đ)
c, - Từ dùng sai: vui lòng(0,25 đ)
 - Sửa lại: Cuối cùng, ngày khai trường đã tới trong sự chờ đợi háo hức( vui sướng) của chúng em.( 0,25 đ)
d, - Từ dùng sai: ngang tàn( 0,25 đ)
 - Sửa lại: Chiến sĩ của ta ngang tàng, bất khuất.( 0,25 đ)
Câu 2 ( 5,0 đ): 
1. Hình thức ( 1,5 đ): Đảm bảo các yêu cầu sau:
- HS viết được đúng hình thức đoạn văn, đúng chủ đề, đảm bảo số câu theo quy định(0,75 đ)
- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, lời văn trong sáng, không sai lỗi chính tả,…(0,75 đ)
2. Nội dung ( 3,5 đ): Đảm bảo các nội dung:
- Giới thiệu được nhân vật văn học mà bản thân yêu thích.(0,5 đ)
- Cảm nhân về những phẩm chất, đạo đức…tốt đẹp của nhân vật. (1,25 đ)
- Tình cảm, suy nghĩ,…. của bản thân vè nhân vật. ( 1,25 đ)
- Ảnh hưởng của nhân vật đó đối với bản thân em.( 0,5 đ)
* Lưu ý: 
 - Trong quá trình chấm giáo viên có thể vận dụng biểu điểm linh hoạt đối với bài làm của HS.
 - Tổng điểm của bài kiểm tra là tổng điểm cúa các điểm thành phần trong bài.






 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN ( PHẦN VĂN )
TUẦN 7- TIẾT 28- LỚP 6

Nội dung
Các mức độ

Tổng



Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung



TN
TL
TN
TL
TN

TL



 Văn bản
C1, C5, C11

 
 0,75

C3 


 
 0,25


C2



 5,0
5


 
 6,0

 Tiếng Việt
C6, C8


 
 0,5

C2, C9, 

 
 
 0,5


C1

 
 
 2,0
5


 
 3,0

 Tập làm văn
C4, C7

 
 
 0,5

C10, C12


 
 0,5



4

 
 
 1,0

 Tổng
7

 1,75


5

 1,25
 


2

 7,0

14

 10

File đính kèm:

  • docDE KT VAN 6- T28.doc