Môn sinh học 12c thời gian làm bài: 60 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn sinh học 12c thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ SỐ:
MÔN SINH HỌC 12C
Thời gian làm bài: 60phút 
Mã đề thi 357
Câu 1: Điều kiện địa lí có vai trò gì trong quá trình hình thành loài?
A. Tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
B. Tích lũy các đột biến và biến dị có lợi.
C. Đào thải các đột biến và biến dị có hại.
D. Là nhân tố chiọn lọc những kiểu gen thích nghi.
Câu 2: Khi điều kiện mội trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao thì các cá thể của quần thể thường phân bố theo kiểu nào?
A. Phân bố đều.	B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố ngẫu nhiên.	D. Phân bố điểm.
Câu 3: Quan hệ nào sau đây không thuộc quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Hình thành bầy đàn.	B. Quần tụ.
C. Kí sinh vào nhau.	D. Hình thành xã hội.
Câu 4: Nhân tố quyết định sự phát triển của con người và xã hội loài người là:
A. Đời sống văn hóa	B. Ý thức	C. Nhân tố xã hội	D. Nhân tố sinh học.
Câu 5: Trong tự nhiên con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường
A. Lai xa và đa bội hóa.	B. Lai khác dòng.
C. Địa lí.	D. Sinh thái.
Câu 6: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li địa lí và cách li sinh thái.	B. Cách li sinh thái.
C. Cách li sinh sản và cách li di truyền.	D. Cách li địa lí.
Câu 7: Khi ổ sinh thái của 2 loài giao nhau thì xảy ra hiện tượng :
A. Cạnh tranh.	B. Ức chế.	C. Kí sinh.	D. Quần tụ.
Câu 8: Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi không chịu sự chi phối của nhân tố nào sau đây?
A. Quá trình cách li	B. Quá trình đột biến
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên	D. Quá trình giao phối
Câu 9: Não của người có khối lượng bao nhiêu?
A. 1250g.	B. 1300-1600g.	C. 600g.	D. 1000-2000g.
Câu 10: Sự phát triển của các thảm thực vật trên nương rẫy bỏ hoang thuộc loại diễn thế nào?
A. Diễn thế phân hủy.	B. Diễn thế nguyên sinh.
C. Diễn thế thứ sinh.	D. Diễn thế sơ cấp.
Câu 11: Một hệ thống nhân tạo chỉ gồm sinh vật sản xuất, vi sinh vật phân hủy và môi trường vật lí của nó được gọi đúng nhất là:
A. Quần xã sinh vật.	B. Sinh quyển.	C. Quần thể sinh vật.	D. Hệ sinh thái.
Câu 12: Kanguru là loài thú có túi sống trên mặt đất, chân ssau dài và khỏe, nhảy xa, chân trước rất ngắn. Ở lục địa Úc có một loài Kanguru do chuyển sang kiếm ăn trên cây mà 2 chân trước lại dài ra, leo trèo như gấu. Ví dụ trên chứng minh điều gì?
A. Sinh vật xuất hiện sau thích nghi hơn sinh vật xuất hiện trước
B. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đột biến vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn
C. Đột biến và biến dị không ngừng phát sinh ngay trong hoàn cảnh sống ổn định.
D. Chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động.
Câu 13: Trên các thảo nguyên châu Phi, loài báo không có vật ăn thịt mình là do:
A. Báo cung cấp không đủ năng lượng cho sự tồn tại và phát triển của quần thể vật ăn thịt chúng.
B. Báo chạy rất nhanh, vật ăn thịt khó lòng đuổi được.
C. Báo có khả năng trèo rất giỏi, vật ăn thịt không thể bắt được.
D. Báo có vuốt chân và răng rất sắc chống trả lại mọi kẻ thù.
Câu 14: Người có đặc điểm nào sau đây tiến hóa hơn vượn người?
A. Biết biểu lộ tình cảm.
B. Có não
C. Cho con bú đến 1 năm
D. Tay phân hóa dể cầm nắm sử dụng công cụ lao động.
Câu 15: Khắc phục hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa bằng cách nào?
A. Tạp giao	B. Tự thụ phấn	C. Giao phấn.	D. Đa bội hóa.
Câu 16: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi , sự hóa đen của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp được phân tích: dạng bướm đen xuất hiện là do:
A. Một đột biến lặn đa hiệu	B. Một đột biến trội đa hiệu
C. Bướm trắng ăn bụi than hóa đen	D. Bụi than phủ bướm trắng hóa đen
Câu 17: Nhóm sinh vật nào thuộc sinh vật sản xuất?
A. Nấm.	B. Động vật.	C. Thực vật	D. Vi sinh vật.
Câu 18: Các khu sinh học nước mặn chiếm bao nhiêu % bề mặt hành tinh?
A. 90%	B. 71%	C. 72%.	D. 80%
Câu 19: Các bậc dinh dưỡng khi được xếp liên tiếp từ thấp đến cao gọi là:
A. Lưới thức ăn.	B. Bậc năng lượng.	C. Tháp sinh thái.	D. Chuỗi thức ăn.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ người Crômanhôn đã có tiếng nói?
A. Có đời sống văn hóa	B. Có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo
C. Sống thành bộ lạc	D. Có lồi cằm
Câu 21: Thành phần cấu trúc của quần xã gồm:
A. Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng.	B. Chất vô cơ và chất hữu cơ.
C. Sinh vật và môi trường.	D. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.
Câu 22: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến thuộc loại quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh.	B. Quan hệ hợp tác đơn giản.
C. Quan hệ hội sinh.	D. Quan hệ cạnh tranh.
Câu 23: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với khái niệm về quần thể?
A. Khác nhau về giới tính.
B. Nhóm cá thể của loài hoặc dưới loài.
C. Khác nhau về tuổi và kích thước.
D. Không có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh ra các thế hệ con cái.
Câu 24: Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới dù với liều cao chúng ta cũng không hi vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì:
A. Thuốc trừ sâu là môi trường thuận lợi để sâu bọ phát sinh đột biến
B. Tất cả các đáp án đều đúng
C. Quần thể giao phối có tính đa hình về kiểu gen
D. Một số cá thể tiết ra các chất chống lại thuốc trừ sâu
Câu 25: Trường hợp ngụy trang bằng hình dạng cơ thể như bọ que là do:
A. Biến đổi của cơ thể tương ứng với môi trường.
B. Chọn lọc nhân tạo
C. Tác động trực tiếp cũa ngoại cảnh
D. Sự chọn lọc các cá thể đột biến hoặc các biến dị tổ hợp trong quàn thể đa hình.
Câu 26: Rễ của các loài cây nối liền nhau ở nhiều loài cây là quan hệ:
A. Cạnh tranh.	B. Hỗ trợ.	C. Đối địch.	D. Kí sinh.
Câu 27: Nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là:
A. Quá trình đột biến.	B. Quá trìnnh giao phối
C. Cơ chế cách li	D. Quá trình CLTN
Câu 28: Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở:
A. Vi sinh vật	B. Thực vật	C. Động vật	D. Tất cả các sinh vật
Câu 29: Cách li địa lí có vai trò gì trong quá trình hình thành loài?
A. Tích lũy các đột biến và biến dị có lợi.	B. Chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
C. Thúc đẩy sự phân hóa trong loài.	D. Đào thải đột biến và biến dị có hại.
Câu 30: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là quàn thể?
A. Các con voi sống trong vườn bách thú.	B. Bầy voi sống trong rừng rậm châu phi.
C. Các con chó sói trong rừng.	D. Đàn cá rô phi trong hồ.
Câu 31: Chiều hướng tiến hóa nào cơ bản nhất?
A. Ngày càng đa dạng phong phú.	B. Biến đổi ngày càng hoàn thiện.
C. Tổ chức ngày càng cao.	D. Thích nghi ngày càng hợp lí.
Câu 32: Trong quá trình phát sinh loài người phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hang gần nhất với người.
B. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người.
C. Vượn người ngày nay và người là 2 nhánh phát sinh từ một nguồn gốc chung.
D. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người.
Câu 33: Quan sát các hiện tượng sau:
1, Tự tỉa ở thực vật.
2, dây tơ hồng trên cây bụi.
3, địa y.
4, Hải quỳ và tôm kí cư.
5, sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến.
6, Bèo dâu.
Hiện tượng nào là quan hệ cộng sinh?
A. 1,5,6.	B. 3,4,6.	C. 1,2,4.	D. 2,3,5.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí?
A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí trường gặp ở cả động vật và thực vật.
B. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, CLTN đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
Câu 35: Chọn lọc tự nhiên tiến hành theo những hướng khác nhau từ một dạng ban đầu đưa đến:
A. Sự phân li tính trạng	B. Đồng quy tính trạng
C. Phân hóa tính trạng	D. Phân cách tính trạng.
Câu 36: Thực vật hấp thụ Nitơ dưới dạng nào?
A. NO3- và NH4+.	B. NO2- và NH4+	C. NO2- và NH3	D. NO3- và NH3
Câu 37: Sơ đồ nào sau đây thể hiện sự phân tầng của rừng mưa nhệt đới?
A. Tầng thảm xanh- Tầng tán rừng- Tầng dưới tán rừng- Tầng vượt tán.
B. Tầng thảm xanh- Tầng dưới tán rừng- Tầng tán rừng- Tầng vượt tán.
C. Tầng dưới tán rừng- Tầng thảm xanh- Tầng tán rừng- Tầng vượt tán.
D. Tầng thảm xanh- Tầng dưới tán rừng- Tầng vượt tán- Tầng tán rừng.
Câu 38: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã?
A. Đồng cỏ.	B. Các con chim nuôi trong vườn bách thú.
C. Rừng mưa nhiệt đới.	D. Rừng lá rộng ôn đới.
Câu 39: Khi năng lượng biến đổi trong hệ sinh thái thì hiệu suất sinh thái của bậc sau thường là bao nhiêu so với bậc trước kề liền?
A. 1%	B. 90%	C. 50%	D. 10%
Câu 40: Hiệu ứng nhà kính tăng là do sự gia tăng lượng khí nào sau đây?
A. CO2	B. O2.	C. SO2.	D. N2
Câu 41: các cây gỗ trong rừng thường phân bố theo kiểu nào?
A. Phân bố ngẫu nhiên.	B. Phân bố điểm.
C. Phân bố đều.	D. Phân bố theo nhóm.
Câu 42: Quan hệ cộng sinh là kiểu quan hệ:
A. Hai loài chung sống bắt buộc, cà 2 đều có lợi.
B. Hai loài chung sống bắt buộc, cà 2 đều không có lợi.
C. Hai loài chung sống bắt buộc, 1 loài có lợi.
D. Hai loài chung sống không bắt buộc, cà 2 đều có lợi.
Câu 43: Nguyên nhân bất thụ thường gặp ở con lai giữa 2 loài khác nhau là:
A. Tế bào của cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ NST của 2 loài bố mẹ.
B. Tế bào của cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt.
C. Tế bào của cơ thể lai xa chứa bộ NST tăng gấp bội so với 2 loài bố mẹ.
D. Tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp NST tương đồng
Câu 44: Hiện tượng “ tự tỉa thưa” là kết quả của mối quan hệ nào?
A. Cạnh tranh khác koài.	B. Vật kí sinh và vật chủ.
C. Cạnh tranh cùng loài.	D. Vật ăn thịt và con mồi.
Câu 45: Song nhị bội là:
A. Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể tăng theo bội số của n.
B. Cơ thể có bộ nhiểm sắc thể tứ bội
C. Cơ thể chứa 2 loại tế bào của 2 loài khác nhau.
D. Cơ thể có tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau.
Câu 46: Ếch, nhái, rắn nhiều vào các tháng xuân,hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào?
A. Không theo chu kì.	B. Theo chu kì mùa.
C. Theo chu kì ngày đêm.	D. Theo chu kì nhiều năm.
Câu 47: Hợp chất nào dưới đây ít có khả năng hoàn lại cho chu trình?
A. Xương , răng của động vật biển.	B. Các sản phẩm trao đổi chất của động vật.
C. Các chất bài tiết.	D. Các mô mềm của động vật.
Câu 48: Chức năng cơ bản của hệ sinh thái là:
A. Điều hòa khí hậu.	B. Trao đồi vật chất.
C. Trao đổi vật chất và năng lượng.	D. Cung cấp năng lượng.
Câu 49: Cacbon đi vào chu trình vật chất dưới dạng nào?
A. H2CO3.	B. C	C. CO2.	D. CO.
Câu 50: Những động vật ít tuyến mồ hôii, giảm lượng nước tiểu, phân khô thường phân bố ở dâu:
A. Vùng lạnh.	B. Nơi khô hạn.
C. Dưới đáy đại dương.	D. Nơi ẩm ướt.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde thi hk2 mon sinh ban khxh.doc