Môn : sinh học 8 (thời gian làm bài 45 phút không kể giao đề)

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn : sinh học 8 (thời gian làm bài 45 phút không kể giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm tra học kì I Năm học 2009 - 2010
	môn : sinh học 8
	(Thời gian làm bài 45 phút không kể giao đề)
I. Trắc nghiệm khách quan ( 2,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Hãy chọn các từ hay cụm từ (a hoặc b, ...) điền vào chỗ trống trong câu để câu trở nên hoàn chỉnh và hợp lí.
 	a. tiểu cầu b. bảo vệ cơ thể c. mất máu d. búi tơ máu e. tế bào máu
	Đông máu là một cơ chế ...(1) để chống ...(2). Sự đông máu liên quan đến hoạt động của ...(3) là chủ yếu để hình thành một ...(4) ôm giữ các ...(5) thành một khối máu đông bít kín vết thương. 
Câu 2 (1,0 điểm): Chọn các câu trả lời đúng trong số các câu sau:
	1. Mọi hoạt động của cơ thể đều diễn ra theo cơ chế phản xạ.
 	2. Các tế bào có cấu tạo gồm 3 phần chính: màng, tế bào chất và nhân.
	3. Nhân tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
	4. ở người, cơ mặt phát triển đặc biệt là cơ nhai.
 	5. Trọng tâm của cơ thể người rơi vào bàn chân.
II. Tự luận ( 8,0 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm): Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. 
Câu 4 (3,5 điểm): Trình bày cách tiến hành cấp cứu khi gặp nạn nhân bị "chết đuối".
Câu 5 (2,5 điểm): Với một khẩu phần ăn đủ và sự tiêu hoá có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là gì? Vì sao sau khi ăn no không nên lao động ngay? 
Đáp án và biểu điểm
Câu 1 (1,0 điểm): Chọn đúng mỗi từ được (0,2 đ): 1- b, 2- c, 3- a, 4- d, 5- e
Câu 2 (1,0 điểm): Mỗi đáp án đúng (0,5 đ): đáp án: 1, 2 
Câu 3 (2,0 đ): 
	- Nêu được sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là sự khuếch tán khí từ nơi có 	nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp (1,0 đ)
	- Trình bày được quá trình TĐK ở phổi (0,5 đ)
	- Trình bày được quá trình TĐK ở phổi (0,5 đ)
Câu 4 (3,5 điểm) Nêu được cách tiến hành ở mỗi bước : 
	- Bước 1: Loại bỏ nước ra khỏi phổi bằng cách ...(1,0 đ)
	- Bước 2: Tiến hành theo phương pháp hà hơi thổi ngạt hoặc ấn lồng ngực: ... 2,5 đ)
Câu 5 (2,5 điểm)
- ý 1: Đường đơn, axitamin, glixein , axit béo, nuclêôtit, vitamin, nước, muối khoáng.(2,0 đ)
- ý 2: Để máu dồn đến nuôi dưỡng các tế bào cơ quan tiêu hoá (0,5 đ)
Trường THCS hoàng diệu Đề kiểm tra học kì I Năm học 2009 - 2010
	môn : sinh học 8
	(Thời gian làm bài 45 phút không kể giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm): Nêu những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng?
Câu 2 (3,0 điểm): Để nghiên cứu vai trò và điều kiện hoạt động của enzim nước bọt, bạn An đã làm thí nghiệm sau:
	Chọn 4 ống nghiệm đều chứa 5 ml hồ tinh bột loãng, lần lượt thêm vào các ống :
- ống 1: Thêm 5 ml nước cất	 - ống 2: Thêm 5 ml nước bọt loãng
- ống 3: Thêm 5 ml nước bọt loãng và vài giọt HCl	 - ống 4: Thêm 5 ml nước bọt đun sôi
	Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm 37oC trong thời gian từ 15 - 30 phút.
a. Hồ tinh bột trong các ống nghiệm có biến đổi không? Tại sao?
b. Từ đó hãy xác định nhiệt độ và môi trường thích hợp cho sự hoạt động của enzim nước bọt?
Câu 3 (2,0 điểm): Khi truyền máu có phải thử máu không? Vì sao?
Câu 4 (2,0 điểm): Có những tác nhân nào gây hại hệ hô hấp? Nêu các biện pháp bảo vệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại đó.
 	 đáp án và biểu điểm
Câu 1 (3,0 đ): Nêu được :
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. (1,0 đ)
- Ruột non rất dài (2,8 – 3 m ở người trưởng thành), là bộ phận dài nhất trong các cơ quan tiêu 
hoá (1,0 đ)
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. ( 1,0 đ)
Câu 2 (2,5 đ): 
a. Chỉ có ống 2 hồ tinh bột bị biến đổi vì ống 2 có enzim amilaza trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ (0,5 đ)
- ở ống 1: Nước cất không có enzim biến đổi tinh bột. (0,5 đ)
- ở ống 3: Enzim nước bọt không hoạt động ở môi trường axit …không bị biến đổi (0,5 đ)
- ống 4: Enzim nước bọt bị mất hoạt tính khi đun sôi nên tinh bột không bị biến đổi (0,5 đ)
b. Nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của enzim nước bọt là 37oC ( nhiệt độ cơ thể người). Môi trường thích hợp cho enzim nước bọt hoạt động là môi trường trung tính hoặc hơi kiềm (tốt nhất là pH = 7,2) (0,5 đ) Câu 3 (2,0 điểm): - Khi truyền máu phải thử máu (0,5 đ)
	- Vì: + Nếu không thử máu sẽ có thể xảy ra hiện tượng ngưng máu (do hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận) (1,0 đ)
	 	 + Hoặc có thể nhận máu nhiễm các loại tác nhân gây bệnh. (0,5 đ)
Câu 4 (2,0 đ): - Nêu được 3 loại tác nhân gây hại đường hô hấp (0,5 đ)
	 - Nêu được các biện pháp bảo vệ mỗi tác nhân (0,5 đ)	

File đính kèm:

  • docKt Ki I Sinh 8 20092010.doc