Môn thi: ngữ văn 12 thời gian làm bài: 180 phút

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn thi: ngữ văn 12 thời gian làm bài: 180 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC HÀ TĨNH
 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ

ĐỀ THI THỬ NĂM HỌC 2010- 2011
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
I, PHẦN CHUNG: (5 điểm):
 Câu 1: ( 3 điểm): Hãy viết một bài văn nghị luận không quá 600 từ, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về nạn bạo lực học đường trong nhà trường hiện nay.
 Câu 2: ( 2 điểm): Anh/ chị hãy trình bày những nét chính về sự nghiệp văn học của nhà văn Nam Cao?
II, PHẦN RIÊNG: ( Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu, câu 3a hoặc câu 3b):
 Câu 3a: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp anh hùng cách mạng của nhân vật Tnú ( Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) và nhân vật Việt ( Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi).
 Câu 3b: Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
 Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
 Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
 Mường Lát hoa về trong đêm hơi
( Trích " Tây Tiến"- Quang Dũng)
 Nhớ gì như nhớ người yêu
 Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
 Nhớ từng bản khói chùng sương
 Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
( Trích " Việt Bắc"- Tố Hữu)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
PHẦN CHUNG:
 Câu 1: 
 * Trong những năm gần đây nạn bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí  giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh.(0, 25 điểm)
 * Thực trạng: Trong thực tế trường học; Trên các phương tiện truyền thông bạn sẽ thấy những bài báo; những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các  cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc... gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.( 0, 5điểm)
 * Nguyên nhân: ( 0, 75 điểm)
 - Thứ nhất: Học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; Do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; Ghen tị về thành tích học tập; Mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; Bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như " thích thì đánh cho nó chừa ", " nhìn đểu "... Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô hay nhà trường.
 - Thứ hai: Học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử không hay trong nhà trường và đối với bạn bè.
 * Hậu quả: ( 0, 5 điểm)
 - Gây tổn thương về tâm lí, sốc về tinh thần, xấu hổ với bạn bè..
 - Gây di chấn tổn thương về thể xác: Bị hoảng loạn, bị trầm cảm, bị thần kinh...
 - Gây hoang mang trong dư luận.
 * Giải pháp: ( 1, 0 điểm)
 - Toàn xã hội cần phải quan tâm, cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiªm cÊm c¸c game b¹o lùc.
 -  Quan tâm nâng cao văn hoá gia đình: Người lớn phải làm gương, ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án, loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
 - Phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
     - Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách.
   * Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". 
 Câu 2:
 * Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong 1 gia đình nông dân làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX,  là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945. Nam Cao cũng là cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau cách mạng. ( 0, 25 điểm)
 * Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao được thể hiện ở hai giai đoạn: Trước và sau cách mạng:
 - Trước CMT8: sáng tác của N.Cao tập trung vào 2 đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê hương( 1,0 điểm)
 + Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo, đáng chú ý là các truyện ngắn:"Những truyện không muốn viết"; "Trăng sáng", "Đời thừa", "Mua nhà", "Nước mắt", "Cười"...và tiểu thuyết "Sống mòn"(1944). Trong khi mô tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của những nhà văn nghèo, những "Giáo khổ trường tư", học sinh thất nghiệp...Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa XH to lớn. Đó là tấn bi kịch dai dẳng của người trí thức, những người có ý thức sâu sắc về giá trị đời sống và nhân phẩm, muốn sống có hoài bão, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội làm cho " chết mòn " phải sống "đời thừa".
     + Ở  đề tài về người nông dân, đáng chú ý nhất là các truyện:"Chí Phèo", "Trẻ con không được ăn thịt chó"," Một bữa no"," Lão Hạc"," Một đám cưới", "Lang Rận"...ở đề tài này, Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu bị ức hiếp, bị lưu manh hoá ...Nhà văn đã kết án sâu sắc cái Xã hội tàn bạo làm huỷ diệt cả nhân tính của những con người lương thiện. Ở một số TP, Nam Cao đã thể hiện niềm xúc động trước bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn họ( Lão Hạc).
     - Sau CMT8, Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến, truyện ngắn "Đôi mắt" (1948) "Nhật ký ở rừng" (1948) và tập bút kí "Chuyện biên giới" (1950) của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc nhất của nền văn học mới sau cách mạng còn non trẻ khi đó.( 0, 5điểm)
 - Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao là cây bút bậc thầy, ông xứng đáng được coi là một nhà văn lớn giàu sức sáng tạo của văn học Việt Nam.( 0, 25 điểm)
PHẦN RIÊNG:
 Câu 3a: 
 * Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. ( 0, 25 điểm)
 * Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa à Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu.( 0, 5điểm)
 Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” ( 1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.
 * Qua hai thiên truyện, tác giả đã giúp người đọc khám phá, khâm phục, tự hào trước vẻ đẹp anh hùng cách mạng của những con người bình thường, giản dị mà anh dũng, kiên cường và rất mực trung thành, thuỷ chung với cách mạng.(0,5điểm)
 Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
 * Biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở Tnú và Việt: ( 3, 25điểm)
 - Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc: Tnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “ Đảng còn thì núi nước này còn” – Lời cụ Mết. (Rừng xà nu). Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. (Những đứa con trong gia đình).(1,0điểm)
 - Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc: Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay. Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc. ( 1, 0điểm)
 à Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Việt vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người. 
 - Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ( 1,0 điểm)
 + Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù à Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ.
 + Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng.
 - Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.(0,25điểm)
 * Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời lở đất để “ nhấn chìm lũ bán nước và quân cướp nước”. Cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo.(0,5điểm)
 Câu 3b: 
 * Quang Dũng ( !921- 1988), Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn. 
 Tố Hữu ( 1920- 2002), Huế. Ông là một tác gia tiêu biểu có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam với hồn thơ đậm đà tính dân tộc.(0, 25 điểm)
 * " Tây Tiến" ( 1948), " Việt Bắc "( 1954) là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp, là những bài ca không thể nào quên về một thời gian khổ mà hào hùng hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc.( 0, 25điểm)
 * Đoạn thơ trong bài Tây Tiến: ( 1, 5điểm)
 - Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa..
 - Hình ảnh thơ có sự hài hoà nét thực nét ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi, mỏi, hơi) với điệp từ (nhớ / nhớ) và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi.
 * Đoạn thơ trong bài Việt Bắc( 1,5điểm)
 - Đây là lời của người đi, khẳng định về xuôi sẽ nhớ Việt Bắc “ như nhớ người yêu”. Từ đó muốn nói nỗi nhớ của tình yêu là nỗi nhớ da diết nhất, thường trực nhất. - Sau lời khẳng định là những hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc đẹp như khúc hát đồng quê. Trăng đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương… là những hình ảnh rất đặc trưng cho khung cảnh núi rừng êm đềm, thơ mộng. Trên cái nền trữ tình là hình ảnh con người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu khó. Con người và thiên nhiên hài hòa gắn bó trong nỗi nhớ người về xuôi. - Các hình ảnh trong hoài niệm nhưng hiện lên thật cụ thể, rõ nét, chứng tỏ sự gắn bó sâu sắc và nỗi nhớ thiết tha.
 * So sánh: ( 1,5điểm)
 - Điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ: Đều bộc lộ nỗi nhớ của người trong cuộc: tha thiết, bồi hồi, sâu lắng về thiên nhiên và con người một thời gắn bó, yêu thương trong kháng chiến.
 - Điểm khác biệt: Hai bài thơ sử dụng hai hình thức khác nhau để bộc lộ cảm xúc: Việt Bắc sử dụng hình thức thơ lục bát, Tây Tiến sử dụng hình thức thơ thất ngôn trường thiên.
 Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng được bộc lộ trực tiếp, cụ thể: Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nỗi bật lên thành tiếng gọi " Tây Tiến ơi". Hai chữ “chơi vơi”: vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ à nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh; mênh mông, bao trùm cả không gian, thời gian.Trích đoạn thơ của Tố Hữu dùng nỗi nhớ tình yêu để khẳng định nỗi nhớ với quê hương cách mạng.
 
 

         

File đính kèm:

  • docĐỀ THI NGỮ VĂN (1).doc