Môn thi : ngữ văn thời gian làm bài thi : 150 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn thi : ngữ văn thời gian làm bài thi : 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2008-2009

ĐỀ CHÍNH THỨC




MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài thi : 150 phút
Ngày thi: 04/3/2009














Câu 1 (2 điểm) :
Bài Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan và bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đều kết thúc bằng ba tiếng ta với ta.
Theo em, cách nói ta với ta ở hai bài thơ này có ý nghĩa giống nhau không ? Vì sao ?

Câu 2 (2 điểm) :
Phân tích vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh và văn nghị luận.

Câu 3 (16 điểm) :
Cảm nghĩ của em khi học truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long./.










Họ và tên thí sinh: …………………………………….. 	Chữ ký giám thị số 1: ……………........
Số báo danh: …………………………………………..



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2008-2009



HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN NGỮ VĂN
Hướng dẫn này gồm 2 trang




Câu 1 (2 điểm)
Không giống nhau, vì :
Qua đèo Ngang : Ta với ta ở đây cực tả nỗi cô đơn trước một không gian bao la, xung quanh chỉ toàn những vật vô tri, sự sống con người thì thưa nhạt, lạ lẫm, xa tít. Không người giao cảm, khách đành trở về với lòng mình, ôm một mối sầu hoài cổ một mình mình biết, một mình mình hay. Cả 2 từ ta ở đây đều là đại từ ngôi 1, chỉ bản thân nhà thơ đang cô đơn.
Bạn đến chơi nhà : Ta với ta ở đây biểu hiện một tình bạn chân thành, tri kỷ, thắm thiết của những con người lấy sự hiểu nhau, cảm thông với nhau làm điều quí giá nhất, hơn tất cả mọi phẩm vật trên đời. Ta với ta ở đây đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. 
Nêu được đại ý mỗi ý = 1 điểm. 

Câu 2 (2 điểm)
Trong văn thuyết minh và văn nghị luận thường có yếu tố miêu tả. 
Trong văn nghị luận : yếu tố miêu tả không nhiều song nó vẫn có tác dụng làm rõ sự vật, hiện tượng được đề cập đến giúp người nghe, người đọc hiểu rõ sự vật, hiện tượng hơn, do đó nội dung nghị luận (bàn về một vấn đề nào đó) thêm sáng tỏ, giàu sức thuyết phục. VD : Nghị luận về một vấn đề môi trường. Nếu có những đoạn miêu tả cảnh quan môi trường bị xâm hại thì bài nghị luận sẽ sinh động hơn, có sức thuyết phục hơn, không khô khan… 
Trong văn thuyết minh : yếu tố miêu tả đóng vai trò đặc biệt quan trọng (nhất là văn bản thuyết minh danh lam thắng cảnh). Yếu tố này có tác dụng làm sự vật sự việc hiện lên với các góc cạnh, đặc điểm, giá trị của nó, do đó, người đọc sẽ hiểu rõ về đối tượng được thuyết minh hơn. Nếu thiếu yếu tố miêu tả, đối tượng thuyết minh sẽ hiện ra mờ nhạt, thiếu sức hấp dẫn. VD: Thuyết minh một tân dược / một đồ dùng gia dụng / một danh thắng (địa đạo Long Phước chẳng hạn). 

Câu 3 (16 điểm)
Yêu cầu 
Bài viết cho thấy truyện ngắn nêu ra một bài học nhân sinh thiết thực, sâu sắc qua một câu chuyện sống động, không thuyết lí khôn khan, không hô hào kêu gọi. Đó là bài học về sự làm việc hết mình, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chung mà mỗi con người ở mảnh đất Sa Pa trong tác phẩm gợi ra. 
Học sinh cần trình bày cảm nghĩ của mình về truyện ngắn ở 2 phương diện nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật, trong đó nội dung tư tưởng là chính yếu (2 phương diện này trình bày đan xen hoặc tách bạch). Cũng có thể chỉ nêu cảm nghĩ về những con người (đặc biệt là nhân vật anh thanh niên khí tượng kiêm vật lí địa cầu) hằng ngày hằng giờ âm thầm sống và làm việc hết mình cho nhân dân, cho tổ quốc “ở nơi mà khi nói tới, người ta thường chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi và hưởng thụ”; từ đó, phát biểu tình cảm, bài học cho bản thân, cho cuộc sống… 
Học sinh có thể chỉ nêu cảm nghĩ về nghệ thuật dựng truyện, khắc họa nhân vật của tác giả. Tuy nhiên, những bài viết này chỉ cho tối đa điểm trung bình.
Khi nêu cảm nghĩ, phải có sự phân tích dẫn chứng để bài viết sinh động, có sức thuyết phục, không chung chung mơ hồ. Dẫn chứng có thể nêu theo ý, không đòi hỏi phải trích dẫn chính xác từng từ ngữ, chi tiết.
Văn viết trôi chảy, ít mắc lỗi dùng từ, đặt câu, bố cục 3 phần khoa học, lập luận chặt chẽ, tỏ ra có năng lực cảm thụ và phân tích văn chương.


Biểu điểm
Điểm 16 : Đáp ứng các yêu cầu trên.
Điểm 13 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc.
Điểm 10 : Cảm nghĩ chân thành, khá sâu sắc, văn viết còn có chỗ lủng củng, lập luận, kết cấu còn có chỗ không chặt chẽ.	Hoặc : Cảm nghĩ chân thành, khá sâu sắc nhưng còn sơ sài; văn viết tốt, tỏ ra có năng lực cảm thụ văn chương. 
Điểm 7 : Bài làm sơ sài, vấn đề mờ nhạt, văn viết còn nhiều chỗ lủng củng…
Điểm 3 : Bài làm hết sức sơ sài, diễn đạt lủng củng, lập luận, kết cấu thiếu chặt chẽ…



………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docL9. 08-09.doc
Đề thi liên quan