Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán "Tìm một số biết giá trị phân số của nó" đối với học sinh học yếu môn toán

doc11 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán "Tìm một số biết giá trị phân số của nó" đối với học sinh học yếu môn toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Để đáp ứng được với xu thế chung của thế giới và đất nước ta nói riêng, khoa học công nghệ thông tin là con đường ngắn nhất mang chúng ta tới tri thức văn minh của nhân loại,bước chuyển mình đột phá mang lại thành quả tốt nhất.
 Những năm gần đây nhà nước đã chú trọng đầu tư cho giáo dục, thường xuyên trau dồi kiến thức, phương pháp cho đội ngũ giáo viên.Nội dung chương trình sách giáo khoa cũng sát thực, bám sát thực tế ,và cập nhật giúp người học, người đọc dễ hiểu hơn, ngoài ra cũng bắt buộc người học phải năng động suy luận, tư duy phán đoán tìm tòi tri thức mới.
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn toán đã nhiều năm tôi nhận thấy rõ sự lĩnh hội kiến thức này đến với học sinh là rất khó khăn, đặc biệt là học sinh dân tộc.Để học sinh hiểu được bài trên lớp về nhà áp dụng làm bài tập, đến lớp hiểu bài, tích cực xây dựng bài là cả một quá trình rất khó khăn và phúc tạp.
 Đối với việc học môn toán các em học yếu thường lại lười làm bài tập, rất sợ học toán.Từ đó, tôi thường nhắc nhở học sinh học thuộc lý thuyết, phải nắm chắc các công thức toán học để vận dụng vào giải bài tập, cho nên người học cần phải có đức tính cần cù, chịu khó,ham học hỏi. Đối với thực trạng của trường tôi đang công tác “Trường THCS Cao Bá Quát” thì chất lượng học bộ môn toán là chưa đồng đều, một số em thì tiếp thu bài nhanh , bên cạnh đó lại có một số em tiếp thu bài quá chậm.Số học sinh dân tộc chiếm tỉ lệ tương đối cao(154/912). Qua tìm hiểu, tôi thấy số em học yếu môn toán nguyên nhân chủ yếu là do:
Trình độ nhận thức của các em rất hạn chế,một số em bị hổng kiến thức ở lớp dưới.
Việc xác định nhiệm vụ học tập chưa cao, các em còn ở lứa tuổi ham chơi.
Một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc học của con em mình.
Một số phụ huynh không thể kèm cặp cho con em mình học ở nhà( vì trình 
độ văn hóa của bố mẹ còn yếu, chưa có).
 Xuất phát từ lòng yêu nghề mến trẻ, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp các em học yếu môn toán có kỉ năng giải một số bài toán “Tìm một số, biết giá trị phân số của nó”.Mặc dù đây là một dạng tóan đơn giản,song một số em học yếu môn toán vẫn chưa nắm chắc cách giải. 
II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Cơ sở khoa học mà đề tài vận dụng:
Đối với giáo viên:
Để đạt được hiểu quả cao trong quá trình giảng dạy học sinh thì người thầy trước hết phải tâm huyết với nghề nghiệp và cần:
Hiểu được đối tượng học sinh mà mình trực tiếp giảng dạy, xây dựng kế hoạch soạn giảng,phù hợp, bám sát đến từng đối tượng học sinh.
Có trình độ chuyên môn vững và phong phú, luôn được trau dồi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ những tiết dự giờ của đồng nghiệp.
Dành nhiều thời gian trả lời những thắc mắc của học sinh, gần gũi với học sinh
Nắm bắt tình hình học tập của học sinh thông qua giảng dạy trên lớp và qua các bài kiểm tra để phân ra đối tượng cần phụ đạo và bồi dưỡng tài năng.
Giảng dạy trên lớp cần phải kích thích được hứng thú học tập của học sinh, giúp các em yêu thích môn toán.
 b) Đối với học sinh:
 Để học tốt môn toán nói chung và biết cách giải bài toán “Tìm một số biết giá trị phân số của nó” thì học sinh cần:
Học thuộc các công thức toán học: Muốn tìm một số, biết của nó bằng a, ta tính: a: = (m,n N*)
Nắm chắc 4 phép tính về phân số(cộng, trừ, nhân ,chia)
Đối với toán giải thì học sinh cần phải đọc kĩ đề, hiểu đề , tìm ra mối liên quan trong bài toán.
 2/ Biện pháp thực hiện chi tiết:
 * Nội dung1: Tìm giá trị phân số của một số cho trước.(Tính trực tiếp)
 Ví dụ 1: Tìm một số , biết:
 của nó bằng 7,2
Học sinh cần biết vận dụng công thức để giải, cụ thể a = 7,2 ; 
 = 
Từ đó có ngay kết quả: 
 Số cần tìm là: 7,2: = 7,2. = 10,8
 Ví dụ 2: Tìm một số biết: 
 1 của nó bằng -5
Học sinh cần nắm công thức và vận dụng công thức để giải, đồng thời nắm chắc quy tắc nhân các số nguyên.
Học sinh phải nhớ phép biến đổi từ hỗn số ra phân số.
Từ đó có ngay kết quả: 
 Số cần tìm là: (-5) : 1 = (-5) : = (-5). = - = -3,5
 Ví dụ 3: Tìm một số, biết:
 % của nó bằng 1,5
Trước tiên học sinh cần biết chuyển % về dạng phân số :
 % = . = = 
 - Học sinh vận dụng công thức để giải, với a = 1,5; = 
 - Học sinh cần nắm chắc quy tắc chia phân số.
 - Từ đó có ngay kết quả:
 Số cần tìm là: 1,5 : = 1,5. = 375
 Ví dụ 4: Tìm một số, biết :
 3% của nó bằng -5,8
 - Trước tiên học sinh cần biết chuyển 3% về dạng phân số : 
 3% = % = 
Vận dụng công thức để giải, với a = -5,8 ; = 
Từ đó ta có ngay kết quả: 
 Vậy số cần tìm là: (-5,8): = (-5,8). = -160
 Qua 4 ví dụ trên học sinh đã thành thạo, mạnh dạn, tiến hành làm bài tập một cách thoải mái, tự tin, không sợ sệt, tích cực xây dựng bài, tham gia thảo luận sôi nổi, các em có hứng thú trong học toán.
 * Nội dung 2: Tìm giá trị phân số của một số cho trước (thông qua các bài toán giải)
 Để giải tốt các bài toán giải dạng toán này, trước tiên học sinh phải đọc kĩ đề toán, tìm ra mối liên hệ trong bài toán, yếu tố nào tính được ngay, yếu tố nào phải biểu thị theo những dự kiện bài toán cho, từ đó để định hướng cách giải.
 Ví dụ 1: 75% một mảnh vải dài 3,75. Hỏi cả mảnh vải dài bao nhiêu mét ?
 Giáo viên hướng dẫn học sinh, đây là dạng toán: Tìm một số biết giá trị phân số của nó. Cụ thể là tìm một số (tìm chiều dài mảnh vải), biết giá trị phân số của nó (75% của mảnh vải bằng 3,75).
 Vận dụng công thức, ta có: a = 3,75 ; = 75%, hay = để giải.
 Từ đó đi đến cách giải :
 Chiều dài của mảnh vải là: 
 3,75 : 75% = 3,75 : = 5(m)
 Ví dụ 2: quả dưa hấu nặng 4kg. Hỏi quả dưa hấu nặng bao nhiêu ki lô gam ?
 - Học sinh cần đổi hỗn số 4 ra phân số : 4kg = kg
 - Từ đó vận dụng công thức: Tìm một số biết giá trị phân số của nó, cụ thể là tìm một số (tìm khối lượng quả dưa), biết giá trị phân số của nó (biết quả dưa nặng 4kg hay kg).
 Vận dụng công thức, ta có: a = ; = 
 Từ đó đi đến cách giải:
 Quả dưa hấu nặng là: 
 : = . = (kg)
 Ví dụ 3: Một tấm vải bớt đi 8m thì còn lại tấm vải. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét ?
 Giáo viên phân tích kĩ bài toán, xem tấm vải là 1 đơn vị.
 Yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề bài, tìm xem 8m vải bớt đi chiếm bao nhiêu phần của tấm vải ?
 Số vải bớt đi : 
 1- = - = (tấm vải)
 tấm vải thì dài bao nhiêu mét ?
 HS : tấm vải thì dài 8 mét. 
 Đây chính là dạng toán tương tự như trong ví dụ 1.
 Từ đó ta có lời giải sau:
 Tấm vải dài là: 
 8 : = 8 . = 22 (m)
 Ví dụ 4: Bạn An đọc một cuốn sách trong ba ngày. Ngày thứ nhất đọc số trang. Ngày thứ hai đọc số trang còn lại. Ngày thứ ba đọc nốt 90 trang. Tính xem cuốn sách có bao nhiêu trang ?
 Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, tìm hiểu mối liên hệ trong bài toán, yếu tố nào có thể tính ngay được. 
 Giáo viên phân tích kĩ bài toán, xem số trang của toàn bộ cuốn sách là 1 đơn vị. 
 Số trang sách còn lại sau khi An đọc ngày thứ nhất là bao nhiêu ?
 HS: Số trang sách còn lại sau khi An đọc ngày thứ nhất là :
 1 - = = (số trang sách)
 Ngày thứ hai An đọc được bao nhiêu trang sách ? Muốn vậy cần tìm 
 của , tức là tìm giá trị phân số của một số cho trước.
Học sinh cần nhớ lai cách giải bài toán : Tìm giá trị phân số của một số cho trước.(lấy số cho trước nhân với phân số đó).
 Số trang sách ngày thứ hai An đọc được là: 
 . = (tổng số trang sách)
 Số trang sách còn lại sau khi An đọc ngày thứ hai là bao nhiêu ? 
HS : - = = (tổng số trang sách)
 Theo đề bài thì số trang này bằng bao nhiêu trang ?
HS : Bằng 90 trang.
 Đến đây, ta đưa về bài toán: Tìm một số, biết giá trị phân số của nó, cụ thể là tìm một số biết của nó bằng 90.
 Vậy cuốn sách có số trang là: 
 90 : = 90 . = 360 (trang)
	III/ KẾT LUẬN:
 Qua quá trình thực hiện sáng kiến này, tôi đã giúp học sinh tháo gỡ những thắc mắc khi gặp phải những bài toán tìm giá trị phân số của một số cho trước, qua một học kì tôi nhận thấy các em đã thoải mái, tự tin và yêu thích môn học này. Đặc biệt các em đã tích cực phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
 Khi thảo luận một số em khá, giỏi đã chỉ bảo cho bạn rất tốt. Giúp các bạn yếu, kém tiến bộ nhiều và tự tin hơn.
 Thành quả đạt được: 
 Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong 2 lớp 6A,6A, với sĩ số 2 lớp là78 học sinh :
Học sinh hiểu bài, làm bài tập thành thạo : 40 em chiếm 51,3%
Học sinh trung bình : 28 em chiếm 35,9%
Học sinh yếu : 10 em chiếm 12,8%
 * Bài học kinh nghiệm: 
 Để học sinh học tốt môn này, người thầy đóng vai trò rất quan trọng : 
 - Người thầy không chỉ có kiến thức chuẩn mà còn phải thường xuyên trau dồi phương pháp giảng dạy trên lớp, luôn gần gũi với học sinh để giải đáp những thắc mắc của học sinh.
 - Phải nắm được từng đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy thích hợp, không cứng nhắc, đôi khi phải liên hệ thực tế gắn vào bài học giúp học sinh hiểu nhanh bài và nhớ lâu.
 - Động viên kịp thời những học sinh chậm tiến, chỉ bảo những sai sót, giải đáp những thắc mắc khi các em cần.
 - Phát huy hết khả năng của những học sinh có năng khiếu môn học này bằng cách trong tiết dạy đưa ra bài tập nâng cao và giao thêm bài tập về nhà.
 - Kiến thức truyền thụ trên lớp phải cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu, tuyên dương cho điểm kịp thời đối với học sinh có thái độ học tập tốt, giúp đỡ phụ đạo cho học sinh học yếu.
 Trên đây là những kết quả mà tôi đã áp dụng kinh nghiệm trong suốt quá trình giảng dạy môn toán đối với học sinh học yếu môn toán.
 Trong quá trình thực hiện sáng kiến này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đồng nghiệp giúp đỡ góp ý kiến cho tôi .
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 * Ý kiến đề xuất: 
 Để đạt được hiệu quả cao trong sự nhận thức của học sinh thì theo tôi sách giáo khoa hay sách tham khảo cần đưa thêm nhiều bài tập gắn với thực tế, giúp các em nắm chắc và nhớ kiến thức được lâu hơn.
 Chư sê ngày 4/2/2009.
 Người viết:
 Phan Thị Hoa
IV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 - Phan Đức Chính : SGK,SGV toán 6, NXBGD Hà Nội
 - Đỗ Duy Hồng – Dương Đức Kim :Phương pháp giải bài tập toán 6,NXB TPHCM năm 2002
 - Nguyễn Bá Hòa : Luyện tập toán, NXBGD Hà Nội năm 2002-2003
MỤC LỤC
 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
 II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1/ Cơ sở khoa học mà đề tài vận dụng.
 2/ Biện pháp thực hiện.
 III/ KẾT LUẬN.
 VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO.

File đính kèm:

  • docSKKN Toan 6.doc