Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng lập đề cương bài văn nghị luận cho học sinh THCS

doc11 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng lập đề cương bài văn nghị luận cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng lập đề cương bài văn
 nghị luận cho học sinh THCS
--------------------------------------------------

A. Đặt vấn đề.
I. Lý do chọn đề tài.
1. Cơ sở lý thuyết.
Trong cuộc sống thường nhật, con người liên tục phải sử dụng ngôn ngữ trao đổi, giao tiếp, có khi văn bản (viết). Để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả và có sức thuyết phục, điều tất yếu trong đầu mỗi người đã phải hình thành, xác định được hệ thống các nội dung cần thiết về một vấn đề nào đó. Đó chính là hình thành dàn ý, đại cương song không phải ai cũng nhanh chóng có được một dàn ý đại cương tốt mà đòi hỏi người đó có kiến thức, có một tư duy lý luận, tư duy lôgíc.
Trong quá trình dạy các môn khôạhc xã hội, tập làm văn (TLV) được xem là một môn học chiếm một số lượng tương đối lớn ở THCS (33 tiết /năm). Đây là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp (điểm khác biệt môn TLV với các môn học khác). Vì vậy, hiệu quả của môn này phải là các kỹ năng, kỹ xảo sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, nói, viết văn bản mà kỹ năng lập dàn ý (đề cương) là khâu quan trọng quyết định cho bài văn.
Cũng giống như trước khi xây một ngôi nhà, cần có bản thiết kế cho ngôi nhà ấy. Ngôi nhà càng to, càng hiện đại bao nhiêu thì bản thiết kế cần chi tiết và chính xác bấy nhiêu. Nhờ đó mà người thợ xây dựa vào bản thiết kế để xây dựng ngôi nhà. Còn người viết văn bản dựa trên cơ sở để cương để hoàn thành.
2. Cơ sở thực tiễn.
Đã có nhiều tài liệu viết về môn TLV nhưng chưa có một công trình khoa học nào giải quyết cặn kẽ vấn đề: Kỹ năng lập đề cương cho bài văn nghị luận trong trường THCS.
Tập làm văn là một phân môn quan trọng, "nó là chỗ dựa chính yếu" (nếu không nói là duy nhất), của học sinh. Nhưng thực tế, học sinh ở THCS chưa thực sự chú trọng đến việc lập đề cương trước khi làm một bài văn hoàn chỉnh. Chính vì thế, khi viết bài văn không ít học sinh còn lúng túng, các câu, các đoạn văn còn rời rạc không có sự gắn bó, liên kết với nhau, các ý lộn xộn, làm theo kiểu tuỳ hứng nhớ đến đâu làm đến đó rồi có khi lại viết lại... Vì lẽ đó mà các em không tạo cho người đọc một ấn tượng và có sức thuyết phục trong bài viết của mình.
Đó là thực trạng hoàn toàn không có lợi cho việc giáo dục, rèn luyện tư duy khoa học, tư duy luận lý của người học sinh.
Vì vậy, rèn luyện kỹ năng lập đề cương cho bài văn nghị luận trong nhà trường THCS là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, cần được tiến hành liên tục, thường xuyên, có ý thức.
Xuất phát từ những lý do trên, nên tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng lập đề cương bài văn nghị luận cho học sinh THCS".
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
Lập đề cương cho bài văn nghị luận là một công việc khó khăn, phức tạp và kém hứng thú. Nó thử thách năng lực nhiều mặt của người dạy, người học văn. 
Xuất phát từ thực tế việc dạy- học TLV ở THCS, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Cùng đồng nghiệp nhìn nhận, đánh giá đúng, tích cực, gia công cho giờ dạy TLV, đặc biẹt là thao tác lập đề cương.
- Giáo viên giúp học sinh có ý thức tích cực trong rèn luyện kỹ năng lập đề cương cho bài văn nghị luận; biết cách lập đề cương từ sơ giản đến đề cương chi tiết; biết tìm ý, sắp xếp ý trong đề cương, cách lấy dẫn chứng cho các luận điểm trong đề cương.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Văn nghị luận bao gồm rất nhiều kiểu bài khác nhau. Để sát thực với học sinh THCS tôi chọn kiểu bài phân tích, cụ thể là phân tích nhân vật.
Trong 3 dạng bài phân tích nhân vật thông thường thì dạng bài "Phân tích một nhân vật cụ thể trng một tác phẩm" được áp dụng nhiều trong chương trình TLV ở THCS.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu chủ yếu của tôi là: Kỹ năng lập đề cương cho một bài văn phân tích nhân vật cụ thể trong một tác phẩm văn học ở chương trình văn 8.
Đồng thời đối tượng học sinh đều được thể nghiệm là 2 lớp 8B, 8C trường THCS Thiệu Dương
V. Nhiệm vụ của đề tài.
- Nghiên cứu một số biện pháp rèn luyện kỹ năng lập đề cương bài văn nghị luận ở THCS, để giúp học sinh làm bài không bị xa đề, lạc đề, không bị lặp, bị rối. Mà bài văn của học sinh viết sẽ chắc, gọn và hay, có sức thuyết phục đối với người đọc.
Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn TLV nói riêng và chất lượng giáo dục, học tập nói chung.
B. Nội dung.
I. Bản chất của vấn đề.
Kỹ năng lập đề cương (dàn bài) được hình thành trên cơ sở một hệ thống các thao tác. Chính vì thế phải thực hiện đủ các thao tác sau:
1. Xác định thành tố nội dung và sắp xếp.
- Thao tác phân tích đề bài để nắm được vấn đề cần trình bày trong bài.
- Thao tác xác định phương hướng nội dung làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề cần phân tích (tìm ý).
- Thao tác lựa chọn trong vốn hiểu biết của bản thân từ các tư liệu cần thuyết phục cho bài văn.
- Thao tác hệ thống hoá để sắp xếp các ý đã có theo trình tự chặt chẽ.
2. Trình bày đề cương.
2.1. Đặt vấn đề.
- Mở đầu đoạn: Câu dẫn có liên quan.
- Chính đoạn: Luận đề phải bàn.
- Kết đoạn: Phạm vi phải bàn.
2.2. Giải quyết vấn đề.
Từ cơ sở những luận điểm đã tìm được ta sắp xếp theo sơ đồ (1)

Luận điểm lớn 1
Luận điểm nhỏ 1
Luận cứ
Luận chứng
Luận điểm nhỏ 2
Luận cứ
	Luận chứng
Luận điểm lớn 2.
(Triển khai như luận điểm lớn 1)
Đồng thời từ sơ đồ (1) ta hình thành sơ đồ (2) sát yêu cầu của đề.
2.3. Kết thúc vấn đề.
- Tổng quát vấn đề.
- Luận đề nâng cao.
- Khép lại vấn đề hoặc mở ra hướng mới.
3. Kiểm tra lại toàn bộ dàn bài để sửa chữa, bổ sung các ý cần thiết.
Các thao tác trên gắn liền với hoạt động của tư duy, với việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, rèn luyện các thao tác trên chính là rèn luyện các thao tác tư duy, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ. Cần luyện tập các thao tác nhiều lần trong từng đề văn cụ thể.
II. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu.
Qua bài kiểm tra số 1, qua chấm chữa bài và khảo sát, tôi thu được kết quả như sau:
TT
Lớp
Tổng khảo sát
Không lập
Có lập
%
1
8B
33
24
9
27
2
8C
34
22
10
29
Từ thực tế trên bản thân đã tìm tòi, đề ra các biện pháp để việc rèn luyện kỹ năng lập đề cương được học sinh thực hiện một cách có ý thức, có hiệu quả cao hơn.
III. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng lập đề cương bài văn nghị luận: Phân tích nhân vật (PTNV).
Để việc lập đề cương trong bài văn nghị luận nói chung, trong bài văn TPNV nói riêng được tốt, trở thành một kỹ năng thuần thục, thành thạo không phải chỉ riêng giáo viên nỗ lực cố gắng hướng dẫn mà bản thân học sinh cũng phải tự rèn luyện, thực hành thật nhiều; có thể thực hiện theo các biện pháp sau:
1. Biện pháp thứ nhất.
1.1. Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi và hướng dẫn học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi đó.
Câu hỏi 1: Đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào? Trong tác phẩm gì? Tác giả?
Câu hỏi 2: Các đặc điểm nổi bật của nhật vật? Chi tiết nào biểu hiện tính cách, hình dạng của nhân vật?
Câu hỏi 3: Nhân vật đã góp phần biểu hiện tư tưởng chủ đề thế nào? Đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề gì đặt ra trong tác phẩm.
Câu hỏi 4: Nhân vật gợi cho ta những liên tưởng gì trong văn học và trong cuộc sống.
1.2. Thực hành.
Đề tài: Phân tích nhân vật huyện Hinh trong tác phẩm "Đồng hào có ma" của Nguyễn Công Hoan.
- Học sinh trả lời câu hỏi 1: Đề tài yêu cầu phân tích nhân vật Huyện Hinh trong tác phẩm Đồng hào có ma của tác giả Nguyễn Công Hoan.
- Học sinh trả lời câu hỏi 2.
Có thể nêu các đặc điểm của nhân vật Huyện Hinh và sắp xếp như sau:
a) Huyện hinh có ngoại hình béo, xấu xí tới quái dị.
- Qua giọng điệu ngạc nhiên: "Chà! chà! Béo ơi là béo..."
- Qua lời của một người vô tình nói: "Nhờ bóng quan lớn" Huyện Hinh tưởng họ ám chỉ mình béo.
- Qua việc miêu tả cái râu, da mặt của Huyện Hinh.
b) Huyện Hinh là ông quan có nhân cách xấu xa, tồi tệ.
- Thói hống hách, trù dập người khác.
- Lý lịch xấu: bị dân kiện, đánh bạc, chơi gái.
- Huyện Hinh là tên "ăn bẩn" - tên quan "ăn bẩn chính thống".
+ Huyện hinh ăn tiền, một món tiền trị giá "hai hào" chỉ bằng tiền công mẹ nuôi trả cho câu lệ.
+ Món tiền đó y ăn một cách lén lút, bần thiện, lấy chân giẫm lên, chờ cho mẹ nuôi về khuất...
+ Huyện hinh bỏ tọt đồng tiền vào túi, vội vã như một tên ăn cắp.
- Học sinh trả lời câu hỏi 3:
Qua nhân vật Huyện Hinh, Nguyễn Công Hoan đã lột trần được hình ảnh cụ thể của môn vàn tên quan lại khác lúc bấy giờ. Bên cạnh thái độ căm giận mạnh mẽ, phẫn uất tác giả tố cáo xã hội thực dân phong kiến, cụ thể là những tên quan lại xấu xa bóc lột thậm tệ những giá trị lao động của người dân cày.
- Học sinh trả lời câu hỏi 4:
Từ nhân vật huyện Hinh ta hiểu thêm về bản chất xấu xa, tồi tệ của tầng lớp quan lại lúc bấy giờ, bóc lột tàn ác, đục khoét, hưởng thụ. Đồng tiền, vinh hoa phú quý đối với chúng cao hơn cả đạo nghĩa trên đời. Đó là hình ảnh quan phu mẫu trong "sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn, hình ảnh vợ chồng Nghị Quế trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
2. Biện pháp thứ 2:
2.1. Trong các giờ:
Dựng đoạn, lập dàn ý, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ bài văn trong SGK đưa ra. Từ đó, học sinh rút ra dàn ý của bài văn đó. Cụ thể từng phần: Mở bài - Thân bài - Kết luận; các luận điểm, luận cứ... Đây là cách làm để học sinh nhận biết, phát hiện ra các ý cơ bản trong bài văn - là bước đầu để học sinh xác lập dàn ý.
2.2. Thực hành:
- Giáo viên cho học sinh đọc bài văn:Phân tích một vài đặc điểm của nhân vật chị dậu trong "Tắt đèn" (SGK trang 37).
2.2.1. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm đâu là mở bài - thân bài, kết luận trong bài văn đó.
(Phần mở bài tương ứng với phần I
Phần thân bài tương ứng phần II
Phần kết luận tương ứng phần III).
2.2.2. Trong bài viết này tác giả đã phân tích những đặc điểm gì của nhân vật Chị Dậu?
(Học sinh chỉ ra các luận điểm trong phần thân bài).
a) Luận điểm 1: Chị Dậu có lòng thương yêu chồng con tha thiết.
- Luận cứ 1: Chị thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, chị tìm mọi cách để cứu sống chồng.
- Luận cứ 2: Chị như dứt từng khúc ruột khi phải bán con.
- Luận cứ 3: Khi bị giải lên huyện chị vẫn nghĩ đến chồng và các con.
b) Luận điểm 2: Chi dậu là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát.
- Luận cứ 1: Một mình phải giải quyết mọi khó khăn của gia đình.
- Luận cứ 2: Chị không nhắm mắt khoanh tay trước khó khăn và tích cực tìm cách giải thoát cho chồng.
c) Luận điểm 3: Chị Dậu là người đàn bà thông minh, sắc sảo.
- Luận cứ: Chị Dậu bị ức hiếp nhiều hơn là lường gạt, chị thường tỉnh táo cãi lại chúng.
2.2.3. Tác giả đã liên hệ hình ảnh nhân vật Chị Dậu với các hình ảnh phụ nữ khác trong văn học Việt Nam như thế nào?
3. Biện pháp thứ 3:
 Giáo viên dưa ra một dàn ý trong đó các phần, các ý sắp xếp lộn xộn hoặc chưa đủ ý. Yêu cầu học sinh sắp xếp theo trình tự hợp lý và bổ sung thêm các ý.
Thực hành:
Trong bài 16: Làm dàn ý bài văn phân tích nhân vật, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 2 (trang 44).
Học sinh sắp xếp lại các ý và bổ sung các ý cho đầy đủ, chính xác trong phần giải quyết vấn đề.
3.1. Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn.
3.1.1. Sơn là cậu bé hồn nhiên, chan hoà với bạn.
- Thân mật, thích được chơi cùng các bạn.
- Sơn không kinh biệt, lạnh lùng mà chan hoà.
3.1.2. Sơn là người giầu tính thương, là người con ngoan.
- Sơn quan tâm săn sóc em bé, thương em Duyên, Ngoan ngoãn với vú già, với mẹ, hoà thuện với chị với chị Lan.
- Sơn nhạy cảm, thương Hiên, cho hiên áo bông cũ.
3.2. Đánh giá nhân vật sơn:
Sơn là chú bé đáng yêu: Hồn nhiên, tốt bụng, giầu tình thương, là đứa con ngoan.
4. Biện pháp tứ tự:
Giáo viên: Yêu cầu học sinh viết phần mở bài, kết bài, tìm các luận điểm trong phần thân bài cho 1 đề phân tích nhân vật cụ thể.
Thực hành:
4.1. Giáo viên học sinh viết mở bài và kết bài, tìm luận điểm cho phần thân bài trong đề bài sau:
"Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Qua đó em có suy nghĩ gì về só phận người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
4.2. Giáo viên gọi 3 học sinh đọc phần mở bài của mình.
Giáo viên xét - góp ý - bổ sung; sửa chữa (nếu có).
4.3. Hai học sinh đọc phần viết kết luận.
Học sinh nhận xét - giáo viên nhận xét - sửa chữa (nếu có).
4.4. Một học sinh lên bảng trình bày đề cương phần thân bài, cần dặt (phân tích đặc điểm nhân vật Lão Hạc và suy nghĩ về số phận người công dân Việt Nam trước cách mạng Tháng tám).
4.4.1. Luận điểm 1: Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, cùng cực.
a) Luận cứ 1: Lão nghèo, chỉ còn một mảnh vườn vợ mất để lại.
b) Luận cứ 2: Nghèo - không có tiền cưới vợ cho con.
c) Luận cứ 3: Nghèo - ăn uống khổ sở, bán chó, tự tử.
4.4.2. Luận điểm 2: Lão Hạc có phẩm chất cao đẹp trong sáng. 
a) Luận cứ 1: Lão Hạc rất thương con.
b) Luận cứ 2: Lão Hạc yêu quý chó vàng.
c) Luận cứ 3: Cái chết của Lão Hạc thể hiện nhân phẩm cao qúy của Lão: giầu lòng tự trọng, thương con, yêu quý chó vàng.
4.4.3. Luận điểm 3: Suy nghĩ về số phậm người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng tám.
a) Đời sống nghèo khổ, bế tắc.
b) Phẩm chất trong sáng, cao đẹp.
(Học sinh liên hệ với các nhân vật nông dân khác trong văn học: Chi Dậu "Tắt đèn" - Ngô Tất Tố; Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao)
Trên đây là một số biện pháp rèn luyện kỹ năng lập đề cương bài văn phân tích nhân vật. Để thực hiện được các biẹn pháp ấy, giáo viên và học sinh phải:
- Chuẩn bị tốt bài trước khi lên lớp (nghiên cứu nội dung lý thuếyt, tìm hiểu các ví dụ trong SGK, chuẩn bị cho các bài tập trong sách).
Giáo viên hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ bài tập để học sinh nhận biết, phát hiện đến bài tập sáng tạo.
- Trong các giờ học trên lớp, học sinh tích cực làm bài tập. Giáo viên nhận xét, sửa chữa cụ thể từng dàn bài cho học sinh.
- Trong giờ kiểm tra: Học sinh để khoảng 10- 15 phút để tìm hiểu đề, lập dàn ý (yêu cầu nháp hoặc ghi luôn vào bài kiểm tra).
- Học sinh tự học và làm các bài tập về nhà trong SGK và các đề bài giáo viên ra thêm.
IV. Kết quả thực nghiệm:

TT
Lớp
Tổng khảo sát
Không lập
Có lập
%
1
8B
53
13
20
60
2
8C
58
16
22
58
Như vậy sau khi dùng các biện pháp rèn luyện kỹ năng lập đề cương cho bài văn phân tích nhân vật trên, học sinh đã có ý thức cao hơn trong việc lập đề cương trước khi làm bài. Vì thế tỷ lệ học sinh biết lập đề cương đã tăng lên đáng kể.
- Lớp 8B: Số học sinh biết lập đề cương tăng 33%.
- Lớp 8C: Tăng 29%.
V. Bài học kinh nghiệm:
Tập làm văn là môn học trong nhà trường nhằm trang bị cho học sinh những tri thức để hiểu được, hiểu đúng các vấn đề văn học: Tác gải, tác phẩm, góp phần tạo cho học sinh có được khả năng khám phá cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học cũng như năng lực biết đánh giá một cách đúng đắn, khoa học các hiện tượng văn học, từ một nhân vật cụ thể, điển hình nào đó. Từ đó giúp học sinh hình thành khả năng sinh sản văn bản, hình thành kỹ năng cần thiết để làm một bài văn.
Không thể viết văn bản hay nếu không có đề cương (đề cương có thể viết ra hoặc hình thành trong dầu để lập các ý cần thiết và sắp xếp hợp lý). Chính vì thế bản thân người giáo viên dạy văn cần dầu tư, chú trọng nhiều hơn nữ đến việc hướng dẫn lập đề cương cho học sinh. Đặc biệt để học sinh có thói quen lập đề cương, để thao tác ấy thành kỹ xảo thì giáo viên yêu cầu học sinh lập đề cương ngay trong bài viết của mình. Qua đó, giáo viên dễ dàng đánh giá, xác định hướng viết của học sinh.
Vẫn biết rằng lập dàn ý cho một bài văn nói chung, cho bài văn nghị luận phân tích nhân vật cụ thể nói riêng là cực kỳ bổ ích và cần thiết nhưng đầy khó khăn. Song hy vọng qua bài viết này mỗi người giáo viên dạy văn chúng ta sẽ giúp học sinh của mình có được một trong các kỹ năng cần thiết trước khi làm văn để học sinh sẽ không còn bối rối, lúng tuntgs khi lập đề cương, để bài văn của học sinh viết hay hơn, lý luận chặt chẽ hơn và gieo vào lòng người đọc một ấn tượng tốt.
Ông cha ta đã nói : "Mưa dầm thấm lâu". Thiết nghĩ trong quá trình dạy học Tập làm văn cũng vậy, không phải chuyện đơn giản ngày một ngày hai học sinh viết được một bài văn hay. Mà đòi hỏi cần có sự nhiệt tình, thường xuyên hướng dẫn chỉ bảo của giáo viên bên cạnh sự chịu khó, miệt mài suy nghĩ, học tập, tự mình tìm tòi sáng tạo của học sinh.
Hi vọng rằng với sự nỗ lực của thầy và trò, học sinh sẽ có nhiều tiến bộ trong bài viết văn của mình và điều đó không thể không kể đến sự đóng góp một phần to lớn của việc lập đề cương.
Bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong các đông nghiệp cùng góp ý, bổ sung để đề tài của tôi được hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
(OK)

Phòng giáo dục huyện thiệu hoá
Trường THCS thiệu Dương
-------------------@&?-------------------




 Họ tên: 
 Đơn vi:
 


Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng lập đề cương 
bài văn nghị luận cho học sinh THCS.













Năm học 2003 - 2004
**********




File đính kèm:

  • docKy nang lap de cuong .doc