Một số câu hỏi ôn tập môn Lí 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số câu hỏi ôn tập môn Lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Dùng ròng rọc có lợi gì? Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường ? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên làm thế nào? Câu 2: Khi tăng nhiệt độ, khi giảm nhiệt độ thì thể tích của các chất thay đổi như thế nào? Lấy 3 ví dụ về các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục. Câu 3: Khi quả bóng bàn bi móp, làm thế nào để quả bóng phồng lên. Giải thích tại sao? Câu 4: Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu ? Câu 5: Trong các chất sắt, đồng, rượu, thủy ngân, khí oxy, khí hiđrô chất nào nở vì nhiệt giống nhau, chất nào nở vì nhiệt khác nhau? Lấy 3 ví dụ về các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục. Câu 6: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi ta nên mở nút bằng cách nào? Vì sao lại làm như vậy? C©u 7: Một bình cầu thủy tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút thủy tinh là một thanh thủy tinh hình chữ L (hình trụ hở hai đầu). Giữa ống thủy tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình vẽ. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng bình cầu? C©u 8: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng ? Làm thế nào để tránh hiện tượng vỡ cốc như trên? Câu 9:Tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng? Câu 10:Tại sao khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm? Câu 1: a) Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực kéo. b)- Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường: Máy tời ở công trường xây dựng (hoặc ròng rọc kéo gầu nước giếng) - Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên kết hợp cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, thiết bị này gọi là palăng. Câu 2: a) Thể tích của các chất tăng khi tăng nhiệt độ, giảm khi giảm nhiệt độ. b) Ví dụ 1: Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt nếu sát vào nhau thì khi nhiệt độ tăng hai thanh ray dãn nở sẽ bị ngăn cản lẫn nhau nên chúng đẩy nhau, kết quả là cả hai thanh đều bị cong. Cách khắc phục là tạo ra một khe hở hợp lí giữa hai thanh. Ví dụ 2: Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi sôi, nước nở nhiều hơn ấm nên nước bị cản trở, vì vậy nước đẩy vung bật lên và trào ra ngoài. Cách khắc phục là khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm. Ví dụ 3: Nếu ta bơm xe đạp quá căng thì khi nhiệt độ tăng, khí trong xăm xe dãn nở nhiều hơn xăm bị xăm ngăn cản nên tác dụng lực lớn vào xăm gây nổ xăm. Cách khắc phục là không nên bơm xe đạp quá căng. Câu 3: - Ta bỏ quả bóng bàn vào nước nóng . Quả bóng sẽ phồng lên. - Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nở ra làm phồng quả bóng . Câu 4: - Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì lúc đầu mực chất lỏng trong nhiệt kế giảm xuống vì thuỷ tinh nở ra nhưng chất lỏng chưa kịp nở. - Sau đó chất lỏng nở ra, và nở nhiều hơn chất rắn nên mực chất lỏng trong nhiệt kế dâng lên cao hơn mức ban đầu. Câu 5: Chất nở vì nhiệt giống nhau là chất khí oxy, khí hiđrô, chất nở vì nhiệt khác nhau là chất sắt, đồng, rượu, thủy ngân. Ví dụ 1: Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt nếu sát vào nhau thì khi nhiệt độ tăng hai thanh ray dãn nở sẽ bị ngăn cản lẫn nhau nên chúng đẩy nhau, kết quả là cả hai thanh đều bị cong. Cách khắc phục là tạo ra một khe hở hợp lí giữa hai thanh. Ví dụ 2: Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi sôi, nước nở nhiều hơn ấm nên nước bị cản trở, vì vậy nước đẩy vung bật lên và trào ra ngoài. Cách khắc phục là khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm. Ví dụ 3: Nếu ta bơm xe đạp quá căng thì khi nhiệt độ tăng, khí trong xăm xe dãn nở nhiều hơn xăm bị xăm ngăn cản nên tác dụng lực lớn vào xăm gây nổ xăm. Cách khắc phục là không nên bơm xe đạp quá căng Câu 6: Ta nên hơ nóng cổ lọ. Vì khi hơ nóng cổ lọ cổ lọ nóng lên nên nở ra làm vòng trong của cổ lọ rộng hơn nên nút lọ dễ lấy ra hơn. C©u 7: Khi áp tay vào bình thủy tinh(hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài điều đó chứng tỏ không khí trong bình nở ra khi nóng lên. C©u 8: Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc. Cách khắc phục: Khi mua về, ta cần cho vào nồi nước luộc cốc sôi khoảng 7-10 phút Tráng đều qua nước nóng trước khi rót nước nóng vào cốc. Câu 9: Vì để khi trời nóng, các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn có thể làm rách tôn. Câu 10: Vì khi đun, nước nóng lên nước sẽ nở ra và tràn ra ngoài.
File đính kèm:
- dc tu luan vl 6 giua ki 2.docx