Một số đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý

doc2 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
ĐỀ 1 
Câu 1 : Nêu định nghĩa và viết công thức tính động lượng ? 
Câu 2 : Phát biểu định luật 1 và định luật 2 Kếple ? 
Câu 3 : Tìm tổng động lượng ( hướng và độ lớn ) của hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật 1 và 2 có độ lớn lần lượt là v1 = 3 m/s, v2 = 4 m/s, biết rằng 1 vuông góc 2
Câu 4: Từ vị trí cân bằng người ta kéo một con lắc đơn có chiều dài 1m sao cho phương dây hợp phương thẳng đứng 1 góc 600 rồi thả nhẹ 
a) Tính vận tốc của con lắc khi qua vị trí cân bằng ? 
b) Tính vận tốc của con lắc khi qua vị trí có a = 450 ?
c) Tính công trọng lực khi con lắc chuyển động từ vị trí thả đến vị trí cân bằng ?
Câu 5 : Một vật có khối lượng 10 kg chuyển động trên đường thẳng với vận tốc đầu 72 km/h, đi được 10 m thì dừng lại 
a) Tính động năng tại vị trí ban đầu của con lắc ? 
b) Tính hệ số ma sát m trên đoạn đường nói trên ?
c) Giả sử như ban đầu có lực F = 10N tác dụng lên vật, khi đi hết quãng đường S = 10 trên thì vận tốc của vật bằng bao nhiêu biết hệ số ma sát m không đổi ? 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
ĐỀ 02 
Câu 1 : Nêu định nghĩa và viết công thức tính công cơ học ? ( Hình vẽ)
Câu 2 : Em có kết luận như thế nào về sự thay đổi động năng và thế năng của vật rơi tự do từ một độ cao cho trước ? 
Câu 3 : Cho một quả cầu m đang chuyển động với vận tốc v1 = 6 m/s thì va chạm vào quả cầu thứ hai có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm quả cầu thứ hai chuyển động với vận tốc v’2 = 2 m/s. Tính vận tốc của quả cầu thứ nhất sau va chạm. 
Câu 4 : Ngừơi ta ném vật có khối lượng 2 kg với vận tốc ban đầu 8 m/s 
a) Tính độ cao cực đại mà vật đạt được ? 
b) Tính công trọng lực khi vật lên nữa đoạn đường nói trên ? 
c) Tính vận tốc của vật khi vật lên được ¾ độ cao cực đại trên ? 
Câu 5 : Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài l = 2 m với góc nghiêng a = 300 
a) Tính công của của lực ma sát khi vật chuyển động trên cả độ dài mặt phẳng nghiêng, biết hệ số ma sát m = 0,2 ? 
b) Tính công trọng lực khi vật chuyển động trên cả chiều dài mặt phẳng nghiêng ? 
c) Tính vận tốc của vật khi vật đến vị trí chân mặt phẳng nghiêng ? 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
ĐỀ 03 : 
Câu 1 : Nêu định nghĩa và viết công thức tính công suất ?
Câu 2 : Nêu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ? 
Câu 3 : Tìm tổng động lượng ( hướng và độ lớn ) của hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 2 kg. Vận tốc của vật 1 và 2 bằng nhau và bằng 3 m/s , biết rằng 1 hợp với 2 một góc 600 
Câu 4 : Người ta ném lên một vật khối lượng 500g theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 20 m/s 
a) Tính động năng, thế năng và cơ năng của vật tại vị trí ném ? 
b) Tính độ cao cực đại mà vật đạt được ? 
c) Tính độ biến thiên động năng khi vật lên được ¾ độ cao cực đại trên ? 
Câu 5 : Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài l = 2 m với góc nghiêng a = 300 
a) Tính công của của lực ma sát khi vật chuyển động trên cả độ dài mặt phẳng nghiêng, biết hệ số ma sát m = 0,2 ? 
b) Tính công trọng lực khi vật chuyển động trên cả chiều dài mặt phẳng nghiêng ? 
c) Tính vận tốc của vật khi vật đến vị trí chân mặt phẳng nghiêng ? 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
ĐỀ 04 : 
Câu 1: Nêu định nghĩa và viết công thức tính động năng ?
Câu 2 : Thiết lập và phát biểu định lí động năng ? 
Câu 3 : Một viên đạn 10g đang bay với vận tốc 500 m/s thì cắm vào một bao cát nặng 10 kg. Tìm vận tốc của bao cát sau va chạm ? 
Câu 4 : Từ độ cao 5m so với mặt đất , người ta thả rơi tự do một vật khối lượng 2 kg 
a) Tính động năng, thế năng, và cơ năng của vật tại vị trí bắt đầu thả ? 
b) Tính vận tốc của vật ngay trước khi nó chạm đất ? 
c) Độ biến thiên động năng khi vật rơi được 2/5 độ cao ban đầu ? 
Câu 5 : Từ chân mặt phẳng nghiêng không ma sát người ta đẩy một vật có khối lượng 2 kg chuyển động lên với vận tốc đầu 6 m/s 
a) Tính quãng đường mà vật chuyển động được trên mặt phẳng nghiêng ? 
b) Tính công trọng lực mà vật chuyển động được trên mặt phẳng nghiêng ?
c) Giả sử như ban đầu mặt phẳng nghiêng có hệ số ma sát m = 0,2, tính quãng đường mà vật chuyển động được trên mặt phẳng nghiêng ? 

File đính kèm:

  • doc10 KT1T HKII 13 DE 1-2.doc