Một số đề kiểm tra, đánh giá (tham khảo) Môn : Ngữ văn 10
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề kiểm tra, đánh giá (tham khảo) Môn : Ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư liệu – Nguyễn Hoàng Hải 1 Một số đề kiểm tra, đánh giá (tham khảo) ĐỀ KIỂM TRA Môn : Ngữ văn 10 Đề 1 Câu 1 (4.0đ) : Tìm điểm khác nhau (về hình thức nghệ thuật) giữa văn bản văn học dân gian sau : Con cò bay lả, bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng. Hay (Con cò bay lả, bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng) và văn bản bài thơ Con cò (1962) của Chế Lan Viên : Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay : “Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng...” (Hoa ngày thường và Chim báo bão) Từ đó, rút ra những đặc trưng của văn học dân gian. Câu 2 (6.0đ) : Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của người anh hùng vệ quốc trong bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão). Từ hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề sống có lý tưởng của thanh niên, học sinh hiện nay. Đề 2 Câu 1 (4.0đ) : Trong bài thơ Trước đá Mị Châu, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: Em hóa đá ở trong truyền thuyết Cho bao cô gái sau em Không còn phải hóa đá trong đời […] Người dân nào đưa em về đây Như muốn nhắc một điều gì […]. Theo anh (chị), chi tiết “xác Mị Châu hóa thành người con gái cụt đầu” được đưa về thờ ở khu di tích Cổ Loa muốn “nhắc một điều gì” cho các cô gái Việt Nam nói riêng và mỗi người Việt Nam ngày nay nói chung ? Câu 2 (6.0đ) : Nhận định về ca dao, tác giả SGK Ngữ văn 10 viết : “Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam” Hãy giúp mọi người hiểu rõ về “những tiếng hát” ấy qua các câu (bài) ca dao tiêu biểu mà anh (chị) biết. Đề 3 Câu 1 (4.0đ) : Về nhân vật Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có hai luồng ý kiến đánh giá của hai nhóm học sinh : - Thứ nhất : Trọng Thủy là kẻ thù cướp nước cần căm thù, “không đội trời chung”. - Thứ hai : Trọng Thủy là người đáng trọng, đáng nể. Anh (chị) suy nghĩ gì về những ý kiến này ? Nêu quan điểm riêng của anh (chị). Câu 2 (6.0đ) : Tư liệu – Nguyễn Hoàng Hải 2 Nhận xét về thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết : “Thơ của Nguyễn Trãi là thơ của một người yêu đời, yêu người, tâm hồn của Nguyễn Trãi sống một nhịp với non sông đất nước” (Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc). Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43). Đề 4 Câu 1 (4.0đ) : Về chi tiết Tấm trả thù Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám, có học sinh cho rằng : Cô Tấm không hiền (“Quả thị thơm cô Tấm rất hiền”) mà thực ra rất độc ác, thậm chí có phần nham hiểm. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến này ? Câu 2 (6.0đ) : Học bài Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), anh (chị) suy nghĩ gì về nhận định sau của nhà thơ Tố Hữu : “Ai khen Nguyễn Du tài cũng rất đúng. Nhưng tôi quý Nguyễn Du vì ông thương yêu con người”.(Tố Hữu, Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta). ĐỀ KIỂM TRA Môn : Ngữ văn 11 Đề 1 Câu 1 (4.0đ) : Anh (chị) thu nhận được những gì về Hồ Xuân Hương (cuộc đời, con người, thơ ca) qua những câu thơ sau của nhà thơ Hoàng Trung Thông : Người ta nói nhiều về Hồ Xuân Hương Nhưng người đó là ai ? Thật mỉa mai Không ai biết rõ Như có như không như không như có Nàng ở làng Quỳnh Nàng ở phường Khán Xuân Mờ mờ tỏ tỏ Khi thì nói cô là con Hồ Phi Diễn Khi thì lại bảo cô là em Hồ Sĩ Đống Khi thì nói nàng viết thơ Nôm Khi thì nói nàng giỏi giang chữ Hán Khi thì nói nàng tục mà không dâm Khi thì bảo nàng dâm mà không tục Chỉ có mấy chục bài thơ thôi mà tốn biết bao giấy mực Để bình về một người làm thơ Một người phụ nữ không ai có thể thờ ơ Một người phụ nữ đã từng xỉa xói Một người phụ nữ đã từng dám nói “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng…” Ôi người thơ nữ ấy thật là đáo để Xuân Diệu mới tôn lên là “Bà chúa thơ Nôm”… (Trích “Hồ Xuân Hương - Người đó là ai ?” in trong Tiếng thơ không dứt, NXB Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, 1989, tr.56-60) Câu 2 (6.0đ) : Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam : - Phân tích tâm trạng của Liên và An khi đoàn tàu đến rồi đi qua phố huyện. - Theo anh (chị), có sự liên hệ nào không giữa tư tưởng nghệ thuật của nhà văn với bài thơ sau của Huy Cận : Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu, Tới hay lui cũng ngần ấy mặt người Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười Môi nhắc lại cũng ngần ấy chuyện. Tư liệu – Nguyễn Hoàng Hải 3 (Quẩn quanh) Đề 2 Câu 1 (4.0đ) : Học tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), có học sinh đã rút ra bài học cho bản thân như sau : không nên theo đuổi công danh, sự nghiệp; cần tránh xa vòng danh lợi để khỏi rước hoạ vào thân. Anh (chị) hãy viết một bài nghị luận ngắn (khoảng 400 chữ) bàn về ý kiến này. Câu 2 (6.0đ) : Về nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân viết : “Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” (SGK Ngữ văn 11, tập 1, tr.110). Anh (chị) có đồng ý với đánh giá này của chính nhà văn ? Vì sao ? Đề 3 Câu 1 (4.0đ) : Anh (chị) nghĩ gì về Chí Phèo (bản chất con người và số phận) qua hai câu nói sau của “hắn” với Thị Nở: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ ?” “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.” Từ đó, nêu nhận định của anh (chị) về bản chất của con người nói chung và ngòi bút nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao. Câu 2 (6.0đ) : Nhận định về Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), có nhà nghiên cứu cho rằng : “Bµi th¬ x©y dùng mét h×nh tîng cã ý vÞ trµo phóng, nhng ®»ng sau nô cêi lµ mét th¸i ®é, mét quan niÖm nh©n sinh Ýt nhiÒu mang mµu s¾c hiÖn ®¹i, bëi nã kh¼ng ®Þnh mét c¸ tÝnh vµ kh«ng ®i theo con ®êng chÝnh thèng s¸o mßn"(§Æng Thanh Lª, SGV V¨n häc 11, NXB Gi¸o dôc, H.2000, tr.13) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Đề 4 Câu 1 (4.0đ) : “Dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào” ở quản ngục trước lời khuyên chí tình của Huấn Cao (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân); con mắt “hình như ươn ướt” của Chí Phèo trước hành động chăm sóc đầy tình thương của Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao)… các chi tiết nghệ thuật ấy nói với anh (chị) những gì về vẻ đẹp của cuộc đời và con người ? Câu 2 (6.0đ) : Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn sau Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm chốn ngược chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lĩnh mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ. Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ. (Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu) ĐỀ KIỂM TRA Môn : Ngữ văn 12 Đề 1 Câu 1 (2.0đ) : Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Hồ Chí Minh, Cảm tưởng đọc Thiên gia thi) Tư liệu – Nguyễn Hoàng Hải 4 Chữ “thép” trong hai câu thơ trên của Bác cần được hiểu như thế nào ? Qua hai câu thơ này, anh (chị) biết được điều gì về quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Câu 2 (3.0đ) Trong một cuộc thi Thế vận hội được tổ chức ở thành phố Settle, có 9 nhà điền kinh tham gia cuộc thi chạy 100m. Khi cuộc đua bắt đầu được hơn chục mét thì một vận động viên trượt chân, ngã khịu xuống. Anh ta đã không thể chạy được nữa và… đã khóc. Tiếng khóc khiến cho 8 người còn lại chạy chậm lại rồi dừng hẳn. Họ nhìn nhau và cùng đi về phía người bị ngã. Họ nâng chàng trai dậy, rồi… cả 9 người cùng tiến về đích. Sau một thoáng ngỡ ngàng, tất cả khán giả chứng kiến cuộc đua hôm ấy đã đứng dậy, vỗ tay rất to và tràng vỗ tay đã kéo dài rất lâu. Anh (chị) nghĩ gì về câu chuyện này ? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày cảm nghĩ của bản thân. Câu 3 (5.0đ) : Bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh có đoạn : Những đêm trăng hiền từ Biển như cô gái nhỏ Thầm thì gửi tâm tư Quanh mạn thuyền sóng vỗ Cũng có khi vô cớ Biển ào ạt xô thuyền (Vì tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên) … Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ. Giữa những vần thơ này và bài Sóng, anh (chị) tìm thấy những điểm chung nào trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh ? Đề 2 Câu 1 (2.0đ) : Trong tác phẩm Một nhành xuân (Một tiếng đờn), nhà thơ Tố Hữu tâm sự: “Vâng, xin kể cùng Xuân đồng chí - Chuyện riêng chung, một cuộc đời bình dị”. Dựa vào bài học về tác giả Tố Hữu và những vần thơ sau của nhà thơ, hãy kể lại “cuộc đời bình dị” của nhà thơ Tố Hữu : Đường đời Đường cách mạng, đường thơ 1. Năm 20 của thế kỉ 20 Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ […] Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời Đất lai láng những là nước mắt…” (Một nhành xuân - Một tiếng đờn) 2. Huế ơi, quê mẹ của ta ơi! Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười Mây núi hiu hiu chiều lặng lặng Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi… (Quê mẹ - Gió lộng) 3. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim... (Từ ấy) 4. Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tư liệu – Nguyễn Hoàng Hải 5 Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tâm tư trong tù - Từ ấy) 5. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi! Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi Cổ ta ré trăm trận cười trận khóc! […] Ngực lép bốn nghìn năm trưa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hoá mặt trời (Huế tháng Tám - Từ ấy) 6. Kháng chiến ba ngàn ngày Không đêm nào vui bằng đêm nay Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực Trên đất nước, như huân chương trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng! (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Việt Bắc) 7. Tôi viết bài thơ xuân Nghìn chín trăm sáu mốt Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt Nắng soi sương giọt long lanh... (Bài ca mùa xuân 1961 – Gió lộng) 8. Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời, xanh của những giấc mơ Tôi bay giữa màu xanh giải phóng Tầng thấp, tầng cao, chiều dài, chiều rộng Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời Nay mới được ôm Người trọn vẹn Người ơi! (Vui thế hôm nay - Máu và hoa) Câu 2 (3.0đ) : Anh/ chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ còn cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác”. (Trích : Hồn Trương Ba da hàng thịt - Lưu Quang Vũ). Hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị). Câu 3 (5.0đ) : Vẻ đẹp của “người con gái Việt Nam” trong chiến tranh qua hai tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
File đính kèm:
- dekiemtra.pdf