Một số đề kiểm tra Sinh học 9

doc19 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề kiểm tra Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ ba: Một số đề kiểm tra sinh học 9
ĐỀ 1
Câu 1.
	Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Lai bố mẹ đều lông ngắn dị hợp tử, kết quả ở F1 như thế nào?
a) Toàn lông dài
b) 1 lông ngắn: 1 lông dài
c) 2 lông ngắn : 1 lông dài
d) 3 lông ngắn: 1 lông dài
	Chọn phương án đúng và giải thích.
Câu 2.
	Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn diễn ra ở các kì thế nào?Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kỳ?
Câu 3.
	Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến cấu trúc gen. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
Câu 4.
	Bệnh mù màu đỏ và lục do một gen kiểm soát. Ngời vợ bình thường (O) lấy chồng không mắc bệnh (c), sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai.
a) Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình kể trên.
b) Trạng thái không mắc bệnh hay mắc bệnh là trội? Giải thích.
ĐỀ 2
Câu 1.
	Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục.Theo dõi sự di truyền màu sắc thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau:
	P: thân đỏ thẫm x thân xanh lục ® F1: 51% đỏ thẫm: 49% xanh lục.
	Kiểu gen của P trong công thức lai trên là:
a) P: AA x aa
b) P: AA x Aa
c) P: Aa x aa
d) P: Aa x Aa
	Chọn phương án đúng và giải thích.
Câu 2.
	Nêu những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong nguyên phân.
Câu 3.
	Giả sử có các quần thể sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
	a) Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.
	b) Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.
Câu 4.
 	a) Vì sao ADN có cấu taọ rất đa dạng và đặc thù? Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?
 	b) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
	-G-T-G-X-T-A-G-T-A-
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
ĐỀ 3
Câu 1.
	Màu lông gà do 1 gen quy định. Khi lai gà trống trắng (aa) với gà mái đen thuần chủng (AA) thu được F1 đều có lông màu xanh da trời. Cho gà F1 giao phối với gà lông đen được F2 có kết quả về KH là:
a) 1 lông đen : 1 lông xanh da trời 
b) 1 lông xanh da trời :1 lông trắng
c) 1 lông đen : 1 lông trắng
d) 1 lông đen : 2 lông xanh da trời :1 lông trắng
	Hãy chọn phương án đúng.
Câu 2.
 	Nêu những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong giảm phân.
Câu 3.
	Tại sao nói: Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt?
Câu 4.
	Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có ưu, nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào?
ĐỀ 4
Câu 1.
	Ở người, gen A quy định mắt đen, gen a quy định mắt xanh. Mắt đen trội hoàn toàn so với mắt xanh.
	Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để chắc chắn con sinh ra toàn mắt đen?
a) Mẹ mắt đen(AA) x Bố mắt xanh(aa)
b) Mẹ mắt đen(Aa) x Bố mắt đen(Aa)
c) Mẹ mắt xanh(aa) x Bố mắt đen(Aa)
d) Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt xanh(aa)
	Hãy chọn phương án đúng.
Câu 2.
	Trình bày sự khác nhau trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
Câu 3.
	Hãy sắp xếp các hiện tượng vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:
Chim ăn sâu
Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây
Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ đậu
Giun kí sinh trong ruột của động vật và người
Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối
Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn
Hiện tượng liền rễ ở các cây thông
Địa y
Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm
	10. Cáo ăn thỏ
Câu 4.
	Cho hai giống cá kiếm mắt đen và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỷ lệ về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Cho biết màu mắt chỉ do một gen qui định.
ĐỀ 5
Câu 1.
	Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
Câu 2.
	Cơ chế NST xác định giới tính ở người đợc thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1?
Câu 3.
	Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng nào? Nêu nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 4.
	Hãy chọn các cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống để câu trở nên hoàn chỉnh và hợp lý:
c - ADN nhiễm sắc thể 	h - Enzim cắt
a - Phân tử ADN 	i - ADN thể truyền
b - ADN tái tổ hợp	g - Enzim nối
d - "ADN lai "	k - Tế bào nhận 
e- ADN làm thể truyền	l - Gen đã ghép
	Kỹ thuật gen gồm 3 khâu, ứng với 3 phương pháp chủ yếu:
Khâu 1: Phương pháp tách (1) ................................... của tế bào cho và tách (2) ................................... dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút.
Khâu 2: Phương pháp tạo nên (3) ......................... được gọi là (4) ..............................ADN của tế bào cho và phân từ (5) ................ được cắt ở vị trí xác định nhờ các (6).............. chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào(7)...................................nhờ(8) ........................................
Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào (9)..................... tạo điều kiện cho (10) ............................................. thể hiện.
ĐỀ 6
Câu 1.
	Cho 2 thứ đậu thuần chủng là hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
	Kết quả phép lai được giải theo định luật di truyền:
Theo định luật phân li
Theo di truyền trội không hoàn
Theo di truyền liên kết
 	d) Theo di truyền độc lập
	Hãy chọn phương án đúng.
Câu 2.
 	Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính.
Câu 3.
	Hãy ghép các nội dung ở cột B tương ứng với cột A.
Cột A: Các kỳ của nguyên phân
Cột B: Đặc điểm của các kỳ
1- Kỳ trung gian
2- Kỳ đầu
3- Kỳ giữa
4- Kỳ sau
5- Kỳ cuối.
a - Thoi phân bào được hình thành nối liền hai cực tế bào. Màng nhân và nhân con tiêu biến.
 Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn. Có hình thái rõ rệt và dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
b - Từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể phân li về 2 cực nhờ sự co rút của sợi tơ của thoi phân bào.
c- Các nhiễm sắc thể tiếp tục đóng xoắn tới mức cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
d- Tại mỗi cực của tế bào, các nhiễm sắc thể dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. Kết quả từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có nguyên bộ nhiễm sắc thể nh tế bào mẹ (2n).
e- Nhiễm sắc thể ở dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn và diễn ra sự tự nhân đôi.
Câu 4.
	Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? Tại sao cần thực hiện các công đoạn đó?
ĐỀ 7
Câu 1.	Phát biểu nào dưới đây là đúng? Hãy đánh dấu x ở đầu câu trả lời đúng.
	1. Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể biểu hiện rõ nhất ở kỳ (của nguyên phân)
c a- Kỳ trung gian.
c b- Kỳ đầu.
c c- Kỳ giữa
c d - Kỳ sau
c e - Kỳ cuối
	2. Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ
c a - Kỳ đầu.
c b - Kỳ giữa.
c c - Kỳ sau.
c d - Kỳ cuối
	c e - Kỳ trung gian.
Câu 2.
	Tại sao nói: đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt?
Câu 3.
	Thường biến là gì ? So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.
Câu 4.
	Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
ĐỀ 8
Câu 1.
	 Hãy đánh dấu (x) vào c ở đầu câu trả lời đúng nhất cho câu sau: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một tính trạng trong cặp tương phản hoặc của bố hoặc của mẹ là:
c a) Bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
c b) Trong cặp tính trạng tương phản của cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phải có một tính trạng là trội hoàn toàn.
c c) Phải có nhiều cá thể lai F1.
c d) Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4.
Câu 2.
	Điền nội dung phù hợp với những ô trống bảng: 
	So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn.
Đặc điểm
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
Kiểu hình F1 (Aa)
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp:
Câu 3.
	a) Vì sao ADN có cấu taọ rất đa dạng và đặc thù? Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?
	b) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
	-G-T-G-X-T-A-G-T-A-
	Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
Câu 4.
	Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen gồm những điểm nào?
ĐỀ 9
Câu 1. Hãy chọn phương án đúng:
	1. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định là:
a. Quần xã sinh vật.
b. Quần thể sinh vật.
c. Hệ sinh thái.
d. Tổ sinh thái.
	2. Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về:
 a. Ký sinh.
 b. Cộng sinh.
 c. Hội sinh.
 d. Cạnh tranh
Câu 2.
	Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
Câu 3.
	Thế nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản, gen, giống thuần chủng (dòng thuần)?
Câu 4.
	Chọn các từ hay cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống cho câu có ý nghĩa.
a) đồng tính	b) thuần chủng	c) 3 trội, 1lặn
d) F2	e) tương phản.
Khi lai hai bố mẹ (1) .......... khác nhau về một cặp tính trạng (2) .........., thì ở F1 (3)............. về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn (4) ............ có sự phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình (5) .............
ĐỀ 10
Câu 1. Hãy chọn phơng án đúng:
	1. Nhóm sinh vật đầu tiên nào có thể c trú thành công ở một đảo mới hình thành do núi lửa?
	a. Dương xỉ
	b. Địa y
 	c. Tảo
	d. Rêu
	2. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là:
	a. Hợp tác
	b. Cộng sinh
	c. Dinh dưỡng
	d. Hội sinh
Câu 2.
ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ gen ® ARN.
Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
 - G - U - G - X - U - U - G - X – X -
	Xác định trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn mẫu của đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.
Câu 3.
	Chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần giống và khác nhau như thế nào? Có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào?
Câu 4.
	Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo em đó là những hậu quả gì?
ĐỀ 11
Câu 1. Hãy chọn phương án đúng:
	1. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể 
	a. Mật độ
	b. Cấu trúc tuổi 
	 	c. Độ đa dạng 	
	d. Tỉ lệ đực cái 
	2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?
	a. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung
	b. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời 
	c. Có khả năng sinh sản
	d. Có quan hệ với môi trường 
Câu 2.
 	Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
gen(ADN) ARN prôtêin tính trạng.
Câu 3.
Thế nào là lai phân tích? 
Nêu các điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật phân li.
Câu 4.
	Một người làm vườn trồng những cây cà chua quả đỏ với mong muốn sẽ thu được toàn cà chua quả đỏ, nhưng đến khi thu hoạch lại có cả cà chua quả vàng. Em hãy giải thích vì sao, nếu màu quả ở cà chua do một cặp gen qui định.
ĐỀ 12
Câu 1. Hãy chọn phương án đúng:
	1. Diễn thế sinh thái có thể hiểu là:
	a. Sự biến đổi cấu trúc của quần thể
	b. Thay quần xã này bằng quần xã khác
	c. Tăng số lượng quần thể
	d. Mở rộng vúng phân bố
	2. Chuỗi thức ăn là một dãy sinh vật gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:
	a. Nguồn gốc
	b. Dinh dưỡng
	c. Cạnh tranh
	d. Hợp tác
Câu 2.
	Một cặp vợ chồng bình thường sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Kiểm tra di truyền cho biết cả hai người đều mang gen đột biến lặn gây ra chứng bệnh trên. Em hãy đưa ra lời khuyên (tư vấn di truyền) cho cặp vợ chồng này. Giải thích tại sao lại tư vấn như vậy.
Câu 3.
	Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa?
Câu 4.
	Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ, gen a qui định quả vàng. Xác định kết quả lai khi cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng.
ĐỀ 13
Câu 1. (2 điểm)
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng 
	1. Một nhóm cá thể cùng loài sống trong một khu vực nhất định, vào cùng một thời điểm xác định là:
Quần thể sinh vật.
Quần xã sinh vật.
Tổ sinh thái.
Hệ sinh thái.
	2. Kết quả kỳ cuối của giảm phân I các NST nằm gọn trong nhân với số lượng
2n (đơn)
n (kép)
n (đơn)
2n (kép)
	3. Hải quỳ bám trên cua. Hải quỳ bảo vệ cua nhờ tế bào gai. Cua giúp hải quỳ di chuyển. Đó là ví dụ về quan hệ
Ký sinh.
Cộng sinh.
Hội sinh.
Cạnh tranh.
Hợp tác.
	4. Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1:
Có sức sống cao
Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh,
 Chống chịu tốt, năng suất cao
Chỉ có a va c đúng
Cả a, b, c đều đúng
Câu 2. (1 điểm)
	Hãy chọn nội dung thích hợp điền vào chỗ ... trong bảng sau:
Đặc điểm
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
Kiểu hình (Aa)
...(3)...
...(1)...
3Trội : 1lặn
...(2)...
...(4)...
Câu 3. (2 điểm)
	Nêu sự khác nhau về bản chất của nguyên phân với giảm phân.
Câu 4. (2 điểm)
	Nêu hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng. Liên hệ ở địa phương em.
Câu 5. (3 điểm)
	Màu sắc của hoa dạ hương do một gen quy định. Khi lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng đều thuần chủng thu được F1 toàn hoa hồng. Cho cây hoa hồng F1 tự thụ phấn ta thu được kết quả F2 như thế nào? Giải thích bằng sơ đồ lai.
Đề 14
Câu 1. (3 điểm)
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng 
	1. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Đảm bảo cho 2 tế bào con giống tế bào mẹ.
	2. Quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh:
Sâu bọ sống trong tổ kiến và tổ mối.
Trâu và bò trên một đồng cỏ.
Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
Tảo và tôm, cá sống trong hồ nước.
	3. Kết thúc kì cuối của giảm phân I, số NST trong tế bào là:
n NST kép
n NST đơn
2n NST đơn
2n NST kép
	4. Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là:
tARN
rARN
mARN
Cả 3 loại ARN trên
	5. Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào sau đây qui định:
Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN.
Khối lượng phân tử ADN trong nhân tế bào.
Tỉ lệ trong phân tử ADN.
A + G = T + X.
	6. Tập hợp những cá thể sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật:
Các cá thể cá chép ở 2 hồ nước khác nhau.
Các cây lúa trong một ruộng lúa.
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá trắm, cá trôi, cá rô... trong một hồ nước tự nhiên.
Các cá thể voi, hổ, báo, khỉ, chim... trong rừng.
Câu 2. (3 điểm)
	Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến cấu trúc gen. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
Câu 3. (2 điểm)
	Nêu khái niệm chung về môi trường? Phân biệt các loại môi trường sống của sinh vật?
Câu 4. (2 điểm)
	Em hãy nêu đặc điểm khác nhau về hình thái hai đoạn thân của cùng một cây rau dừa nước (một đoạn mọc ở trên bờ đất cao và một đoạn trải dài trên mặt nước). Giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
ĐỀ 15
Câu 1. (3 điểm)
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng.
	1. Trong một gia đình bố mẹ đều thuận tay phải, nhưng con của họ có người thuận tay phải, có người thuận tay trái. Kiểu gen của bố mẹ là:
a) AA x AA
b) Aa x Aa
c) Bố AA x mẹ Aa
d) Bố Aa x mẹ AA
	2. Người bị bệnh Tơcnơ là do:
Thừa ra một NST
Thiếu đi một NST
Thừa ra một NST giới tính X
Thiếu đi một NST giới tính X
	3. Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do:
Kiểu gen của con khác với kiểu gen của bố mẹ
ADN của con khác với ADN của bố mẹ
mARN của con khác với mARN của bố mẹ
Protein của con giống với protein của bố mẹ
Câu 2. (2 điểm)
a. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào?
b. Vẽ sơ đồ giải thích sự hình thành trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng.
Câu 3. (3 điểm)
	Hãy cho biết nhân tố ánh sáng ảnh hưởng tới hình thái của cây bằng cách điền vào bảng sau:
Đặc điểm
Cây sống nơi quang đãng
Cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác hoặc trong nhà.
Chiều cao thân cây
Chiều rộng tán lá
Số lượng cành cây
Kích thước phiến lá
Màu sắc của lá cây
Đặc điểm của mô giậu và tầng cutin ở lá
Câu 4. (2 điểm)
	Ưu thế lai là gì? Giải thích vì sao khi lai giữa hai dòng thuần ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1? Có thể dùng con lai F1 để nhân giống được không? Tại sao?
ĐỀ 16
Câu 1. (3 điểm)
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. 
	1. Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản hoặc của bố hoặc của mẹ là:
Bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
Bố mẹ thuần chủng, tính trạng trội hoàn toàn.
Phải có nhiều cá thể lai F1
Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4.
	2. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
	a. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
	b. Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con đảm bảo cho hai tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ.
	c. Sự phân li đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
	3. Diễn thế sinh thái là:
a. Quá trình biến đổi cấu trúc của quần thể
b. Quá trình tăng số lượng quần thể
c. Quá trình biến đổi tuần tự từ quần xã này sang quần xã khác
d. Mở rộng vùng phân bố của quần xã
	4. Giun đũa sống trong ruột người là ví dụ về mối quan hệ:
a. Cộng sinh
b. Hội sinh
c. Cạnh tranh
d. Kí sinh
	5. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:
	a. Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái.
	b. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.
	c. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái.
	d. Sự tạo thành hợp tử.
	6. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể
	a. Mật độ
	b. Cấu trúc tuổi
	c. Độ đa dạng
	d. Tỉ lệ đực cái
Câu 2. (3 điểm)
	Cơ chế NST xác định giới tính ở người được thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1 : 1?
Câu 3. (1 điểm)
	Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
	- G – T – X – A – A – T – G – X – A- 
	Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
Câu 4. (3điểm)
	Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiệu hậu quả nghiêm trọng. Theo em đó là những hậu quả gì?
ĐỀ 17
Câu 1. (3điểm)
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. 
	1. Ở người tính trạng mắt nâu trội hoàn toàn (do gen N qui định) so với tính trạng mắt xanh (do gen n qui định)
	Một cặp vợ chồng muốn sinh một người con mắt xanh, một người con mắt nâu, phải có kiểu hình, kiểu gen là:
Bố mắt xanh (nn) x mẹ mắt nâu(NN)
Bố mắt nâu (Nn) x mẹ mắt xanh (nn)
Bố mắt nâu (NN) x mẹ mắt nâu (Nn)
Bố mắt xanh (nn) x mẹ mắt xanh (nn)
	2. Bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là do:
	a. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho các tế bào con
	b. Sự phối hợp các quá trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
	c. Cấu trúc của mỗi NST được duy trì ổn định qua các thế hệ.
	d. Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho các tế bào con.
	e. Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân.
	3. Biết màu mắt chỉ do 1 gen qui định. Cho giống cá kiếm mắt đen thuần chủng lai với cá kiếm mắt đỏ, được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con lai F1 giao phối với nhau, thì kiểu hình ở F2 sẽ là:
	a. 50% mắt đen : 50% mắt đỏ.
	b. 100% mắt đen.
	c. 75% mắt đen : 25% mắt đỏ.
	d. 100% mắt đỏ.
	4. ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
	a. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
	b. Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
	c. Đảm bảo cho hai tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ.
	d. Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
Câu 2. (2điểm)
	Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?
Câu 3. (2điểm)
	Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?
Câu 4. (3 điểm)
	Nêu đặc điểm của các mối quan hệ khác loài dưới đây và cho ví dụ:
Quan hệ
Đặc điểm
Ví dụ
Cộng sinh
Hội sinh
Cạnh tranh
Kí sinh
Sinh vật ăn sinh vật
ĐỀ 18
Câu 1. (3 điểm)
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất:
	1. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là:
Lai các cặp bố mẹ khác nhau về các cặp tính trạng trội lặn rồi theo dõi sự di truyền của các thế hệ con.
Dùng phép lai phân tích để xác định tỉ lệ các tính trạng trội lặn ở các đời con cháu.
Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng lẻ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra định luật di truyền.
Phân tích sự di truyền qua các tỉ lệ trội lặn để rút ra định luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ con cháu.
	2. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây nhiều hậu quả xấu là:
Khai thác khoáng sản
Săn bắt động vật hoang dã
Phá huỷ thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt
Chăn thả gia súc
	3. Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một tính trạng trong cặp tương phản hoặc của bố hoặc của mẹ là:
Bố mẹ đem lại phải thuần chủng 
Trong cặp tính trạng tương phản của cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phải có một tính trạng là trội hoàn toàn.
Phải có nhiều cá thể F1
Tổng tỉ lệ kiểu hình F2 phải bằng 4
Câu 2. (2 điểm)
Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn nào?
Câu 3. (3 điểm)
1. ARN được tổng hợp dựa theo nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ gen Ò ARN
2. Một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau:
	- G – U – G – X – U – U – G – X – X – G – X – X -
Xác định trình tự các nucleotit trong khuôn mẫu của đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.
Câu 4. (2 điểm)
	Giả sử có các quần thể sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
	a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.
	b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.
ĐỀ 19
Câu 1. (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng 
	1. Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách:
Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội cha biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn.
Lai giữa cơ thể dị hợp tử với cơ thể có kiểu hình lặn.
Cho tạp giao giữa các cơ thể dị hợp tử.
	2. NST chỉ có hoạt tính di truyền và khả năng tự nhân đôi khi:
Ở trạng thái không đóng xoắn
Ở trạng thái đóng xoắn
Ở trạng thái đóng xoắn cực đại
Đang phân li về hai cực của tế bào
	3. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả:
A = X; G = T
A = G; T = X
A + T = G + X
A + G = T + X
A : G = X : T
Câu 2. (2 điểm)
	Đột biến cấu trúc NST là gì? Gồm những dạng nào? Nêu những nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi cấu trúc NST nói trên?
Câu 3. (2 điểm)
	Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
Câu 4. (3 điểm)
	Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trường hợp sau:
	a. P: cây quả vàng x cây quả vàng
	b. P: cây quả đỏ x cây quả đỏ
ĐỀ 20
Câu 1. (3điểm)
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng 
	1. Một đoạn mạch khuôn làm mạch khuôn của gen có trình tự các nucleotit như sau:
-A – A – T – G – X – T – A – A – 
	Trình tự các nucleotit trên đoạn mạch mARN được tổng hợp từ gen trên là:
– T – T – A – X – G – A – T – T – 
– A – A – U – G – X – U – A – A – 
– U – U – A – G – X – A – U – U – 
– U – U – A – X – G – A – U – U –
	2. Cho hai giống đậu Hà Lan quả màu lục dị hợp tử với giống đậu Hà Lan quả màu vàng. Kết quả F1 thu được:
Toàn quả màu lục
3 quả lục : 1 quả vàng
1 quả lục : 1 quả vàng
3 quả vàng : 1 quả lục
	3. Thực hiện phép lai giữa giống cà chua quả màu đỏ thuần chủng, trội hoàn toàn với giống cà chua quả màu vàng, biết tính trạng màu quả do một gen qui định. F1 thu được kết quả:
Toàn cà chua quả đỏ
1 cà chua quả đỏ : 1 cà chua quả vàng
3 cà chua quả đỏ : 1 cà chua quả vàng
3 cà chua quả vàng : 1 cà chua quả đỏ
Câu 2. (2điểm)
	Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
Câu 3. (3điểm)
	Kỹ thuật gen là gì? Gồm những phương pháp nào? Trong sản xuất và đời sống, kỹ thuật gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào?
Câu 4. (2điểm)
	Ở người tính trạng mắt nâu là trội hoàn toàn so với mắt xanh.Bố mắt nâu, mẹ mắt xanh sinh ra có con mắt nâu con mắt xanh. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ và các con. Viết sơ đồ lai.
ĐỀ 21
Câu 1. (3điểm) 
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng 
	1. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:
Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái
Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và c

File đính kèm:

  • docMot so de kiem tra Sinh 9.doc
Đề thi liên quan