Một số đề luyện ngữ văn 9

doc19 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3777 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề luyện ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 Một số đề luyện ngữ văn 9

Bài:Viếng Lăng Bác
Câu1: “Khổ cuối bài thơ viếng Lăng Bác là tâm trạng lưu luyến thiết tha của Viễn Phương”
Lấy câu văn trên là câu chốt hãy viết một đoạn văn trình bày nội dung theo kiểu diễn dịch (hoặc quy nạp ).Trong đó có sử dụng câu bị động (gạch chân câu đó )
Câu2:Đây là những câu thơ mở đầu bài Viếng Lăng Bác:
 Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác 
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
 Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng .
Và ở cuối bài ,nhà thơ bày tỏ ước nguỵên :Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này 
Theo em những h.ả nào là ẩn dụ ?Em cảm nhận từ các h.ả ẩn dụ đó ý nghĩa sâu xa ntn về tình cảm thiêng liêng ,cao đẹp của nhân dân ta dành cho BácHồ kính yêu?
Câu3:Chép nguyên văn khổ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác?Giới thiệu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 
Trong khổ thơ đó biện pháp tu từ nào được sử dụng?Hãy phân tích tác dụng của BP tu từ đó?(Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết câu-gạch chân phép liên kết ấy )
Câu4:
Trong khổ thơ thứ hai bài Viếng Lăng Bác ,Viễn Phương viết: 
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
a)H.ả mặt trời nào là ẩn dụ ?Hãy phân tích ý nghĩa h.ả đó? 
b)Chép hai câu thơ có h.ả mặt trời trong một bài thơ mà em đã học ở lớp 9-ghi rõ tên và tác giả bài thơ đó.
Câu5:Viết một đoạn văn khoảng 10câu phân tích h.ả hàng tre ở khổ thơ đầu bài thơ Viếng Lăng Bác(Trong đó dùng câu có thành phần phụ chú ) 
 Câu 6:
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
a)Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào?Của ai?Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
b)Em hiểu ntn về câu thơ thứ hai?Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn 
ngắn(trong ĐV SD một câu có thành phần tình thái)
Câu6:Mở đầu bài thơ Viễn Phương viết:Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác và TGian sáng tác ghi ở cuối bài cho em biét thêm được điều gì về về HC sáng tác bài thơ và tâm trạng của tác giả?
Câu7:Chép lại những câu thơ có hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ 2 -3 và phân tích. Việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ mang lại cho bài thơ sắc thái ntn?

Mùa xuân nho nhỏ

 Câu 1:Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ,Thanh Hải viết :
 Ta làm con chim hót 
a)Chép chính xác 7câu nối tiếp câu thơ trên 
b)Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?H.C ấy có ý nghĩa ntn trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?
c)ở phần đầu T.G dùng đại từ tôi nhưng ở đoạn sau T.Gdùng đại từ ta .Hãy giải thích tại sao?
d)Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên một H.Sviết :Từ cảm xúc mùa xuân của thiên nhiên đất nước Thanh Hải đã bày tỏ mãnh liệt khát vọng muốn hiến dâng cho cuộc đời ,cho quê hương. 
Coi đây là câu mở đoạn hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết thêm khoảng 10 câu (Trong đó có lời dẫn trực tiếp –và câu cuối là mọt câu hỏi tu từ ) Có thể là câu khẳng định hoặc một câu cảm thán 

Câu2:Mở đầu bài thơ MXNN,Thanh Hải viết:
 Mọc giữa dòng sông xanh 
 Một bông hoa tím biếc
Hãy viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật đặt câu của hai câu thơ trên
Câu3 :Viết một đoạn văn khoảng 10 câu(có thể theo 3 cách đã học )phân tích và trình bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân xứ Huế ở khổ thơ đầu(trong đó có sử dụng một câu ghép hoặc một câu cảm thán)
Gợi ý: -Phân tích bức tranh mùa xuân thiên nhiên có màu sắc, âm thanh, không gian
Phân tích cảm xúc của tác giả:cái nhìn trìu mém với cảnh vật được bộc lộ trực tiếp 
Nêu rõ cảm nhận đó là 1 bức tranh đẹp,giàu sức sống tươi vui rộn rã 
Câu4:Viết đoạn văn ngắn phân tích làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ:
 Mùa xuân người cầm súng
 ……………………………
 Tất cả như xôn xao. 
Câu 5: Trong khổ thơ sau:
 Mùa xuân người cầm súng 
 Lộc dắt đầy trên lưng 
 Mùa xuân người ra đồng 
 Lộc trải dài nương lúa
Từ lộc trong khổ thơ được dùng theo nghĩa nào?Tại sao? Viết một đoạn văn trình bày ý nghĩa của H.ả lộc trong khổ thơ trên 

Câu6:Chỉ ra và phân tích các hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
 Mùa xuân người cầm súng ….
 Vẫn vững vàng phía trước. 
Câu7:Trong bài thơ MXNN của Thanh Hải từ xuân có ý nghĩa gì? Từ việc hiểu ý nghĩa của từ xuân như vậy em hãy giải nghĩa nhan đề MXNN và nhận xét sự sáng tạo của Thanh Hải trong h/ ảnh MXNN?
Câu8: Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên trong khổ thơ đầu có gì đặc sắc ?Cảm xúc của nhà thơ trước MXTN ấy được thể hiện ntn?
Câu9:Trong bài thơ có những hình ảnh mùa xuân nào?Mối quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy với nhau ra sao? Hãy phân tích bằng một ĐV (trong đó sử dụng 1 câu ghép )

Đồng chí
Câu1:Để viết đoạn kết luận đề TLV phân tích bài thơ đồng chí của Chính Hữu ,bạn em mở đoạn như sau:
 “ Đọc xong bài thơ ,gấp sách lại ,tấm lòng người chiến sĩ đã giúp em hiểu sâu sắc ý nghĩa hai tiếng đồng chí thân thương” 
a)Cho biết bạn đã sai về diễn đạt ntn?Em hãy chữa lại .
b)Từ câu đã sửa ,em hãy viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn (trong ĐV có sử dụng một câu hỏi tu từ hoặc một câu cảm thán) 
Câu2:
 Ruông nương anh gửi bạn thân cày 
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 
1)Ghi rõ tên ,năm sáng tác ,tác giả bài thơ có những câu trên .Theo em cần nhớ những điểm cơ bản nào về H.C ra đời để hiểu bài thơ hơn? 
2)Từ mặc kệ đặt giữa câu thơ cùng với h.ả làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuât thân từ nông dân?
Câu3:Cảm xúc và suy nghĩ của em về :
 a)Khổ đầu 
 b)Khổ hai
 c)Khổ cuối 
Bài thơ Đồng chí
Câu4:Cho câu chủ đề “ Bài thơ Đồng chí diễn tả chân thực cuộc sống và tình cảm của người lính Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp’’. Hãy phát triển ý câu chủ đề trên thành một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu (trong ĐV có S.D một câu ghép và một câucó thành phần tình thái) 
Câu5: Chép chính xác khổ đầu bài thơ Đồng chí 
Có bạn cho rằng h.ả giếng nước gốc đa trong câu thơ :Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.là hoán dụ ,có bạn cho rằng đó là ẩn dụ 
a)ý kiến của em ntn?Vì sao?
b)Nhà thơ đã nói được điều sâu sắc gì qua cách dùng h.ả ấy? 
Hãy trình bày những ý kiến và suy nghĩ của em bằng một đoạn văn từ 10 đến 12câu(Trong Đ.V có sử dụng một câu hỏi tu từ và một câu có thành phần phụ chú )

Câu6:Khổ thơ cuối cùng trong bài Đồng chí ,Chính Hữu viết :
 Đêm nay rừng hoang sương muối 
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
 Đàu súng trăng treo.
 
Em hiểu Hả đầu súng trăng treo ở đây ntn?Hả này cho thấy cảm xúc gì được thể hiện trong bài thơ? Qua đó em hiểu thêm điều gì về tâm hồn những người lính Cụ Hồ trong KC chống Pháp ? 
Câu7:Theo em vì sao TG đặt tên cho bài thơ viết về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”? Tên bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảmcủa những người lính CM trong KC chống Pháp? 
Câu8:Trong bài thơ Đồng chí có nhiều câu thơ đối ứng nhau .Hãy chép lại những câu thơ đối ứng ấy và nhận xét về ý nghĩa của biện pháp đó trong bài thơ. 
 
Truỵện NCGNX 

Câu 1:Trong chuyện NCGNX, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện ? 
Câu2:Truyện NCGNX của Nguyễn Dữ xuất hiện nhiều yếu tố kỳ ảo.Hãy chỉ ra các yếu tố kỳ ảo ấyvà cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa yếu tố kỳ ảo vào một câu chuyện quen biết ?
CÂU3:Chi tiết cuối cùng trong truyện NCGNXlà một chi tiết kỳ ảo.
Hãy kể lại ngắn gọn chi tiết ấy bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu 
Nhận xét về chi tiết kì ảo cuối cùng này ,có ý kiến cho rằng :Tính bi kịch của truyện tiềm ẩn ngay trong cái lung linh kì ảo.Nhận xét đó có đúng không ?Vì sao?
Câu4: Những câu đầu tiên của một ĐV nghị luận được viết như sau:
Nhưng Vũ Nương không chỉ là một con người đẹp đẽ cả về dung nhan và tính hạnh như ta đã phân tích ở bên trên .qua ngòi bút của Nguyễn Dữ còn cho ta thấy Vũ Nương đã phải chịu nỗi oan khổ vô bờ vì chồng nàng đa nghi ,thô bạo 
Chép lại những câu trên sau khi đã sửa hết lỗi về đặt câu.Em hãy thay từ Vũ Nương thứ 2 bằng một hay một cụm từ thích hợp để cho lời văn được hay hơn.
Hãy coi câu thứ hai vừa sửa ở trên là câu chốt của một ĐV,viết tiếp khoảng 7 câu văn nữa để toàn bộ ĐV đó được hoàn thành .
Câu4:Em hiểu thế nào là tính kịch trong một TP VH ?Hãy chỉ rõ ĐV thể hiện rõ nhất tính kịch trong truyện NCGNX và phân tích ý nghĩa của nó 
 


Truỵện Làng 
Câu1)Trình bày hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn
Câu 2)Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai (trong ĐVcó sử dụng một câu có thành phần khởi ngữ ) Câu3)
Trong truyện ngắn Làng nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện hết sức đặc sắc để qua đó nhân vật ông Hai bộc lộ tình cảm yêu làng quê yêu đất nước.Hãy nêu rõ tình huống ấy? Cách xây dựng tình huống này cho thấy tài năng gì của nhà văn?(trình bày bằng một ĐV-trong đó có SD câu có thành phần phụ chú)
Câu4: Dưới đây là một phần truyện ngắn Làng :
_Thế nhà con ở đâu ?
_Nhà ta ở làng chợ Dầu .
_Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
_Thằng bé nép đầu vào ngực bổ trả lời khe khẽ :
_Có 
 Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng ,một lúc lâu ông lại hỏi :
 _Thầy hỏi con nhé .Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên mạnh bạo và rành rọt 
-ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra ,chảy ròng ròng hai bên má.Ông nói thủ thỉ:
_ừ ,đúng rồi ,ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ .
1)Qua đoạn đối thoại này ,em thấy tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt ?Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật nầy ntn?
2)Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Làng mà không phải là Làngchợ Dầu ?
3)Em hãy kể tên hai TP văn xuôi Việt Nam đã được học ,viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả? 
Câu5:Trong truyện ngắn Làng có chi tiết :Sau khi nghe tin tức chiến sự ở quán nước ngoài đàu làng nơi tản cư, ông Hai chợt nhận được tin làng chợ Dầu của ông theo việt gian qua một người đàn bà nói lại .Em hãy cho biết tâm trạng của ông Hai lúc đó cho tới khi về đến nhà ntn? Tác giả Kim Lân đã dùng nghệ thuật kể chuyện gì để noí lên tâm trạng ấy ? 
Hãy trình bày bằng một ĐV trong đó SD một câu có thành phần khởi ngữ .
Câu6:Cho câu chủ đề sau:Ông Hai là nhân vật tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam có tình yêu làng quê đất nước sâu sắc ,chân thực trong KC chống Pháp Dựa vào nhân vật ô.Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một ĐVngắn khoảng 12câu (Theo 3 cách đã học )Trong ĐV có có SD một câu ghép ,một câu có thành phần tình thái.
Câu7:Xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật ông Hai là xung đột giữa nhữg tình cảm nào?Vì sao lại nảy sinh sự xung đột ấy trong nội tâm n.v? ông Hai đã giải quyết ntn?
 
Truyện Lặng lẽ Sa Pa

Câu1:Trong truyện ngắn LLSP,Nguyễn Thành Long đã để nhân vật hoạ sĩ xúc động thốt lên trước anh thanh niên trẻ mà ông mới gặp :Người con trai ấy đáng yêu thật .
Hãy phân tích để làm rõ nét đáng yêu của anh thanh niên bằng một ĐV ngắn (Trong ĐV có SD một câu ghép hoặc một câu có thành phần tình thái)
Câu 2:Trong TP LLSP của NTL có câu:Trong cái lặng im của Sa Pa ,dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa,Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi ,có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước .
a)Đó là lời của ai?
b)Những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước khiến em nghĩ đến những nhân vật nào trong TP trên? Hãy nêu rõ nét phẩm chất cao, đẹp tiêu biểu của họ ?
Câu3 :Khi phân tích vẻ đẹp của con người Sa Pa trong truyện ngắn LLSP một bạn HS viết :ở chốn Sa Pa lặng lẽ ,hình ảnh những con người đã tìm được lẽ sống đầy ý nghĩa cho cuộc đời mình thật là đẹp đẽ.
1)Hãy biến đổi câu trên thành câu cảm thán (hoặc câu bị động )
2)Lấy câu mới biến đổi thành câu mở đoạn của một ĐVtổng –phân –hợp em hãy viết tiếp khoảng 10 -15 câu văn tạo thành một ĐV hoàn chỉnh (Trong ĐV có Sd câu hỏi tu từ )
Câu4:Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong cô gái .Không phải vì bó hoa to sẽ đi theo cô trong chuyến đi lần thứ nhất ra đời ,mà vì một bó hoa nào khác nữa ,bó hoa của những háo hức mơ mộng...
1)Những lời văn trên của ai? Viết trong TP nào ? Nói về sự việc gì ?(Nêu tóm tắt sự việc ấy thật ngắn gọn )
2)Khi viết về bó hoa TG SD BPNT gì ?Nhờ đó hình tượng NV đẹp lên ntn?
3)Học văn em đã gặp nhiều Hả về hoa như vậy .Hãy nêu 2 dẫn chứng trong 2TP em cho là đặc sắc ? 
Câu6 :Trong một bài phân tích truyện ngắn LLSP, có một ĐVđược mở đầu bằng câu:
 Nhưng NTL còn cho thấy ở chốn Sa Pa lặng lẽ kia, anh thanh niên ấy không phải là người duy nhất có một đời sống đẹp đẽ, hăng say .
a)Câu mở đầu trên cho biết ĐV viết trên nó phải viết về đề tài gì ?
b)Đồng thời ,câu văn ấy còn báo hiệu ĐVchứa nó phải mang đề tài gì? 
c)Hãy hoàn thành đầy đủ ĐVchứa câu mở đầu trên sao cho :
-Câu văn ấy đúng là câu đầu tiên của phần mở đoạn 
-ĐVcó độ dài trong khoảng 12câu 
-Câu kết đoạn là một câu cảm thán . 
Câu 7:Em hiểu ntn về nhan đề LLSP?Cái tên ấy có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ chủ đề TP?Tại sao trong truyện ngắn của mình NTL không đặt tên cho các nhân vật mà lại gọi họ bằng tên chung ? 

 
 Chiếc lược ngà 
Câu1:Giới thiệu về nhà văn NQS.Em hiểu ntn về nhan đề Chiếc lược ngà ?HA chiếc lược ngà xuất hiện ở những chi tiết nào trong truyện ?ý nghĩa của những chi tiết ấy trong sự phát triển của câu chuyện ?
Câu 2:Trong TP Chiếc lược ngà ,ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu nhà văn NQS viết :Nhìn cảnh ấy bà con xung quanh có người không kìm được nước mắt ,còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắn lấy trái tim tôi .
1)Vì sao khi chứng kiến giây phút này ,bà con xung quanh và nhân vật tôi lại có cảm giác như vậy ? 
2)Người kể chuyện ở đây là ai ?Cách chọn vai kể ấy góp phần ntn đẻ tạo nên sự thành công cho TP?
Câu3:Hãy phân tích chi tiết cái chết của ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của NQS để làm sáng tỏ nhận xét của nhân vật ông Ba trong TP : Hình như chỉ có tình cha con là không chết được
Câu4:Những tình huống nào trong truyện đã bộc lộ thật sâu sắc và xúc động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả?
Câu5:Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi trái ngược nhưng vẫn nhất quán trong tính cách nhân vật. Em hãy thuật lại thái độ hành động ấy và giải thích lí do của điều đó ?
 Truyện Kiều 

 Câu1:Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du.Tóm tắt ND Truyện Kiều trong khoảng 20 dòng .Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm? 

Câu 2:Cảm nhận của em về bức hoạ tuyệt đẹp trong đoạn trích Cảnh ngày xuân :Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Câu3:Dựa vào ĐT hãy viết một ĐV kể chuyện có yếu tố miêu tả và biểu cảm
Câu4:Cảm nhận của em về nhân vật TK trong ĐT “Chị em TK”
Câu5:Cho các câu chủ đề sau:
a)Khung cảnh lễ hội thật sống động, đông vui, nhộn nhịp 
b)Chân dung TK là sự kết hợp hài hoà giữa sắc đẹp –tài năng –tâm hồn
Hãy viết một ĐV theo lối diễn dịch (Sau đó đổi thành quy nạp )làm rõ ý của câu chủ đề trên
Câu 6:Dựa vào 4 câu thơ đầu trong ĐT “Cảnh ngày xuân”hãy viết một ĐV tả cảnhbằng vă xuôi.
Câu 7
Kiều càng sắc sảo mặn mà

 Chép chính xác những câu thơ tả Thuý Kiều tiếp theo
Em hiểu ntn về những hình tượng nghệ thuật ước lệ :thu thuỷ ,xuân sơn ?Cách nói làn thu thuỷ ,nét xuân sơn dùng nghệ thuật gì ?Giải thích rõ tại sao em lại chọn nghệ thuật ấy ?
Nói khi tả vẻ đẹp của TK ,tg Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không ?Hãy làm rõ ý kiến của em?. 
 Câu8: 
1)Một bài thơ trong sách văn học 9có câu:
 Làn thu thuỷ nét xuân sơn
a)Hãy chép lại chín câu thơ nối tiếp câu trên
b)Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào,do ai sáng tác?Hãy kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ?
2 Từ hờn trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ buồn.Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của câu thơ.
3.Để phân tích đoạn thơ đó một bạn HS có câu:
Khác với Thuý Vân, Thuý Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc
a)Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn tổng –phân –hợp thì đoạn văn ấy sẽ mang đề tài gì?
b)Viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 10-12câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài em vừa xác định .Trong đoạn văn có một câu ghép đẳng lập 
2)Để khẳng định rằng câu thơ:Làn thu thuỷ nét xuân sơn nhất định phải lầ ẩn dụ chứ không phải là hoán dụ, có thể đi theo một trình tự như sau :
-Ân dụ và hoán dụ tuy có điểm giống nhau nhưng vẫn khác biệt nhau khá rõ 
-Trên cơ sở của sự khác biệt đó, ta căn cứ để có kết luận :Câu thơ :Làn thu thuỷ nét xuân sơn không thể là hoán dụ 
-Câu Kiều ấy phải là ẩn dụ 
Em hãy dựa vào trình tự lập luận đó để viết ít nhất là 7 câu văn liên kết với nhau chặt chẽ nhằm làm cho sự khẳng định của em rõ ràng không thể nào bác bỏ được . 
Câu9:Viết một ĐV nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
Câu10:Sáu câu cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuói ghềnh bắc ngang
 tả cảnh hay tả tâm trạng ,hãy nêu ý kiến của em?



Câu11:Tám câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi 
 Sử dụng BPNTgì ?trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn khoảng 15 dòng .
Câu12 :Phân tích tác dụng của điệp ngữ buồn trông trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích 
Câu13: “Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán một lần nữa ngời lên tấm lòng nhân hậu của người con gái họ Vương’’ 
Dựa vào ĐT hãy viết một đoạn văn theo lối qui nạp làm sáng tỏ ý của câu chủ đề trên ( trong ĐV có sử dụng 1câu cảm thán ) 
Câu14:MGS hiện ra trong ĐT là một tên buôn người đê tiện ,giả dối, bất nhân 
Dựa vào ĐT’’MGS mua Kiêù’’hãy viết một ĐV ngắn theo lối qui nạp (Sau đó đổi thành Đv diễn dịch) làm rõ ý của câu chủ đề trên
Câu 15:Bốncâu thơ sau :
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai biết mấy nắng mưa
Có khi gôc tử đã vừa người ôm
Thể hiện tấm lòng ntn của Thuý Kiều đối với cha mẹ ? 
Câu 16
Kiều càng sắc sảo mặn mà

 Chép chính xác những câu thơ tả Thuý Kiều tiếp theo
Em hiểu ntn về những hình tượng nghệ thuật ước lệ :thu thuỷ ,xuân sơn ?Cách nói làn thu thuỷ ,nét xuân sơn dùng nghệ thuật gì ?Giải thích rõ tại sao em lại chọn nghệ thuật ấy ?
Nói khi tả vẻ đẹp của TK ,tgNguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không ?Hãy làm rõ ý kiến của em?. 
 Câu17: 
1)Một bài thơ trong sách văn học 9có câu:
 Làn thu thuỷ nét xuân sơn
a)Hãy chép lại chín câu thơ nối tiếp câu trên
b)Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào,do ai sáng tác?Hãy kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ?
2. Từ hờn trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ buồn.Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của câu thơ.
3.Để phân tích đoạn thơ đó một bạn HS có câu:
Khác với Thuý Vân, Thuý Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc
a)Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn tổng –phân –hợp thì đoạn văn ấy sẽ mang đề tài gì?
b)Viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 10-12câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài em vừa xác định .Trong đoạn văn có một câu ghép đẳng lập 
4)Để khẳng định rằng câu thơ:Làn thu thuỷ nét xuân sơn nhất định phải lầ ẩn dụ chứ không phải là hoán dụ, có thể đi theo một trình tự như sau :
-ẩn dụ và hoán dụ tuy có điểm giống nhau nhưng vẫn khác biệt nhau khá rõ 
-Trên cơ sở của sự khác biệt đó, ta căn cứ để có kết luận :Câu thơ :Làn thu thuỷ nét xuân sơn không thể là hoán dụ 
-Câu Kiều ấy phải là ẩn dụ 
Em hãy dựa vào trình tự lập luận đó để viết ít nhất là 7 câu văn liên kết với nhau chặt chẽ nhằm làm cho sự khẳng định của em rõ ràng không thể nào bác bỏ được . 
Câu18:Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
Câu19:Nghệ thuật tả cảnh và tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau ntn?
Từ việc phân biệt sự khác nhau ấy hãy làm rõ những nét đặc sắc của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong ĐT “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Câu20:Cho câu chủ đề sau: “Cảnh vật vừa là bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạmg”
Qua ĐT “Kiều ở lầu Ngưng Bích”hãy làm rõ ý của câu chủ đề trên bằng một ĐV diễn dịch(Sau đó đổi thành ĐV qui nạp) 

Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 
Câu1: Những chiếc xe từ trong bom rơi
 Đã về đây họp thành tiểu đội
 Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

 Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
 Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm .

1 .Hai khổ thơ trên có trong bài thơ nào?Ai là tác giả ?Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh ra đời bài thơ?
2. Bài thơ có những câu trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình THCS?Điểm giống nhau của hai bài thơ đó là gì?
3.Hãy trình bày những cảm nhận của em khi đọc hai câu thơ sau:
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy 
 Lại đi lại đi trời xanh thêm.
Em hãy viết một đoạn văn diễn tả suy nghĩ của mình về tình đồng đội của những người chiến sĩ lái xe được miêu tả trong khổ thơ trên (trong ĐV có sử dụng một câu hỏi tu từ )
. 
Câu 2:Khi phân tích hai câu kết trong BTVTĐXKK của PTD một bạn HS viết như sau:
Hai câu thơ đã khắc tạc hình ảnh tiêu biểu cho sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ .
a)Theo em có thể thay thế từ khắc tạc ở câu trên bằng từ khắc hoạ ,xây dựng được không?Tại sao?
b)Từ câu mở trên em hãy viết tiếp khoảng 6 đến 8 câu văn theo cách tổng- phân- hợp để hoàn chỉnh ĐV trong đó câu kết là một câu cảm thán 
 
Câu3:Hãy giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ về tiểu đội xe không kính bằng một đoạn văn ngắn 
Câu 4:Chép chính xác 4 câu thơ cuối cùng trong bài thơ về tiểu đội xe không kính ?Cho biết từ trái tim trong câu thơ:Chỉ cần trong xe có một trái tim được dùng theo nghĩa chính hay nghĩa chuyển ?
Trình bày cảm nghĩ của em về khổ thơ cuối cùng ấy bằng một ĐV từ 10 đến 12câu (câu cuối ĐV là một câu hỏi tu từ) 
Câu 5:Cho câu:Trong bài thơ về tiểu đội xe không kính gây được ấn tượng mạnh cho người đọc về các anh chiến xĩ lái xe rất dũng mãnh rất đáng yêu bởi những nét nghịch ngợm ngang tàn 
1. Hãy chép lại câu trên sau khi đã sửa hết lỗi về diễn đạt ,chính tả ,cách dùng từ 
2.Coi câu vừa sửa là câu chốt hãy viết một ĐV theo cách diễn dịch hoặc quy nạp khoảng 8-10 câu để phát triển ý trên
Câu7:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rơi kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
Hình ảnh người lính lái xe trong khổ thơ trên hiện ra ntn?Trình bày những cảm xúc và suy nghĩ của em về hình ảnh đó bằng một ĐVcó câu chủ đề ở cuối đoạn .
Câu8: Không có kính rồi xe không có đèn 
a)Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng .Cho biết đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai?Nêu HC sáng tác bài thơ?
b)Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng vừa chép được dùng với nghĩa ntn?
Viết một ĐV qui nạp phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ trên.




Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Câu1: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
 Mặt trời của mẹ,con nằm trên lưng.
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử theo biện pháp tu từ nào ?Đây có phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ không?Tại sao?
b)Viết một ĐV diễn dịch từ 8-10 câu phân tích tình cảm của người mẹ đối con được thể hiện trong hai câu thơ trên ,trong đó có sử dụng một câu bị động.
Câu2: Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ’’ của nhà thơ NKĐ (Trong ĐV có sử dụng một câu hỏi tu từ và một câu bị động) .
Câu 3:Viết một ĐV ngắn theo các phép lập luận :diễn dịch ,quy nạp phân tích khúc hát ru thứ hai và thứ ba trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Mỗi khúc hát ru theo một cách ,sau đó đổi lại cách trình bày)
Câu4:Nhận xét về bố cục của bài thơ “Khúc hát…..” Qua các đoạn của bài thơ từ những lời nào được lặp đi lặp lại ?Phân tích ý nghĩa của bố cục của phép điệp ngữ này.
Câu5 :Tình cảm, ước mong của người mẹ có sự mở rộng, phát triển ntn qua 3 khúc hát ru?Em hãy phân tích và chỉ rõ. Từ đó em có suy nghĩ gì về h.a người mẹ trong bài thơ?


Truyện Những ngôi sao xa xôi

Câu 1: a)Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn những ngôi sao xa xôi? Theo em nhan đề ấy có liên quan gì đến chủ đề của truyện ?
 b)Trong truyện tác giả sử dụng ngôi kể thứ mấy?Cách chọn ngôi kể ấy có tác dụng gì trong việc kể truyện ?
Câu2:Viết ĐV diễn dịch (hoặc qui nạp ) nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn những ngôi sao xa xôi (trong ĐV có sử dụng 1câu hỏi tu từ )
Câu3:Cho câu sau :
“Trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi với lối tiếp cận ri

File đính kèm:

  • docMot so de luyen NV 9.doc