Một số đề luyện thi vào lớp 10

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề luyện thi vào lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_______________________Đề số 1_____________________________
 
Câu1: (1,5 điểm). 
Em hãy điền vào mô hình các kiểu câu đơn (học sinh vẽ hình vào giấy thi rồi điền).

(2)
(4)
(1)
(3)
(8)
(6)
(5)
(7)
(9)
Câu 2: (0,5 điểm). 
Nhà thơ Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nghệ thuật chính nào trong 2 câu thơ sau (khoanh tròn ý đúng).
 “ Gìn vàng giữ ngọc cho hay
 Cho đành long kẻ chn mây cuối trời”
A. So ánh; B. ẩn dụ; 
C. Hoán dụ; D. Nhân hoá
Câu 3: (0,5 điểm). 
Xác định phép tu từ chính trong 2 câu thơ sau ( khoanh tròn ý đúng)
“ Con chuồn chuồn mùa thu quả ớt ngô chấp cách
 Quả ớt ngô con chuồn chuồn mùa thu rụng cánh”
 (Ngô Văn Phú)
A. ẩn dụ ; B. So sánh; 
C. Hoán dụ; D. Nhân hoá.
Câu 4: (1,5 điểm). 
Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đoạn kể về Thuý Kiều bị đưa vào lầu xanh, Từ Hải - một bậc anh hùng cái thế – gặp Kiều nơi này, song vẫn tâm sự:
	“ Thiếp danh đưa đến lầu hồng”
 Theo em Từ Hải có “vi phạm” phương châm hội thoại nào không? vì sao?
Câu 5: (2,0 điểm). 
Cho các câu sau:
a) Con bé đang sốt
Cơn sốt giá dầu thô đã làm thị trường chao đảo.
Cá sốt cà chua là một món ăn ngon nhiều người ưa thích.
 Hãy chứng minh rằng từ “sốt” được dùng trong các trường hợp trên là biểu hiện của sự phát triển từ vựng.
Câu 6: (4,0 điểm)
ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ.
Câu 7: (10,0 điểm) 
 	Cảm nhận của em về mối quan hệ giữa những con người mới trong tác phẩm “ Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long 


___________________Hết___________________













đáp án đề 1
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Điền: Câu đơn
Điền: Câu chia theo mục đích nói
Điền: Câu chia theo cấu tạo.
Điền: Câu trần thuật.
Điền: Câu nghi vấn.
Điền: Câu cảm thán
Điền: Câu cầu khiến
Điền: Câu bình thường
Điền: Câu đặc biệt.
( Điền đúng đợc 6 ô ghi 1,0 điểm - đúng cả 9 ô ghi 1,5 điểm)
Câu 2: (0,5 điểm) : B
Câu 3: ( 0,5 điểm): B
Câu 4: (1,5 điểm):
- Từ Hải đã vi phạm phương châm hội thoại về chất (0,5 điểm)
- Vì: Kiều đang sống ở lầu xanh – một nơi xấu xa. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến lầu hồng – chỉ nơi ở của người con gái đài các. (0,5 điểm).
 Song chính cách nói đó của Từ Hải người đọc mới ngỡ ngàng để rồi thấm thía hơn tình cảm nhân văn bình dị của một bậc anh hùng cái thế, luôn trân trọng nhân phẩm của Thuý Kiều, cảm thông với cuộc sống bị đầy đoạ của nàng. ( 0,5 điểm)
Câu 5: ( 2,0 điểm)
Giải thích đợc nghĩa từ “ sốt” được dùng trong các câu sau: 
Nhiệt độ cơ thể tăng lên quá mức bình thường do bị bệnh. ( 0,5 điểm).
Trạng thái tăng đột ngột của giá cả ( 0,5 điểm)
Cách chế biến một món ăn đạt yêu cầu nóng, sốt – khác với kho, xào, rán…
 ( 0,5 điểm)
Khẳng định: Từ vựng không ngừng phát triển một trong những biểu hiện là sự phát triển nghĩa của một từ thành từ nhiều nghĩa ( 0,5 điểm)

Câu 6: ( 4,0 điểm).
Yêu cầu viết thành bài văn ngắn bảo đảm bố cục ba phần ( 0,5 điểm)
Nội dung cần đạt đợc:
 - Những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương: Dù dưới thuỷ cung nàng vẫn quan tâm đễn chồng con, phần mộ tổ tiên, thương nhớ quê nhà; Dù không còn là người trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, khao khát được giải oan, hồi phục danh dự. ( 1,0 điểm) 
- Yếu tố kỳ ảo tạo nên một kết thúc có hậu- thể hiện ước mơ ngàn đời của dân tộc về lẽ công bằng… ( 1,0 điểm).
- Yếu tố kỳ ảo phần nào đền đáp được phẩm hạnh của Vũ Nương ( 0,5 điểm) 
- Yếu tố kỳ ảo có sức tố cáo sâu cay chế độ xã hội phong kiến… (0,5 điểm)
( Bài làm cần có dẫn chứng sát thực, thuyết phục)
Câu 7: ( 10,0 điểm)
a/ Về nội dung: (9,0 đ)
 Qua việc phân tích, HS làm nổi bật được các ý sau:
Cuộc gặp gỡ bất ngờ, ngắn ngủi giữa những con người khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp….nhưng mỗi nhân vật trong tác phẩm đều sẵn có một niềm tin vào nhau, vào cuộc sống, vào những công việc bản thân mình đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục làm. (2,0 đ)
Mối quan hệ của những người có tình cảm tin yêu, trân trọng, biết thông cảm chia sẻ với những khó khăn và niềm vui trong công việc của nhau, từ đó họ có thêm những nhận thức mới mẻ và sâu sắc hơn về cuộc sống 
 (3,5 đ)
Đây là mối quan hệ giữa những tâm hồn đồng điệu, cùng chung lý tởng. Cuộc gặp gỡ ấy giúp cho mỗi người càng có ý thức tự hoàn thiện mình, để sống đẹp hơn, cống hiến nhiều hơn cho đất nớc. (3,5 đ)
b/ Về hình thức: (1,0 đ) Bài làm bám sát yêu cầu đề ra, bố cục mạch lạc, rõ ràng; văn viết trong sáng, ít mắc các lỗi thông thường.
________________________________________



























_______________________Đề số 2_____________________________
 
 I/ Trắc nghiệm: ( 4,0 điểm)
Câu 1: ( 1,0 điểm) Hãy sắp xếp những tác phẩm sau đây vào các cột tương ứng với từng thời kì của văn học Việt Nam.
 Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Sống chết mặc bay, Đập đá ở Côn Lôn, Chuyện ngời con gái Nam Xương, Đồng chí, Nhớ rừng, Lão Hạc, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Quê Hương, Rằm tháng riêng, Tức cảnh Pác Bó, Truyện Kiều, Tiếng gà trưa

Các thời kì văn học
Tác phẩm
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám/1945
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Từ Cách mạng tháng Tám/1945 đến nay
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: (0,5 điểm)
Ghi tên nhân vật tương ứng với mỗi câu Kiều sau:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh (………………………)
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao (………………………)
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da (………………………)
ở ăn thì nết cũng hay (………………………)
Nhác trông nhờn nhợt màu da (………………………)
Phong tư tài mạo tót vời (………………………)
Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run (………………………)

Câu 3: ( 0,5 điểm)
 Ghi tên chủ vào sau mỗi văn bản nhật dụng dưới đây:
A. Phong cách Hồ Chí Minh……………………………………………………
B. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình…………………………………………
C. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em………………………………….……………………………………………
D. Ôn dịch thuốc lá……………………………………………………………..



Câu 4: (0,5 điểm)
 Điềm đúng (Đ), sai (S) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau:

Bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh và “ Bếp lửa” của Bằng Việt đều có chung một đề tài sáng tác

 Bài thơ “ Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đựơc sáng tác trong cùng một thời điểm 

Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được viết theo thể thơ tự do

Bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy viết năm 1978

Câu 5: (1,0 điểm)
 Điền nội dung thích hợp vào ô trống để hoàn thành sơ đồ sau
Cách phát triển từ vựng







Câu 6: ( 0,5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Đầu bạc răng long C. Đầu súng trăng treo
B. Treo đầu dê bán thịt chó D. Đầu cá trôi, môi cá mè
2. Chuyển theo phương thức nào?
 A. Hoán dụ B. ẩn dụ
II/ Tự luận:
Câu 1: ( 4,0 điểm)
 Chỉ ra phép tu từ và tác dụng của nó trong đoạn thơ sau:
“ Sớm mai, mây ghé chòi canh
Trưa về, mây đến lợn quanh đàn gà
Xế chiều, mây đậu vườn hoa
Đêm trăng mây lại vào nhà vấn vương”
 ( Lu Trùng Dương)


Câu 2: (12,0 điểm)
 	Bức tranh mùa xuân và nỗi niềm của con người trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” (Trích “ Truyện Kiều” - Nguyễn Du).



đáp án đề 2

I/ Trắc nghiệm: (4,0 điểm)
Câu 1: Sắp xếp chính xác tên các tác phẩm ở mỗi thời kì đạt 0,3 đ, riêng thời kì 2 cho 0,4 đ. Mỗi thời kì sai 2 tác phẩm thì không đạt điểm
Các thời kì văn học
Tác phẩm
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Chuyện người con gái Nam Xương
Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám/1945
Sống chết mặc bay, Đập đá ở Côn Lôn, Nhớ rừng, Lão Hạc, Quê hơng, Tức cảnh Pác Bó
Từ Cách mạng tháng Tám/1945 đến nay
Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Rằm tháng riêng

Câu 2: (0,5 đ)
Ghi đúng 6-7 tên nhân vật đạt đạt (0,5đ)
đúng 3-5 nhân vật đạt (0,25 đ)
Tên các nhân vật cần điền:
Thuý Kiều 5. Tú Bà
Mã Giám Sinh 6. Kim Trọng
Thuý Vân 7. Thúc Sinh
Hoạn Thư

Câu 3: (0,5 đ) Điền đúng 2-3 trường hợp đạt (0,25đ)
Vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
Vấn đề chiến tranh và hoà bình
Vấn đề quyền sống của con người
Vấn đề tệ nạn ma tuý, thuốc lá
 
Câu 4: (0,5 đ) 
 Điền đúng 2-3 trường hợp đạt (0,25đ)
A. Đ C. S
B. S D. Đ

Câu 5: (1,0 đ)
Cách phát triển từ vựng
Phát triển nghĩa của từ
Phát triển số lượng từ ngữ
ẩn dụ
 Hoán dụ
Tạo thêm từ ngữ mới
Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài
Câu 6: (0,5 đ) Khoanh tròn đúng mỗi ý (0,25đ)
 1. C 2. B

II/ Tự luận:
Câu 1: (4,0 đ)
Phép tu từ nhân hóa
Bằng phép tu từ nhân hoá: ghé, lượn, đậu, vào nhà vấn vương thiên nhiên trở nên có hồn hơn, trở nên gần gũi gắn bố với con người và mọi sinh hoạt ở nông thôn

Câu 2: ( 12,0 điểm)
Đúng bố cục bài tập làm văn : ba phần: mở , thân , kết ( 1,5 điểm)
Diễn đạt mạch lạc , gãy gọn, trôi chảy, tổ chức sắp xếp các ý khoa học, hợp lý, lập luận có sức thuyết phục…( 1,0 điểm).
Nội dung cần đạt đợc những ý sau:
a) Bức tranh mùa xuân
- Cảm nhận chung: Đoạn trích có không gian, thời gian, có thiên nhiên cảnh vật mùa xuân, có sinh hoạt, cuộc sống con người. Người đọc cảm nhận được vẻ sống động, bước chuyển của mùa xuân trong những thời điểm khác nhau ( từ sáng sớm đến chiều tà) dưới ngòi bút miêu tả tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của Nguyến Du ( 1,25 điểm).
- Cụ thể:
+ Vẻ đẹp trong sáng, tơi mới, tinh khôi và tràn đầy sức sống của đất trời, dù tiết xuân đã vào tháng ba. ( 1,75 điểm).
+ Mùa xuân gắn với lẽ hội: tưng bừng, náo nhiệt, vui tươi…( 1,75 điểm).
+ Cảnh lúc chiều tà: Vẫn là những đường nét, hình ảnh tiêu biểu của mùa xuân: bình lặng, êm dịu như ngưng lắng theo ánh hoàng hôn; song vẫn có vẻ tiêu xơ, hiu hắt. Cảnh sắc mùa xuân thì mở ra với bầu trời trong sáng, cả không gian no nê trong sắc xanh của cỏ, bước chân con người như phơi phới hoà điệu cùng mùa xuân; cong cảnh chièu tà thì khép lại như tiêu biến ( nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ, dòng nước nhỏ nằm gọn trong tầm mắt còn bớc chân con người thơ thẩn, hụt hẩng, nuối tiếc) ( 2,25 điểm).
b) Nỗi niềm con người
- Chủ yếu phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong phần kết của đoạn trích: Buồn bả, vấn vương, đa cảm…( 1, 25 điểm).
- Tình cảm của tác giả: Ngay trong ngày xuân đẹp đẽ, Nguyễn Du đã kín đáo bộc lộ tình cảm xót xa về tương lai của Kiều. ( 1,25 điểm).



_______________________Đề số 3_____________________________


 
Câu 1: Vận dụng kiến thức tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của hai câu thơ sau:
 “ Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
 Lại có mưa xuân nước vỗ trời”
 (Nguyễn Trãi)
Câu 2: 
 Trong chương trình ngữ văn 9 em được học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ:
 “ ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình”
a/ Hãy giới thiệu những nét chính về tác giả của tác phẩm đó
b/ Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?
Câu 3: Hình ảnh người nông dân Việt Nam qua hai van bản: “ Lão Hạc” (Nam Cao) và “ Làng” (Kim Lân)



 
 Đáp án đề 3

Câu 1: HS nêu được các nét cơ bản sau:
Câu thứ nhất đã sử dụng một hình ảnh so sánh rất độc đáo, mới mẻ “ cỏ xanh như khói”. “Xanh như khói” là cái màu xanh hư ảo nhìn qua lớp bụi bay.Cách so sánh hay gợi ra một không gian vừa thực vừa hư, rất kì ảo.
Câu thứ hai hay ở điểm nhìn để tả cảnh. Phải đứng gần sát mép nước mới có thể cảm nhận đợc “ nước vỗ trời”
Câu 2:
 Bài làm đảm bảo các ý sau:
a/ 
Tác giả của hai câu thơ trong bài “ ánh trăng” là nhà thơ Nguyễn Duy, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948
Cuộc đời và sự nghiệp:
+ Năm 1966 Nguyễn Duy ra nhập quân đội, vào binh chủng thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
+ Sau 1975 ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng, từ 1977
Nguyễn Duy là đại diện thờng trú báo văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh.
 + Nguễn Duy được trao giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1972-1973. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Tập thơ “ ánh trăng” của ông đợc giảI A của hội nhà văn Việt Nam 1984
b/ 
Giải thích được vầng trăng mang nhiều ý nghĩa tượng trưng:
+ Vầng trăng là hình ảnh thiên nhiên hồn nhiên, tơi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
+ ở khổ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình , có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt
Chủ đề bài thơ:
+ Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về tháư độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị hiền hậu

Câu 3:
 Qua qua quá trình phân tích học sinh làm nổi bật được:
Điểm giống nhau của người nông dân Việt Nam qua hai tác phẩm: Đều là những người nông dân làm ăn lương thiện, nhân phẩm tốt đẹp, giàu lòng tình thương nhưng bất hạnh
+ Lão Hạc: (lấy dẫn chứng)
+ Ông Hai: ->Ông bị dị hình, đôi chân đi khập khễnh vì phải đi lao dịch xây mộ phần cho viên tổng đốc
->Ông rất yêu làng nhưng phải bỏ làng đi tản cư
- Điểm khác nhau: về nhận thức
+ Lão Hạc bị đẩy dần đến cõi chết, chưa nhìn ra được vì sao mình khổ, chưa nhận thức được ánh sáng cách mạng-> cuộc sống của người nông dân bị bần cùng hoá
+ Ông Hai:
->được cách mạng giác ngộ, nhận ra kẻ thù
->Nghèo nhưng được cách mạng che chở, bao bọc-> vợ còn, con còn
-> ông có sự phản kháng chứ không cam chịu như lão Hạc





_______________________Đề số 4_____________________________



Câu 1:
a/ Em hãy nối dòng ở cột A với dòng ở cột B cho phù hợp:
Cột A
Cột B
A1. Trắng xoá
B1. Trắng như mới
A2. Trắng bệch
B2. Trắng nguyên chất
A3. Trắng bong
B3. Trắng mất hết sinh khí
A4. Trắng tinh
B4. Trắng trải trên một diện rộng

b/ phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
 “ Cầu cong như chiếc lợc ngà
 Sông dài mái tóc cung nga buông hờ”
Câu 2: 
a/ Nêu hoà cảnh ra đời và giá trị nổi bật của tập thơ “ Nhật kí trong tù” ( Hồ Chí Minh)
b/ So sánh hình ảnh trăng ( Trăng, ánh trăng, vầng trăng) trong các bài thơ: Đồng chí ( Chính Hữu), ánh trăng ( Nguyễn Duy)
Câu 3:
 Cảm nhận của em về nhân vật Phơng Định trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa sôi”(Lê Minh Khuê)








 Đáp án đề 4

Câu 1: 
 a/ Nối: 
 A1->B4
 A2->B3
 A3->B1
 A4->B2
 b/ - Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh ( Sự vật so sánh: cầu cong, sông dài; hình ảnh so sánh: chiếc lợc ngà, mái tóc cung nga buông hờ)
 - Tác dụng: gợi được dáng vẻ mềm mại, trữ tình của dòng sông cây cầu. Nhờ hình ảnh so sánh, trí tưởng tượng của người đọc bay bổng cảm nhận được cái hồn của cảnh sắc quê hơng

Câu 2:
a/ 
Hoàn cảnh ra đời của của tác phẩm “ Nhật kí trong tù”:
 “Nhật kí trong tù” là tập thơ chữ Hán đợc Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ ở các nhà tù Quảng Tây (Trung Quốc) từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943
Các giá trị cơ bản của tập thơ:
Giá tri hiện thực: Tập thơ ghi lại một cách chân thực và sinh động về xã hội, về thế giới nhà tù đầy bất công, tàn bạo dới thời Tởng Giới Thạch.
Giá trị nhân đạo: Tình cảm của tác giả đối với đất nước, con người và thiên nhiên.
Giá trị nghệ thuật: Sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và chất hiện đại trong tập thơ
b/ 
Giống nhau: Trăng trong cả hai bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, người bạn tri kỉ của con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu , trong sinh hoạt hàng ngày.

Khác nhau:
 - Trăng trong “ Đồng chí” là biểu tượng của tình đồng chí, gắn bó keo sơn trong cuộc sống chiến đấu gian khổ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, biểu tượng của hiện thực và lãng mạn trở thành nhan đề của tập thơ “ Đầu súng trăng treo”.
 - Trăng trong “ánh trăng” là vầng trăng tròn vành vạnh im phăng phắc ùa vào phòng buynh đinh tối om trong đêm hoà bình mất điện ở thành phố Hồ Chí Minh đã khiến nhà thơ giật mình ân hận, day dứt, suy nghĩ về cách sống hiện tại của mình, ánh trăng như người bạn nhắc nhở, lay động lương tâm của nhà thơ: không được vô ơn với quá khứ, với đồng đội đã hy sinh với thiên nhiên nhân hậu và bao dung 
Câu 3:
a/ vài nét về Phương Định:
Trước khi vào chiến trờng có thời học sinh vô tư, hồn nhiên…ở Hà Nội
Vào chiến trường vẫn rất hồn nhiên, nhí nhảnh
Mê hát
Thờng ngồi bó gối mơ mộng, nhớ kỉ niệm thời thơ ấu->thích ngắm mình trong gơng
Có tình cảm yêu mến đồng đội trong đơn vị, trong tổ, giành tình cảm cho những người có ngôi sao trên mũ
Tự đánh giá: cô gái khá: 
 + hai bím tóc…
 + cổ cao
 + mắt nhìn xa xăm
->được nhiều chiến sĩ hỏi thăm, viết thư
=>nhạy cảm , trước đám đông thường đứng xa quan sát tỏ vẻ kiêu kì
=> là cô gái hồn nhiên trong sáng, nhạy cảm, kín đáo
b/ Phơng Định khi phá bom:
Vắng lặng->phát sợ->cảm thấy mắt các chiến sĩ đang nhìn theo
->không sợ nữa, không khom lưng nữa
Nghe tiếng xẻng va vào thành quả bom=tiếng động gai người cứa vào da thịt->tôI rùng mình bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm
Nghe con tim đập không rõ 
Ngồi chờ bom nổ: nghĩ đến cái chết mờ nhạt, cái chính là mìn có nổ không? làm cách nào châm mìn lại->kể xen tả một cách chi tiết từng ý nghĩ hành vi=>làm nổi bật trạng thái hồi hộp, lo lắng căng thẳng vừa bình tĩnh dũng cảm
c/ Phương Định khi có mưa đá:
reo lên: mưa đá
khi mưa tạnh thì tiếc
nhớ những ngôi sao trên bầu trời thành phố
nhớ nhà, nhớ Hà Nội




























____________Một số đề thi vào lớp 10 các năm________________


 Đề 1
( Đề A, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá năm học 2006-2007)

Câu 1: (1,0 đ)
 Nghĩa của từ được biểu đạt tinh tế trong văn cảnh. Em hãy giải nghĩa từ “ xuân” trong các câu thơ sau:
 a/ “ Gần xa nô nức yến anh
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b/ “ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
 Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu2: (3,0đ)
a/ Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”
b/ Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có nhiều hình ảnh đẹp, nhưng theo em hình ảnh nào đẹp nhất? Vì sao?


Câu 3: (6,0đ)
 “ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “ mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc”.
 ( Ngữ văn 9, tập 2-NXB GD)
 Em hãy phân tích bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của thanh Hải để làm rõ vấn đề trên.














 Đề 2
 ( Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2005-2006)

Câu 1: (1,0đ): Căn cứ cốt truyện Truyện Kiều-Nguyễn Du, hãy chọn đáp án đúng cho việc sắp xếp thứ tự các nhân vật mà Thuý Kiều đã gặp:
Kim Trọng–Sở Khanh-Mã Giám Sinh-Từ Hải- Hồ Tôn Hiến-Thúc Sinh
Kim Trọng-Mã Giám Sinh-Thúc Sinh-Sở Khanh-Từ Hải-Hồ Tôn Hiến
Kim Trọng-Mã Giám Sinh-Sở Khanh-Hồ Tôn Hiến-Từ Hải-Thúc Sinh
Kim Trọng-Mã Giám Sinh-Sở Khanh-Thúc Sinh-Từ Hải-Hồ Tôn Hiến
Kim Trọng-Thúc Sinh-Hồ Tôn Hiến-Mã Giám Sinh-Sở Khanh- Từ Hải
Câu 2: (3,0 đ): Viết một đoạn văn có lối kết cấu tổng-phân-hợp(kết hợp hai kiểu đoạn văn: diễn dịch và quy nạp) để trình bày cảm nhận của em trước hình tượng cây tre Việt Nam trong bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy.
Câu 3: (6,0đ)
 Nhận xét về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, có ý kiến cho rằng:
 “ Đưa tình yêu làng lên tình yêu nước, gắn tình yêu làng với tình yêu cách mạng, nét sống đó mang vẻ đẹp tư tưởng mới ở người nông dân đã đưa nhân vật ông Hai lên vị trí một điển hình người nông dân trong buổi giao thời mới, cũ”.
 (Viện Văn Học Việt Nam-Văn học kháng chiến chống Pháp,NXB KHXH,1986)
 Em hãy phân tích nhân vật ông Hai để làm sáng tỏ ý kiến trên

 


 



 







 

File đính kèm:

  • docMot so de va dap an luyen thi vao lop 10.doc
Đề thi liên quan