Một số đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)

doc14 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn
đề số 1
( Thời gian 120 phút).
Câu1: Trong câu thơ sau từ “mòn” nào được dùng chung theo nghĩa gốc, từ “ mòn “ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà.
 ( Tố Hữu).
Câu 2: Mở đầu bài “Cảnh khuya” Bác Hồ viết:
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật và phân tích nét đặc sắc của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu thơ?
Câu 3: Sử dụng câu sau làm câu chủ đề, viết một đoạn văn ( 5-7 câu):
Ông Hai là người nông dân có lòng yêu nước sâu sắc.
Câu 4: Phân tích bài thơ “ ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn.
Đề số 2
( thời gian: 120 phút)
Câu 1: Tìm câu chốt trong đoạn văn sau :(1đ)
Biển rất đẹp!Buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển.
Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc Thạch.Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên. ở xa trông như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
(Vũ Tú Nam).
Câu 2: Xác định từ láy trong 2 câu Kiều sau: ( 1đ)
Quá niên trạc ngoại tứ tuần 
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Câu3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ vựng trong đoạn thơ sau: (2đ)
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang.
Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng,
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(Quê hương – Tế Hanh).
Câu4: 
Bài thơ” Viếng Lăng Bác” là nén hương thơm, nhà thơ Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó?
Đề kiểm tra tiếng Việt(45 phút)
I/ Trắc nghiệm:
1/ Yêu cầu “ Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ” thuộc phương châm hội thoại nào?
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm cách thức.
2/ Từ “Tuyệt trần” trong câu:
Xưa kia bà đẹp tuyệt trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Có nghĩa như thế nào?Đứt không còn gì.
Cực kì, nhất.
3. Trong các từ sau, từ nào không phảI từ láy?
A. Lung linh
B. Lạnh lùng
C. Xa xôi
D. Xa lạ
4. Từ “Xuân” trong trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển theo phương tức hoán dụ?
A. Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay máu mủ thay lời nước non.( Truyện Kiều).
Khi người ta đã nmgoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao. Sức khoẻ càng thấp.
(HCM- di chúc)
II/ Tự luận:
Câu1.Vận dụng kiến thức đã học về từ láyđể phân tích cái hay của việc dùng từ trong các câu sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Câu 2: Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau:
Nói băm nói bổ, mồm loa mép giải, đánh trống lảng.
Đề kiểm tra (45 phút) 
truyện trung đại lớp 9
I-Trắc nghiệm:
1-“Truyện Kiều” là tên mà Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình
A .Đúng B.Sai
2-Đọc kỹ 2 câu thơ sau cho biết trong hai câu thơ đó cảnh được cảm nhận qua con mắt và tâm trạng của của ai?
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
A.Nguyễn Du B.Thuý Kiều C.Thuý Vân
3-Trong đoạn trích “chị em Thuý Kiều” Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều trên những phương diện nào?
A. Nhan sắc B.Tài hoa C.Cả hai ý trên
4-nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện (Lục Vân Tiên) là nhân vật thể hiện ước mơ và lý tưởng sống của Nguyễn Đình Chiểu.
A.Đúng B.Sai
II-Tự luận:
1-Phân tích ý nghĩa của những yếu tố truyền kỳ trong truyện “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
2-Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích truyện kiều của Nguyễn Du). Tâm trạng nhớ thương của Kiều được thể hiện như thế nào qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm?
Đề kiểm tra học kỳ I số 1- lớp 9 môn văn
I-Trắc nghiệm:
Bài “Đoàn thuyền đánh cá”.	1- chủ thể chữ tình là ai?
A-tác giả C-Người dân chài
B-đoàn thuyền D-Tác giả và người lao động.
2-phương thức biểu đạt chính
A-tự sự B-Biểu cảm C-miêu tả D-Nghị luận
3-Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật chủ yếu nào để sáng tạo các hình ảnh thơ?
A-ước lệ B-hiện thực C-Lãng mạn
4Câu-“Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” sử dụng phép tu từ gì?
A-So sánh B-Nhân hoá C-ẩn dụ D-nói quá
5-Câu: “biển cho ta cá như lòng mẹ 
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào”.
thuộc kiểu câu gì?
A-Nghi vấn B-Cầu khiến C-Cảm thán D-Trần thuật
6-Các từ nào sau đây không liên quan đến biển cả?
A-Sóng B-Thuyền C-Cá D-Sao
II-tự luận:
1-người lính trong bài “đồng chí” và bài“Bài thơ về tiểu đội không kính có điểm gì chung?
2-Nhập vai ông Hai kể lại ngắn gọn truyện “làng” của Kim Lân.
 Đề kiểm tra học kỳ I số 2 lớp 9
môn: ngữ văn.
( thời gian 90 phút) 
I-Trắc nghiệm (2đ):
Cho ba câu thơ cuối của hai bài thơ “Đồng chí”:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Câu 1: Bài thơ đồng chí được sáng tác trong thời gian nào?
A-Thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
B-Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Câu 2: Câu nào dưới đây thể hiện đúng nhất nội dung của khổ thơ trên?
A-Những biểu hiện của tình đồng chí đồng đội.
B-Những biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sỹ cách mạng.
Câu3: Câu nào dưới đây là cảm nhận không đúng về câu thơ.
“Đầu súng trăng treo”
A-Hình ảnh thơ cụ thể, chân thực mà giàu sức gợi cảm.
B-Câu thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
Câu 4: từ “đầu” trong câu “đầu súng trăng treo” được dùng theo nghĩa nào?
A-Nghĩa gốc. 
B-Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
C-Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
II-Tự luận: (8đ):
Kể chuyện về một kỷ niệm sâu sắc của em với người bạn thân.
Đáp án KIểM tra học kỳ I số 1 lớp 9
Môn: ngữ văn.
( thời gian 90 phút)
I-Trắc nghiệm: (3đ).
Trả lời đúng mỗi câu được 0.5đ.
1-A 3-C 5-D
2-B 4-B 6-D
II-tự luận:
Câu1(2đ) nêu được những nét sau:
Họ đều là những chiến sỹ cách mạng yêu Tổ Quốc thiết tha sẵn sàng hy sinh vì Tổ Quốc.
-Dũng cảm vượt lên khó khăn, gian khổ hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ:
 -Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
Câu 2(5đ).
*Mở bài (1/2đ) giới thiệu mình (ông Hai) ,hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
*Thân bài(4đ):- Những ngày ở nơi tản cư ông luôn nhớ và theo dõi tin tức về làng
-Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây tâm trạng đau đớn lặng người đi như không thở được
-Đánh trống lảng, cắm đầu đi
-Về nhà nằm vật ra giường, nước mắt giàn giụa ...
-Mấy ngày hôm sau, không giám ra khỏi cửa
-Khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính mình lại vui vẻ khoe về cái tin làng Chợ Dầu bị Tây đốt nhẵn
Kết luận: (1/2đ): Những suy nghĩ, mong ước của (NV) tôi-ông Hai.
 Đáp án kiểm tra (45 phút) tiếng việt
I-Trắc nghiệm: (2đ)
Câu 1: C Câu 3: D
Câu 2: B Câu 4 : B
II-tự luận:
Câu 1: (5đ) cần nêu các ý chính sau:
- xác định đượctừ láy “nao nao, nho nhỏ” (1đ).
-Gợi tả được cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Kiều du xuân về.
-Cảnh thanh tao, trong trẻo, êm dịu, nhẹ nhàng.
-Bức tranh tĩnh lặng nhuốm đầy tâm trạng.
-Từ lắy “Nao nao” gợi tả cảm giác 
bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã
xuất hiện,báo trước việc sắp gặp nấm mồ Đạm Tiên
Câu 2: (3đ):
GiảI thích đúng mỗi thành ngữ được (1đ)
Thành ngữ: “nói băm nói bổ”: nói xỉa xói, bốp chát, thô bạo.
Thành ngữ : “mồm loa mép giải”:nắm lời, đanh đá, nói át người khác.
Thành ngữ: “đánh trống lảng”: né tránh không muốn tham dự vào một chuyện nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi.
 Đáp án:kiểm tra học kỳ I số 2 lớp 9
 môn ngữ văn
 (thời gian 90 phút-không kể chép đề) 
I/ Trắc nghiệm: Trả lời đúng 1 câu được (0,5 điểm)
Câu 1: A
Câu 2: B 
Câu 3: A
Câu 4 : B
II/ Tự luận : ( 8 đ)
*Mở bài: ( 1đ) 
 - Giới thiệu được kỉ niệm
( Thời gian, không gian)
ấn tượng chung về kỉ niệm.
*Thân bài : (6 đ)
Cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Kỉ niện phải gắn với người bạn thân của người viết.
+Kỉ niện phải có ý nghĩa, xúc động và đáng nhớ, người kể phải là người trong cuộc. 
+ Bài viết phải thể hiện được những suy nghĩ chân thật của người viết. Không cần thiết dài, sáo mòn, khoa trương.
+ Bài viết thể hiện sự kết hợp kĩ năng miêu tả trong văn tự sự.
+ Bài viết có kết hợp yéu tố biểu cảm chân thật của người viết.
*Kết bài : (1 đ)
Suy nghĩ chung của người viết về kỉ niện đã qua 
+ Yêu cầu bài viết chân thành , trình bầy sạch sẽ, gọn , r
Đáp án đề kiểm tra về truyện trung đại.
I/ Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: B
Câu 1: B
Câu 1: C
Câu 1: A
II/Tự luận: 2 câu, mỗi câu 4 điểm cần trình bày được những ý chính sau.
Câu 1: Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp vốn có của Vũ Nương.
-Tạo nên một kết thúc có hậu, thể hiện một ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời, về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện ,cái đẹp.
-Chi tiết kì ảo cuối cùng thức tỉnh người đọc: câu chuyện vẫn là bi kịch về cuộc đời một người con gái thuỷ chung , Đức hạnh.
Câu 2: ( 4 đ)
-Nàng Kiều thương nhớ nàng Kim Trọng qua 4 câu đối thoại nội tâm:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên tời góc biển bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
+ Nhớ lời thề đôi lứa một cách da diết, mãnh liệt.
+ Hình dung chàng vẫn mòn mỏi trông chờ tuỵệt vọng.
+ Nuối tiếc mối tình trong sáng , ý thức về tấm lòng thuỷ chung son sắt.
-Nhớ thương cha mẹ với một tấm lòng xót xa vô hạn:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
+ Xót thương cảnh cha mẹ già, đêm ngày tựa, cửa ngóng trông con.
+ Xót xa day dứt vì không được phụng dưỡng cha mẹ.
Đáp án chấm thi vào lớp 10.
đề số 2
Câu 1: ( 1đ) – Câu chốt : Biển rất đẹp
Câu 2: (1 đ) – Từ láy : Nhẫn nhụi, bảnh bao.
Câu 3: (2đ)- Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá.
+ So sánh : Chiếc thuyền băng như con tuấn mã.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
+Nhân hoá : Những từ chỉ hoạt động con thuyền: băng, phăng, rướn, thâu,góp gió.
*Phân tích giá trị nghệ thuật(1.5đ)
+ So sánh thuyền như con tuấn mã là so sánh cái cụ thể hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác, làm nổi bật vẻ đẹp, sự dũng mãnhcủa con thuyền
+So sánh cánh buồm to như mảnh hồn làng là so sánh cái cụ thể hữu hình với cái trìu tượng vô hình góp phần làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sống động, có vẻ đẹp bất ngờ biểu tượng đẹp đẽ, thi vị...
+Nghệ thuật nhân hoá làm cho hình ảnh những con thuyền, cánh buồn có hành động giống như con người trở nên gần gũi, gắn bó thân thiết với con người.
Câu 4: (6đ)
1/ Mở bài:(1đ)
-Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
-Cảm xúc chủ đạo của tác phẩm, dẫn lời nhận xét.
2/ Thân bài:(4đ)
GiảI thích: “ Viếng Lăng Bác” là nén hương thơm là 1 cách ví đẹp, giàu sức gợi, biểu đạt tinh tế tấm lòng, tình cảm của nhà thơ đối với Bác.(0,5đ)
 Phân tích:
*Khổ thơ 1: Giới thiệu hoàn cảnh: ở Miền Nam ra thăm lăng Bác bộc lộ tâm trạng dồn nén, xúc độnghình ảnh đầu tiên nhà thơ chú ý là hình ảnh cây tre thân thuộc, kiên cường, bền bỉ, biểu trưng cho đất nước, cho dân tộc(o,75đ).
*Khổ 2: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng . 2 câu đầu tác giả đã sử dụng hình ảnh thực và ẩn dụ mặt trời.Hình ảnh đó là sự vĩ đại của Bác, lòng tôn kính của nhà thơ với Bác.
 Hai câu thơ sau tác giả vẫn dùng hình ảnh so sánh ngầm mới lạ.. “Ngày	ngày mặt trời đI trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươI chín mùa xuân”.
Để thể hiện tấm lòng tiếc thương, sự găn bó của nhân dân đối với Bác.(1đ).
*Khổ 3:
Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ khi vào trong lăng không gian thanh khiết, yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ. Tuy ý thức rằng Bác vẫn còn sống mãI trong sự nghiệp cách mạng, trong tâm trí nhân dân. Như trời xanh nhưng nhà thơ không khỏi vô cùng đau xót vì thực tế Bác đã về cõi vĩnh hằng.(0,75)
*Khổ 4: 
Niềm tha thiết và ước nguyện của nhà thơ muốn được ở bên Bác.
Điệp ngữ “ Muốn làm” và hình ảnh cây tre được nhắc lại sự thuỷ chung, ước nguyện chân thành của nhà thơ đối với Bác. Đó cũng là lời nói hộ ý nguyện của đồng bào Miền Nam, của mỗi chúng ta quyết tâm đi theo lý tưởng cao đẹp và con đường cách mạng mà Bác Hồ đã chỉ ra.
3. Kết bài : (1đ)
Khái quát lại những vấn đề đã phân tích – nhấn mạnh lại lời dẫn.
Nêu suy nghĩ của bản thân.
Đáp án chấm thi vào lớp 10.
đề số 1
Câu 1: (1đ) Từ mòn trong dạ chẳng mòn: Những chuyển, còn.
Từ mòn trong “Đá mòn” nghĩa gốc.
Câu2: Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát(0,5)
Phân tích (1,5 đ) nét độc đáo trong câu thơ của Bác là Bác đã lấy âm thanh của tự nhiên ( tiếng suối) - âm thanh dễ gợi sự quạnh vắng nhất để so sánh với âm thanh của con người ( tiếng hát) âm thanh dễ gợi sự đầm ấm nhất. Vì thế trong thơ Bác, thiên nhiên thật gần gũi với con người , không quạnh vắng, xa xôI mà hiền hoà, thân thiết.Thiên nhiên cũng mang hồn người, tình người, sức sống con người. Đây là biểu hiện tuyệt vời của tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung, tự tại, tư thế làm chủ mọi tình huống đời sống của Bác Hồ.
Câu 3: Viết đoạn văn: (1đ)
Viết đúng chủ đề theo lối diễn dịch, hoặc quy nạp.
Câu 4: Phân tích bài thơ (6đ)
1/ Mở bài (1đ):
Giới thiệu tác giả- hoàn cảnh sáng tác bài thơ (1998) sau khi đất nước thống nhất, người lính trở về bình thường
2/ Thân bài (4đ):
- Hình ảnh thiên nhiên được gợi lên trong bài thơ mang những nét hồn hậu, đáng yêu qua các hình ảnh: sÔNG,đồng, rừng, bể,Đó vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh tượng trưng về đất nước, thiên nhiên một thời quá khứ của người lính mà con người với thiên nhiên hoà đồng, gần gũi, thân thiết, gắn bó.
- Hình tượng ánh trăng hiện ra là hình tượng trung tâm với nhiều nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: Là thiên nhiên thơ mộng, hiền hoà, là đồng đội gần gũi sẻ chia, là nhân dân tình nghĩa, thuỷ chung, là đất nước gian lao mà anh dũng.
- Trong hiện tại, ánh trăng hiện về đẹp đẽ như người bạn nhắc nhở nhà thơ - người lính khi anh tự thú nhận có những giây phút lãng quên bạn và quá khứ. Trăng hiện về lặng lẽ, bao dung như tấm lòng của nhân dân, đất nước, sự im lặng gợi nhiều suy tư, để người lính thức tỉnh.
3/ Kết bài: Khẳng điịnh cáI hay của bài thơ chính là gợi lên chân dung con người rất thực, con người với những trăn trở, suy tư, với sự thú nhận của lương tri. Từ đó nhắc nhở mọi người lối sống ân nghĩa, thuỷ chung với quá khứ. 

File đính kèm:

  • docDe TS Mon Van 9.doc