Một số định hướng tiếp cận thơ hai-Cư

pdf4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số định hướng tiếp cận thơ hai-Cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Một số định hướng tiếp cận thơ hai-cư
1/ Về thơ hai-cư
Thơ hai-cư bắt nguồn từ đoản ca (Tanka) xuất hiện ở thế kỷ III. Đoản ca
(Tanka) gồm 31 âm tiết (onji) chia làm hai vế, về đầu có ba câu 17 âm tiết (5-7-5), về
sau hai câu 14 âm tiết (7-7). Đoản ca là loại thơ xướng họa. Về đầu có một người
khởi xưởng, về sau do người khác họa theo, những người sau đó lại nối tiếp như kiểu
của hai người trước, cứ thế mà kéo dài hàng trăm, hàng ngàn câu được gọi là liên ca
(renga).
Loại thơ này phổ biến đầu tiên trong cung đình, nội dung thường mang tính giải
trí, mua vui trào lộng, nhiều khi dung tục tầm thường, về sau được phổ biến trong các
tầng lớp xã hội.
Đến thế kỷ XVII, Ma-su-ô Ba-sô cách tân thể thơ này. Ông rút về đầu 17 âm
tiết xây dựng thành một bài thơ độc lập mang đậm chất suy tư, trữ tình.
Buổi đầu Ba-sô gọi là hokkư (phát cú) hoặc haikai (bài hài) về sau ghép lại hai-
cư (haiku). Thơ hai-cư cực ngắn chỉ có ba dòng, dài không quá 12-13 từ, bài thơ
không cần chấm câu, thường dùng từ ngắt (keri).
Trên thế giới cũng có nhiều thể thơ ngắn như tứ tuyệt (Trung Quốc), Si-gi-ô
(Triều Tiên), Ru-ban (Iran)… nhưng hai-cư vẫn là ngắn nhất.
Sau đây là cấu trúc của một bài thơ hai-cư của Ba-sô. Bài thơ sau có thể gọi là
bài Từ biệt do Nhật Chiêu dịch:
Nguyên văn tiếng Nhật
phiên âm La tinh Phân tích âm tiết Dịch thơ tiếng Việt
Mugi no ho wo
Chikara tsu kemu
Wakare kana
Mu| gi| no| he| wo
Chi| ka| ra| ni| tsu| ke| mu
Wa| ka| re| ka| na
Ngọn lúa nào
trong ngón tay bíu chặt
khi từ biệt nhau
3 câu = 9 từ, kana từ ngắt 5-7-5 = 17 âm tiết 12 từ
Đề tài trong thơ hai-cư thường hướng về thiên nhiên bốn mùa, phản ánh vẻ đẹp
và cảm xúc nội tâm của con người thường gọi chung là Kidai (quý đề).
2Ngôn ngữ trong thơ hai-cư thường được chọn lọc, ngắn gọn mang tính tượng
trưng và gợi cảm về các mùa trong năm. Các từ đó thường đề cập đến cây cối và con
vật tương ứng với các mùa. Các từ chỉ mùa thường được gọi là Kigo (quý ngữ), Ví
dụ: Mùa xuân có hoa anh đào, mận, mơ, chim chóc, có yến, oanh và sinh hoạt lễ hội
chùa chiền… Mùa hạ nói đến hoa mẫu đơn, hoa sen, hoa quỳ với chim cu, ve sầu…
Đến mùa thu lại tả trăng sao, hoa cúc, cây chuối, lá phong với chuồn chuồn bay, dế
rên rỉ. Mùa đông lại có nhạn bay, cây tùng, cây bách lá héo, tiết động, băng tan…
Nội dung thơ hai-cư đòi hỏi thể hiện cho được nguyên tắc mĩ học truyền thống
trong văn chương Nhật Bản. Sa-bi (tịch lặng) là nguyên tắc, mĩ học của văn học -
nghệ thuật Nhật Bản được Ba-sô vận dụng vào thơ hai-cư, biến thành một đặc trưng
thẩm mĩ độc đáo trong thơ.
Sa-bi có nghĩa tịch lặng mang tính chất đơn sơ, tao nhã, trầm lắng, u buồn, tịch
liêu nhưng không chán trường, bi lụy oán đời. Đó là vẻ đẹp tâm hồn con người hòa
nhập vào trốn thanh cao, tịch lặng, hư không của thế giới. Sa-bi bắt nguồn từ Thiền
tông trong phật giáo du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ XII.
Chính sự tịch lặng (Sa-bi) gợi cho ta có cảm giác u huyền (Yugen), giữa hai
yếu tố này có mối liên quan lẫn nhau.
Từ cái nhìn sâu thẳm của một sự vật huyền diệu nào đó trong khoảnh khắc,
khiến cho tâm (kokoro) ta xao xuyến ngất ngây, khao khát hòa nhập, đem tâm ta
chìm đắm vào thế giới lãng đãng mênh mang, u huyền. Một con quạ đậu trên cành
khô như một chấm đen mà ta nhìn thấy đang tan hòa với màu tối sẫm của hoàng hôn
trong buổi chiều thu tịch lặng cuốn hút tâm ta hòa nhập vào thế giới u huyền. Điều đó
đã biến tâm và vật hòa làm một, con người và thiên nhiên hòa làm một cùng tồn tại
trong sự vĩnh cửu vô hạn.
Thơ hai-cư còn thể hiện cái đẹp trong sự đơn sơ, bình dị (wabi) giữa cảnh vật
xung quanh ta, một cành lá, một bông hoa trong lọ, một hòn đá trơ trọi xù xì, một
thân cây khô, một cành lá héo, người ta có thể tìm thấy sự sống và cái đẹp trong đó.
Nhà thơ hai-cư phải biết chọn lọc, mô tả những vật đơn sơ bình dị, tránh sự chói lọi
rực rở, làm sao gây được ấn tượng để người đọc thả hồn mình vào đó, nhà thơ hai-cư
3còn phải biết lựa chọn từ ngữ đơn sơ, giản dị, ít chữ mà đủ ý, tránh lời hoa mĩ, phù
phiếm, khoa trương.
Tính chất đó bắt nguồn từ lí tưởng thẩm mĩ của người phương Đông cho rằng
trong cái xấu vẫn có cái đẹp, trong cái ác vẫn có cái thiện, trong cái nhỏ bé vẫn có cái
lớn lao…
Nguyên tắc thẩm mĩ khác trong thơ hai-cư là niềm bi cảm (Aware). Khái niệm
này bắt nguồn từ trong văn học nữ lưu thời Heian (795-1186). Bi cảm là một cảm
thức xao xuyến, rung động trước cảnh sinh li tử biệt. Buồn đau, tiếc thương, sầu
muộn là những phản ứng thuộc về nhận thức. Con người nếu biết đón nhận và cảm
nghiệm được nỗi buồn đau thì có thể đánh thức được sức mạnh bên trong của con
người làm cho con người thăng hoa vươn tới. An-phrê đơ Mu-xê (Alfred de Musset)
nhà văn Pháp đã từng nói (đau buồn có thể làm cho con người lớn lên).
2/ Mấy định hướng tiếp cận thơ hai-cư
Muốn hiểu sâu sắc một bài thơ hai-cư trước hết phải am hiểu văn hóa Nhật
Bản. Trong đó chú trọng tìm hiểu đời sống tinh thần của người Nhật. Người Nhật rất
yêu thích thiên nhiên. Tâm hồn họ luôn hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên, muốn hòa
nhập với thiên nhiên. Nhà văn P.I. Smeeth Mĩ đã viết trong cuốn Thiên nhiên Nhật
rằng: “cảm hứng chiêm ngưỡng vẻ đẹp là đặc trưng tiêu biểu cho mọi người Nhật –
từ người nông phu cho đến quý tộc. Bất cứ người dân Nhật Bản nào cũng là một nhà
mĩ học, một nghệ sĩ biết cảm thụ cái đẹp từ trong thiên nhiên”.
Người Nhật yêu cái đẹp của thiên nhiên đến độ biến sở thích thành tín ngưỡng,
do đó mà có hoa đào, trà đạo…
Về mặt tinh thần, người Nhật còn coi trọng vẻ đẹp tâm hồn, họ luôn hướng về
sự thanh cao, thuần khiết, hướng về cuộc sống bình dị, an lạc. Người Nhật rất thích lễ
hội, thích viếng thăm chùa chiền để thanh lọc tâm hồn.
Hiểu được những nét cơ bản trong đời sống văn hóa của người Nhật như vậy
để giải mã những cái lạ, cái hay, cái đẹp trong những câu thơ hai-cư cực ngắn.
Nếu tiếp cận văn hóa là cơ sở cho ta có kiến thức đi sâu hiểu nội dung và kiến
thức thơ hai-cư thì bước kế tiếp là tiếp cận văn bản. Thơ hai-cư là loại thơ cực ngắn,
ngắn nhất so với các thể loại thơ ngắn khác trên thế giới. Vì nó cực ngắn cho nên
4ngôn ngữ trong thơ hai-cư được tinh lọc trở thành tín hiệu ngôn ngữ. Do đó, người
đọc phải suy ngẫm tầng lớp nghĩa được tiềm ẩn trong bài thơ. Từ đó mà phân tích,
bình giảng.
Thơ hai-cư – loại thơ văn học nước ngoài nên lại rất cần vận dụng phương
pháp liên hệ so sánh để chỉ ra cái riêng biệt của thể thơ này. Về thể loại có thể so
sánh liên hệ với tuyệt cú của Trung Quốc, lục bát của Việt Nam, về nội dung có thể
so sánh với thơ hai-cư của Ba-sô, Bu-son, Is-sa… với các nhà thơ Đỗ Phủ, Lí Bạch,
Vương Duy của Trung Quốc hoặc thơ Thiền của các nhà thơ thời Lí Trần ở Việt
Nam.
Qua so sánh có thể rút ra được những nét tương đồng và dị biệt trên bình diện
văn hóa phương Đông. Từ đó xác định đặc trưng mỗi thể loại, hiểu được tư duy thẩm
mĩ và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Ví dụ khi phân biệt yếu tố Thiền trong thơ
Ba-sô (Nhật), Vương Duy (Trung Quốc), Huyền Quang (Việt Nam) cũng có thể cho
ta thấy sự khác nhau.
Bước cuối cùng là thực hành. Bằng cách bình những bài thơ hai-cư theo cảm
thụ riêng mình, lời lẽ bình thơ phải ngắn gọn như bản chất thơ hai-cư, lời bình không
quá 300 – 400 từ.
Làm thơ hai-cư vừa dễ lại vừa khó, những ai cũng có thể làm được nếu nắm
bắt được quy tắc thơ, có hồn thơ, nhạy cảm với cuộc sống quanh ta.
Tóm lại, thơ hai-cư được tuyển chọn trong SGK có thể có nhiều vấn đề cần
trao đổi nhưng trước hết chúng ta cần cố gắng vượt qua những khó khăn, tìm phương
pháp tốt nhất để dạy và học thơ hai-cư. Dạy thơ hai-cư không thể theo cách phân
tích, bình giảng chủ quan của người dạy mà trước hết thầy và trò cùng làm việc trên
văn bản của bài thơ. Người thầy phải biết gợi mở, phát vấn, học trò phải biết trả
lời sự suy nghĩ độc lập của mình, biết phát hiện những điều mới mẻ, đề xuất những
thắc mắc, biết mở rộng tầm hiểu biết của mình qua các phương tiện nghe nhìn, mạng
internet…
(Theo GS Lưu Đức Trung)

File đính kèm:

  • pdfMột số định hướng tiếp cận thơ hai.pdf