Một số nội dung cần lưu ý đối với môn ngữ văn thi đại học năm 2012

doc25 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số nội dung cần lưu ý đối với môn ngữ văn thi đại học năm 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN THI ĐẠI HỌC  NĂM 2012
(Là định hướng để ôn tập chứ không phải là tủ. Các em cần lưu ý điều này. Phải học hết đề cương của Bộ Giáo dục cho kỳ thi tuyển sinh 2012)
  Câu 2 điểm:
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng… (Phạm Văn Đồng)
Chất cổ điển và hiện đại trong các bài thơ “Tràng giang”, “Chiều tối”
Đoạn kết Hồn Trương Ba; đoạn kết Chí Phèo
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Câu 3 điểm:
 1. Bạo lực học đường  
2. Bệnh vô cảm  
3. Nạn bạo hành  
4. Nghị lực sống
5.Học tập
Câu 5 điểm
Tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”
Bài thơ “Từ ấy” – Tố Hữu
Chí Phèo – Nam Cao
Đời thừa – Nam Cao
Bài thơ Việt Bắc: Đoạn “Những đường VB của ta… đèo De, núi Hồng”
Phân tích tác phẩm “Chiều tối” (Lưu ý: Chỉ ra vẻ đẹp cổ điển với hiện đại)
Phân tích nhân vật Tnú (Rừng xà nu – Lưu ý cả Tốt nghiệp THPT)
Phân tích tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia”
Phân tích tác phẩm “Vĩnh biệt cửu trùng đài”
10. Một người Hà Nội – Nguyễn Khải
11. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

ĐỀ 1:
PHẦN 1. BẮT BUỘC (5,0 điểm)
 Câu 1.( 2,0 điểm)
        Anh /chị có nhận xét gì về cách kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam cao?
 Câu 2 (3,0 điểm)
       Suy nghĩ của anh/ chị về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống.
PHẦN II. TỰ CHỌN (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ làm câu 3a hoặc câu 3b.
 Câu 3a. (5,0 điểm)
         Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
                 “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
                   Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
                   Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
                   Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

           (Tây Tiến, Quang Dũng, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88).
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
                ( Việt Bắc, Tố Hữu, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 112)
 Câu 3b. (5,0 điểm)
        Cảm nhận của anh / chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
ĐÁP ÁN 
Câu 1. 
I. Mở bài: (0,25 điểm)
    Nêu vấn đề: Kết thúc truyện ngắn CP nhà văn NC đã phần nào thể hiện được tài năng viết truyện điêu luyện của mình.
II. Thân bài (1,5 điểm)
1. Nội dung phần kết (1,0 điểm)
 - Đầu và cuối tác phẩm đều có h/ả “cái lò gạch cũ” xuất hiện.
   + Anh thả ống lươn nhặt được Chí trong chiếc váy đụp đặt ở cái lò gạch cũ ngoài đồng đem về.
   + Chí Phèo chết, bà cô thị Nở “đay nghiến” thị, Thị cười và nói lảng, rồi thấy thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại.
2. Ý nghĩa (0,5 điểm)
  H/ả cái lò gạch xuất hiện ở phần cuối truyện đã gây một sự ám ảnh ghê gớm về sự bế tắc của số phận và cảnh ngộ của người nông dân, đồng thời làm nổi bật hiện tượng CP vẫn đang tồn tại trong xã hội cũ. Nó góp phần làm tăng giá trị hiện thực của tác phẩm.
III. Kết bài (0,25 điểm)
 Đánh giá vấn đề.
Câu 2. 
I.Mở bài.(0,25 điểm)
Nêu vấn đề cần nghị luận: cái danh và cái thực trong cuộc sống hôm nay.
II. Thân bài (2,5 điểm)
1. Giải thích (0,75 điểm)
   + “cái danh”.
   + “cái thực”.
   + Mối quan hệ giữa danh và thực trong xã hội.
2. Phân tích những khía cạnh biểu hiện của danh và thực (0,75 điểm).
   Thí sinh có thể chỉ ra các mặt biểu hiện khác nhau song phải phân tích được những khía cạnh của vấn đề.
3. Bình luận (0,75 điểm)
  - Trong thực tế không phải là mọi danh tiếng đều xuất phát từ tài năng; từ những việc làm tốt, việc làm có ích cho xã hội… Đôi khi chỉ vì một lí do nào đó (không tích cực) cũng có thể khiến người ta được mọi người biết đến. Hoặc cũng có thể là vì cái danh mà người ta bất chấp mọi thủ đoạn như dùng tiền, dùng uy quyền, thế lực… để đạt được cái danh (vị trí trong xã hội) 
  Cái danh không có thực.
4. Bài học (0,25 điểm)
- Bài học nhận thức
- Bài học hành động
III. kết luận (0,25 điểm)
Nêu suy nghĩ của mình về vấn đề danh và thực.
Câu 3a. (5,0 điểm)
I. Mở bài (0,5 điểm)
   Giới thiệu vài nét về tá giả và tác phẩm:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, tên tuổi của ông gắn liền với thi phẩm “Tây Tiến”. Bài thơ là nỗi nhớ lớn của tác giả về thiên nhên và con người. Bốn câu đầu thể hiện rõ nhất nội dung cũng như cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
- Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu. cả bài thơ là tình cảm cách mạng sâu nặng của những người cán bộ kháng chiến với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến. Bốn câu thơ nằm ở phần I của bài thơ phần nào thể hiện được đoạ lí ân tình thuỷ chung đó.
II. Thân bài (4,0 điểm)
1. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng. (1,5 điểm)
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu và thơ mộng, con người Tây tiến gian khổ mà hào hoa.
- Hình ảnh thơ có sự hài hoà, nét thực, nét ảo, vừa mông lung, vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với ảm xúc ( câu mở đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần ( rồi; ôi; chơi vơi; hơi), điệp từ (nhớ/ nhớ) và lối đổi uyển chuyển (câu 3 và 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết ngậm ngùi.
2. Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu (1,5 điểm)
- Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về những trận đánh của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Thiên nhiên, đất trời, núi rừng Việt Bắc đã trở thành những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của quân và dân ta. Nó vừa bao vây quân thù, vừa che chở cho bộ đội.
- Núi rừng vốn là những vật vô tri, song dưới con mắt của nhà thơ, núi rừng, thiên nhiên cũng trở nên ó ý chí, có tình người. Chúng cùng quân dân tham gia chiến đấu (Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây). Nghệ thuật nhân hoá, Tố Hữu đã biến núi rừng , Thiên nhiên thành con người Việt Nam anh dũng kiên cường ( Núi …quân thù). Hai từ “che” và “vây” đối lập làm nổi bật vai trò của những cánh rừng ở Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
3. So sánh (1,0 điểm)
- Điểm tương đồng:  Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, sâu nặng về thiên nhiên và con người ở những miền quê mà người lính tiền chiến đã đi qua.
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ trong Tây Tiến bộ lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực, trực quan.
+ Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là cái tình, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng chiến đối với đất, người Việt Bắc, vì thế hình ảnh thơ nghiêng về khái quát, tượng trưng.
III. Kết bài (0,5 điểm)
- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ.
- Đánh giá, mở rộng vấn đề.  
Câu 3b. (5,0 điểm)
I. Mở bài (0,5 điểm)
 Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm:
- NC là một trong những nhà văn hiện thự xuất sắc và tràn đầy tinh thần nhân đạo. Chí Phèo không chỉ là kiệt tác mà còn là tá phẩm kết tinh khá đầy đủ cho nghệ thuật của NC. Chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” là một trong những chi tiết đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo của tá phẩm.
- Tô Hoài là nhà văn lớn có nhiều thành tựu khi viết về đề tài miền núi. VCAP đã thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến, thực dân  và tinh thần đấu tranh ủa họ để tự giải phóng. Tác phẩm có giá trị hiện thự và nhân đạo sâu sắc. Thể hiện rõ điều đó có lẽ phải kể đến chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi”.
II. Thân bài (4,0 điểm)
1. Về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” trong tá phẩm CP của Nam Cao (1,5 điểm).
- Về nội dung:
  + Cuộc gặp gỡ giữa Thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ có sự thay đổi hẳn cả về sinh lí lẫn tâm lí nữa.
  + Từ khi mãn hạn tù trở về, đây là lần đầu tiên CP hết say, hoàn toàn tỉnh táo. Và lần đầu tiên Chí nghe thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống.
  + Khi tỉnh táo CP đã nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lần đầu tiên tỉnh táo, suy nghĩ Chí nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình.
- Về nghệ thuật:
  + Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc hoạ sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật
  + Qua chi tiết này NC khẳng định: chất người không bao giờ mất đi được ngay cả khi họ bị xã hội thối nát , tàn bạo cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
2. Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” trong tác phẩm VCAP ủa Tô Hoài (1,5 điểm)
- Về nội dung:
  + Mùa xuân trên miền núi Tâu Bắc được miêu tả rất đẹp, sắc màu của những chiếc váy hoa, tiếng cười nói của đám trẻ chơi quay đợi tết, đặc biệt là tiếng sáo da diết xoáy sâu vào trái tim tưởng như băng giá của Mị. Ngoại cảnh đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu và hạnh phúc.
  + Mị lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một. Cô uống như dồn nén uất hận, như quên đi thực tại.
  + Mị xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy váy hoa…
- Về nghệ thuật:
  + Là một trong những chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lí của nhân vật.
  + Cảnh thiên nhiên hiện ra với những nét phong tục sinh hoạt rất riêng, độc đáo, góp phần bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm.
3. So sánh (1,0 điểm)
- Sự tương đồng:
  + Đó là những âm thanh hết sức kì lạ, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dây trong họ niềm ham sống và khao khát sống mãnh liệt.
  + Đấy cũng là những chi tiết góp phần tô đậm giá trị nhân đạo cho hai tác phẩm.
- Sự khác biệt.
  + ở tác phẩm CP là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy hôm nào cũng có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì chỉ đến hôm nay Chí Phèo mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới trở lại hoạt động bình thường.
  + Chi tiết trong VCAP là tác nhân quan trọng nhất đã giúp cho Mị từ một con người tê dại, vô cảm về tâm hồn giờ đã muốn đi chơi. Nghĩa là muốn phá phách, muốn nổi loạn, để quên đi thực tại phũ phàng, nghiệt ngã, quay về với những tháng năm xưa êm đềm, hạnh phúc của tuổi trẻ và tình yêu. 
III. Kết bài (0,5 điểm)
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật
- Đánh giá và mở rông vấn đề      
Đề 2
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I.  (2,0 điểm)
             Đoạn trích Những đứa con trong gia đình  được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của cách trần thuật này đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật.
Câu II. (3,0 điểm)
            Người Nga có câu nói: Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống.
             Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.                                   
PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong  hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn  (5,0 điểm)
            Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
(trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
     Thương nhau chia củ sắn lùi
             Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
     Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
            Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
                                                             (Tố Hữu – Việt Bắc – Ngữ Văn 12 Nâng cao,
tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.84)
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
                                      (Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu – Ngữ Văn 12 Nâng cao,
tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.107)

                                                ……………….. Hết……………….

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I

Đoạn trích  Những đứa con trong gia đìnhđược trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của cách trần thuật này đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật.
2.0

1
− Truyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt-  một chiến sĩ Quân giải phóng -  bị thương phải nằm lại chiến trường.
− Dòng nội tâm của nhân vật Việt khi liền mạch ( lúc tỉnh), khi gián đoạn ( lúc ngất).
0.5

0.5

2
− Cách trần thuật này làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn ; kết cấu truyện linh hoạt, tự nhiên : có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình. . .
− Mỗi lần Việt hồi tưởng , một số sự kiện được chắp nối và các thành viên trong gia đình lần lượt hiện ra, được tô đậm dần dần. Đồng thời bản thân nhân vật cũng thể hiện rõ bản lĩnh, tính cách của mình, đặc biệt là trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Cách trần thuật này chứng tỏ Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
0.5


0.5
II

Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói:  Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống.
3.0

1
Giải thích:
− Bánh mì là một cách diễn đạt nhằm chỉ những giá trị vật chất thiết yếu cần cho sự sống của mỗi con người.
−Hoa hồng là những giá trị tinh thần, tình cảm của con người trong cuộc sống.
−Tâm hồn là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người.
−Ý cả câu: vật chất và tinh thần cần được cân bằng, hài hòa trong cuộc sống. Con người  không nên chỉ quan tâm đến vật chất mà còn phải chăm sóc, bồi dưỡng cho tâm hồn của mình.

0.25

0.25

0.25

0.25

2
Bàn luận
 − Nhu cầu vật chất ( ăn, ở, mặc, tiện nghi. . .) rất cần thiết trong cuộc sống  của con người. Nhưng quá coi trọng vật chất, con người dễ bị rơi vào lối sống ích kỷ, vô cảm. . . Một bộ phận nhỏ trong xã hội hiện nay có suy  nghĩ  lệch lạc, chỉ nghĩ đến vật chất, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, làm thước đo giá trị con người.
− Tùy thuộc vào hoàn cảnh,  nhu cầu tinh thần cũng nên được chú ý song hành với nhu cầu vật chất. Sống trong sự hài hòa, cân đối giữa tinh thần và vật chất là điều mà chúng ta hướng tới.
− Tinh thần của câu nói nhấn mạnh ở vế sau: Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống.Tâm hồn có vị trí rất quan trọng trong đời sống con người. Tâm hồn cũng cần được nuôi dưỡng để thế giới tình cảm của con người ngày càng giàu có, phong phú hơn. Tâm hồn sẽ làm nên những nét đẹp nhân văn trong mỗi con người và ý nghĩa của cuộc đời.

0.5





0.5


0.5

3
Bài học nhận thức và hành động:
− Câu nói không chỉ thể hiện một quan niệm sống đúng đắn, tích cực mà còn giúp cho mọi người biết cách phấn đấu để hoàn thiện nhân cách, nâng cao phẩm giá.
− Bản thân cần tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tự làm giàu có thế giới tâm hồn . . .


0.5
III.a.

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia ( trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng
5.0

1
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm :
−Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng. Ông nổi tiếng về tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự.
−Số đỏ được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể “làm vinh dự cho mọi nền văn học”  (Nguyễn Khải). Đoạn trích Hạnh phúc của một tang giathuộc chương XV của tiểu thuyết này.
0.5

2
Nghệ thuật trào phúng
a. Tình huống trào phúng:
−Mâu thuẫn được thể hiện trong cách đặt tên nhan đề : Hạnh phúc của một tang gia. Nhan đề này chứa đầy nghịch lý, vừa hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.
−Mâu thuẫn giữa vui sướng và buồn khổ; giữa trang nghiêm thành kính và bát nháo nhố nhăng; giữa thật và giả. . .
b. Chân dung biếm họa:
− Mỗi nhân vật có một niềm hạnh phúc riêng nhưng tất cả đều phơi bày thói đạo đức giả , đểu cáng, rởm đời.
−  Nhà văn đã phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc. Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
+ Cụ cố Hồng mơ màng được mặc áo xô gai, được khen…già; Văn Minh tranh thủ quảng cáo kiếm tiền; cô Tuyết tranh thủ trưng diện; cậu tú Tân muốn chứng tỏ tài chụp ảnh; ông Phán mọc sừng kiếm món lợi lớn…Riêng Xuân Tóc Đỏ, danh giá và uy tín càng cao thêm.
+ Hai cảnh sát Min Đơ, Min Toa có việc làm; bạn cụ cố Hồng được dịp khoe huân chương và râu ria các loại; những “ giai thanh gái lịch” được dịp hẹn hò, tán tỉnh…
c. Ngôn ngữ trào phúng:
− Cách so sánh, ví von hài hước
− Cách đặt câu chứa đựng những mâu thuẫn, nghịch lý, đảo lộn thật- giả, tốt- xấu….
− Cách tạo giọng văn : hài hước, sâu sắc, thú vị; kết hợp miêu tả với những lời nhận xét, bình luận, nói ngược thâm thúy. . .
4.0

0.5


0.5


0.5

0.5


1.0









1.0

3
Đánh giá chung:
− Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một màn bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình, đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu, thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
− Khẳng định tài năng của nhà văn Vũ Trọng Phụng .    
0.5
III.b

Cảm nhận về hai đoạn thơ trong hai bài thơ Việt Bắc và Tiếng hát con tàu
5.0

1
Vài nét về tác giả, tác phẩm
− Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lý tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc truyền thống. Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, ra đời vào tháng 10/1954, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỷ niệm kháng chiến.
− Chế Lan Viên là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Chế Lan Viên giàu chất triết lí, suy tưởng, hình ảnh thơ sinh động, sáng tạo. Được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế-xã hội, xuất phát từ lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân và niềm vui tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng, sáng tạo nghệ thuật, Chế Lan Viên viết bài thơ Tiếng hát con tàu.
0.5

2
Cảm nhận về hai đoạn thơ
a. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc:
− Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho con người Việt Bắc.
+ Hai câu đầu: tuy cuộc sống gian khổ thiếu thốn nhưng người Việt Bắc vẫn chan chứa nghĩa tình “ chia ngọt sẻ bùi”
+ Hai câu sau: hình ảnh người mẹ Việt Bắc tần tảo chắt chiu, cần cù lao động
−  Về nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát với nhịp điệu linh hoạt, uyển chuyển; âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.
+ Hình ảnh tượng trưng “chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “ chia, sẻ, cùng” diễn tả được mối tình cảm , tình nghĩa sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. . .
Hình ảnh chọn lọc: “ người mẹ nắng cháy lưng” tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi.
b. Đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu
− Về nội dung: đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ của tác giả về những kỉ niệm sâu sắc với nhân dân Tây Bắc.
+ Hai câu đầu: nhớ lại kỷ niệm với “mế” người mẹ Tây Bắc đã nuôi dưỡng, đùm bọc cán bộ kháng chiến
+ Hai câu sau: lòng biết ơn, tình cảm yêu thương, ân nghĩa và sự cảm phục của tác giả đối với người mẹ Tây Bắc.−  Về nghệ thuật:
+ Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc trực tiếp; lời thơ thấm thía, da diết.
+ Hình ảnh thật đến từng chi tiết nhỏ mà giàu sức gợi tả, nghệ thuật đối lập (lửa hồng – tóc bạc), thành ngữ được vận dụng sáng tạo           ( hòn máu cắt).
+ Cách xưng hô tự nhiên “con”, “mế” chỉ mối quan hệ gia đình thân tình ruột thịt ; sử dụng cụm từ khắc họa bối cảnh thời gian, gợi rõ sự thử thách, hi sinh trọn vẹn, vĩnh cửu, cao cả “ một mùa dài”, “trọn đời”.
4.0

1.0





1.0








1.0







1.0

3
Nét tương đồng và khác biệt:
a. Tương đồng
− Hai đoạn thơ đều thể hiện hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tập trung ở hình ảnh người mẹ. Đó là những con người nghèo khó nhưng giàu tình nghĩa, lặng lẽ âm thầm cống hiến cho cách mạng …
− Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng, ngợi ca, biết ơn nhân dân.
b. Khác biệt
− Đoạn thơ trong bài “ Việt Bắc” viết về nhân dân Việt Bắc bằng thể thơ lục bát truyền thống…
− Đoạn thơ trong bài “ Tiếng hát con tàu” viết về nhân dân Tây Bắc bằng thể thơ thất ngôn, đậm chất suy tưởng…

0.5
Đề 4
Câu 2: Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
             “ Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai. Điều không thể của hôm nay sẽ hoá thành hiện thực của ngày mai.” (Vic-to Huy-gô)                                    

Câu 3: Chọn một trong ba câu sau:

1
Anh/chị hiểu như thế nào về tâm sự của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Đất Nước - trích Mặt đường khát vọng, theo Văn học 12)
2
Cảm nhận của anh, chị về hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý trong truyện  Hai đứa trẻ; từ đó rút ra nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Thạch Lam.
3
              Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
             “ Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai. Điều không thể của hôm nay sẽ hoá thành hiện thực của ngày mai.” (Vic-to Huy-gô)                                    
ĐÁP ÁN
Câu 2: 
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Biết vận dụng phối hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề.
- Bố cục khoa học, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, ngôn từ chính xác.
2. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đạt những nội dung sau:
-Giải thích quan niệm:
Quan niệm sống được đặt ra trong luận đề:
+Giải thích khái niệm ước mơ và hiện thực (Ước mơ là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. Hiện thực là cái tồn tại trong thực tế).
+Con người sống cần phải có ước mơ. Vì có ước mơ thì ta mới có đủ sức mạnh để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình…
+Ước mơ là những điều chưa xảy ra trong thực tại. Nó mới chỉ là những mô hình còn ở dạng đắp xây trong tương lai. Nhưng thiếu nó, chúng ta sẽ không hình dung được và không định hướng được cuộc sống của mình.
+Chỉ có hành động mới biến ước mơ thành hiện thực. Điều không tưởng của hôm nay sẽ không thành viễn vông nếu ước mơ của ta là ước mơ chính đáng. Nó sẽ là hiện thực của ngày mai nếu ước mơ đó kèm theo những hành động cụ thể.
-Suy nghĩ về quan niệm:
           +Quan niệm của V. Huy-gô là một quan niệm đúng đắn. Trong đời người, không ai không một lần mơ ước. Ước mơ sẽ giúp cho con người nhận ra ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống.
           +Nếu đã có được những ước mơ thì ta nên cố gắng thực hiện bằng được cho dù phải đối diện với những khó khăn, gian khổ.
           +Cũng nên dựa vào hoàn cảnh cụ thể để có những ước mơ phù hợp với sức mình.    
+Thật đáng buồn cho những ai sống mà không có ước mơ. Sống như thế thì chưa thật sự định hướng đầy đủ về ngày mai.                         
    -Bài học nhận thức và hành động:
+Quan niệm của Huy-gô đã đề ra một thái độ sống tích cực. Đáng biểu dương những người sống mà có ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó bằng tâm huyết, nghị lực của mình.
+Ở một góc độ khác, quan niệm của Huy-gô nhắc nhở những ai sống mà không có  mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai.
3. Cách cho điểm:
- Điểm 4: Bài viết đáp ứng các yêu cầu cơ bản trên. Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, hiểu sâu sắc vấn đề. Văn phong trong sáng, có cảm xúc. Hầu như không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 3: Trình bày được phần lớn các ý đã nêu trên, hoặc đủ ý nhưng còn sơ lược. Hành văn trôi chảy, ít mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được một nửa các ý nêu trên, hoặc phần lớn các ý chính, nhưng sơ lược, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được vài ý trong yêu cầu. Hiểu vấn đề chưa sâu, phiến diện, còn mắc nhiều lỗi trong diễn đạt, bố cục, trình bày. 
ĐỀ 5
Câu I (2,0 điểm)Anh/ chị hãy trình bày ngắn gọn đặc điểm phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu.Câu II (3,0 điểm)“ Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò”Hasan – Nhà hiền triết Hồi giáoHãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.PHẦN RIÊNG (5.0 điểm)Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu III.a hoặc câu III.b )Câu III.a Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)Anh/chị hãy làm sáng tỏ vấn đề người nông dân qua truyện ngắn “ Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)Vẻ đẹp hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo.
ĐỀ 6:
Câu I (2,0 điểm)
Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đề từ trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Qua đó, anh chị hãy làm rõ nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
 Câu III.a (5,0 điểm)
Phân tích “màu sắc Tây Nguyên” trong truyện ngắn “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành và “màu sắc Nam Bộ” trong truyện ngắn “Những Đứa Con Trong Gia Đình” của Nguyễn Thi. Hai nhân vật trung tâm Tnú và Việt được khắc họa như thế nào giữa không g

File đính kèm:

  • docde thi thu dai hoc cuc hay.doc