Một số nội dung ôn tập phần văn lớp 8

doc28 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số nội dung ôn tập phần văn lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số nội dung ôn tập phần văn lớp 8.I/ Văn bảnTác giảThể loạiGiá trị nội dungGiá trị nghệ thuậtVào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Bài 15)Phan Bội Châu (1867 - 1940)Thất ngôn bát cúKhí phách kiên cường bất khuất và phong thái ung dung đường hoàng vượt lên cảnh ngục tù của nhà chí sĩ yêu nước. Giọng điệu hoà hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.Đập đá ở Côn Lôn (Bài 15)Phan Châu Trinh (1872 - 1926)Thất ngôn bát cúHình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người anh hùng cứu nước dù gặp cảnh nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí. Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng đầy khí phách.Muốn làm thằng cuội (Bài 16)Tản Đà (1889 - 1939)Thất ngôn bát cúTâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưổng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Hai chữ nước nhà (Trích)(Bài 17)Ắ Nam Trần Tuấn Khải (1895 - 1983)Song thất lục bátTâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.Mượn tích xưa để nói chuyện nay.giọng điệu trữ tình thống thiết.Nhớ rừng (Bài 18)Thế Lữ (1907 - 1989)Thơ mới tám chữ (Thơ tự do)Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để thể hiện sự chàn ghét thực tại tầm thường tù túng, niềm khát khao tự do mãnh liệt và khơi gợi lòng yêu nước nơi người dân.Bút pháp lãng mạn, sự thay đổi vần nhịp, phép tương phản đối lập.Quê hương (Bài 18)Tế Hanh (1921 - )Thơ mới tám chữ (Thơ tự do)Vẻ đẹp của bức tranh làng quê miền biển và tình yêu quê hương trong sáng,thiết tha của nhà thơ.Lời thơ giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng.Khi con tu hú (Bài 19)Tố Hữu (1920 - 2002)Thơ lục bátTình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên và niềm khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, phong phú.Tức cảnh Pác Bó (Bài 20)Hồ Chí Minh (1890 - 1969)Thất ngôn tứ tuyệtTinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khó ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niền vui lớn. Giọng thơ hóm hỉnh, vừa mang ve cổ điển vừa hiện đại.Ngắm trăng (Vọng nguyệt - Nhật kí trong tù) (Bài 21)Hồ Chí Minh (1890 - 1969Thất ngôn tứ tuyệtTình yêu thiên nhiên dến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù khốc liệt, tăm tối.Đi đường (Tẩu lộ - Nhật kí trong tù)(Bài 21)Hồ Chí Minh (1890 - 1969Thất ngôn tứ tuyệtTừ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất se tới thắng lợi vẻ vang.Chiếc dời đô (1010)(Bài 22)Lí Công Uẩn (974 - 1028)Nghị luận cổ - ChiếuPhản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, có sự kết hợp lí và tình.Hịch tướng sĩ (1285) (Bài 23)Trần Quốc Tuấn (1231? - 130)Nghị luận cổ - HịchPhản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa lập luận và lời văn thống thiết, co sức lôi cuốn mạnh mẽ. Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo - 1428) (Bài 24)Nguyễn Trãi (1380 - 1442)Nghị luận cổ - CáoCó ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : Nước ta là nước có nền văn hiến từ lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là pản nhân nghĩa, nhất định thất bại.Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa. Bàn luận về phép học (Luận học pháp - 1791) (Bài 25)Nguyễn Thiếp (1723 - 1804)Nghị luận cổ - TấuViệc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp pần làm hung thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp học, học rộng nhưng nắm gọn, học di dôi với hành.Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp 1925) (Bài 26)Nguyễn Ai Quốc (1890 - 1969)Nghị luận hiện đạiVạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, giả dối, tàn ác của bọn thực dân Pháp: đã biến người dân các xứ thuộc đại thành vật hi sinh cho lợi ích của chúng trong các cuộc chiến tran phi nghĩa.Có nhiều hình ảnh giá trị biểu cảm, giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.Câu 2. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19: Cả ba văn bản trong bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ cổ, với số câu số chữ được hạn định, với luật bằng trắc, phép đối, quy tắc gieo vần chặt chẽ.Cả bốn văn bản trong các bài 18, 19 thì hình thức linh hoạt, tự do hơn nhiều. Tuy cũng có một số quy tắc về vần, nhịp, ... nhưng không gò bó mà ngược lại, linh hoạt, tự do về số câu trong bài, lời thơ tự nhiên, không có tính chất ước lệ, công thức, cảm xúc nhà thơ được phát biểu chân thật, được bộc lộ “cái tôi” của mình ... Cũng chình vì vậy mà nó được gọi là “Thơ mới”. Câu 3. Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận.Em thấy văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24,25 ) có nét khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại(bài 26 và các văn 8 bản nghị luận đã học ở lớp 7)?a.Văn nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức người đọc.b. So sánh nghị luận hiện đại với nghị luậnt trung đại:- Nghị luận trung đại: có nhiều từ ngữ cổ, cach diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh và hình ảnh thường có tính chất ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng(Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta), dùng nhiều điển tích, điển cố,...Văn phong ấy khá gần với văn phong sáng tác, nên người ta đã nói ở thời trung đại “văn sử triết bất phân”. Văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng thiên mệnh, đạo thần chủ, tâm lí sùng cổ dẫn đến việc sử dụng điển cổ, điển tích một cách phổ biến, ...Các thể loại của nghị luận trung đại được sử dụng riêng biệt: chiếu - hịch - cáo - tấu ...- Tất cả những văn bản nghị luận hiện đại không có những dặc điểm trên. Văn nghị luận hiện đại viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn.Các thể loại của nghị luận hiện đại có thể được sử dụng trong cùng một văn bản. Trong giải thích có chúng minh, trong chứng minh có giải thích, trong phân tích có bình giảng, ...Câu 4. Hãy chứng minh các văn bản nghị luận (trong các bài 23, 24, 25 và 26) kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ nên có sức thuyết phục cao.a. Các văn bản nghị luận đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ:- Có lí: tức là có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ.- Có tình: là có cảm xúc(có thể là thái độ, niềm tin, khát vọng của tác giả gửi gắm vào tác phẩm của mình).- Có chứng cứ là có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.Trong văn nghị luận, ba yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau và yếu tố lí là chủ chốt.b. Cụ thể cách lập luận ở một số tác phẩm:- Trong bài Chiếu dời dô của Lí Công Uẩn có trình tự lập luận chặt chẽ:Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ.Soi sáng tiền đề vào hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp đối với sự phát triển của đất nuớc, nhất thiết phải dời đô.Đi tới kết luận: khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.- Trong bài Hịch tướng sĩ lập luận như sau:Khích lệ ý chí lập công, xả thân vì chủ.Khích lệ lòng căm thù giặc, nổi nhục mất nước.Khích lệ lòng trung quân, ái quốc và lòng nhân nghĩa thuỷ cung của người cùng cảnh ngộ.Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.Mà muốn làm được điều đó thì phải học tập Binh thư yếu lược.- Trong bài Bàn luận về phép học:Trước hết tác giả nêu lên mục đích của việc học chân chính: học để làm người có ích.Phê phán những sai trái, lệch lạc trong việc học.Khẳng định quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn.Và cuối cùng nêu lên tác dụng của việc học chân chính.Câu 5. nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23 và 24.a. Giống nhau:Về nội dung: Cả ba tác phẩm đều thể hiện niềm tự hào, tinh thần yêu nước thiết tha của dân tộc ta nói chung và của tác giả nói riêng.Về hình thức: Cả ba văn bản đều thuộc thể loại nghị luận cổ (nghị luận trung đại).b. Khác nhau:Vể nội dung:- Chiếu dời đô: thể hiện khát vọng về một dân tộc độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt

Thầy có thể hướng dẫn tụi em soạn bài theo từng bài học được không ạ?Ví dụ như tuần này học bài nào, trọng tâm của bài học là gì, các câu hỏi khó... thầy có thể tranh thủ thời gian giúp được không ạ?
Thầy sẽ cố gắng hướng dẫn các bài soạn theo sách giáo khoa chương trình học cho các em. Tuy nhiên thời điểm này đang khá bận rộn, có lẽ phải đến một vài tuần sau nhé!

Tuần6: tiết21 & 22 Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM- Truyện cổ - An đéc Xen-Xác định mục tiêu: Y nghĩa hiện thực từ văn bản: Trên một thế giới lạnh lùng và thiếu tình thương, không có chổ nào cho những người nghèo khổ!Y nghĩa nhân đạo: Niềm thương cảm sâu sắc của Andecxen đối với những người bất hạnh.Nghệ thuật kể truyện đan xen giũa các phương thức biểu đạt (tự sự – miêu tả – Biểu cảm)Nghệ thuật xây dựng các chi tiết truyện đối lập nhằm làm tăng giá trị tác phẩm.Khi soạn bài, các em có thể tham khảo các câu hỏi làm theo các bước và thử trả lời các câu hỏi này:Văn bản cô bé bán diêm của tác giả nào? Em biết gì về tác giả này?Ngoài văn bản này, em đã được đọc, được nghe văn bản nào khác của tác giả Andecxen?Văn bản này thuộc thể loại nào? Viết theo phương thức biểu đạt nào?Tóm tắt phần đầu của văn bản một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nội dung chính.Tóm tắt lại toàn bộ văn bản.Chia phần cho đoạn trích này (nếu xem những lần quẹt diêm của cô bé là trọng tâm).Theo dõi phần thứ nhất của văn bản và cho biết:Gia cảnh của cô bé có gì đặc biệt? Cuộc sống của cô bé?Cô bé cùng những bao diêm xuất hiện trong hoàn cảnh nào? (trong không gian, thời gian nào)?Khung cảnh xung quanh em trong đêm giao thừa như thế nào?Còn thời tiết trong lúc này?Khi nói tới hoàn cảnh cô bé. Nhằm làm nổi bật thêm, khắc sâu thêm, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ rõ các chi tiết chứng minh tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật này?Phần 2: cho biết phần này có thể chia thành mấy phần nhỏ?Cô bé đã tránh rét bằng cách nào? Cho biết vì sao cô không về nhà? (chú ý nhấn mạnh không chỉ vì người cha mà còn vì ngôi nhà em đang ở cũng chẳng khác gì ngoài đường cả)Câu nói thể hiện sự ước ao đầu tiên của cô bé là muốn được thắp một que diêm để sưởi ấm bàn tay. Em có ý nghĩ gì khi đọc chi tiết này?(việc suởi ấn trong lúc lạnh cóng, đói rét. Với một que diêm đang có trên tay em cũng phải ước ao mới có thể có. Và phài đánh liều mới dám quẹt một que để suởi.Que diêm cháy, những gì lần lượt hiện ra trong hai lần đầu?Chi tiết diêm tắt, tất cả mọi thứ từ lò sưởi đến bàn ăn đều biến mất khi em bé chưa được sưởi, chưa được ăn khiến em suy nghĩ gì? (tất cả đối với cô bé, kể cả đó chỉ là những giấc mơ cũng không thể đạt được)Các lần quẹt diêm tiếp theo đã diễn ra như thế nào? Những gì tiếp tục hiện ra trong đêm khi diêm cháy?Theo em, vì sao thứ tự của các mộng tưởng lại là lò sưởi – bàn ăn – Thông noel – Người bà mà không phải là một thứ tự khác?Hai mộng tưởng sau khác gì so với các mộng tưởng trước đó?(lò sưởi, bàn ăn – là nhu cầu vật chất-> được sưởi ấm khi lạnh, được ăn khi đói; các mộng tưởng sau là những khát khao về mặt tinh thần: được hưởng hạnh phúc gia đình- đón giao thừa, có người bà)Cô bé đã làm gì khi thấy bà mình?Việc cô bé xin bà cho đi theo, khiến em có cảm nghĩ gì? (việc đi theo bà tức là về với thượng đế – Chết)Theo dõi đoạn kết và thử nêu lên các suy nghĩ của bản thân về các chi tiết sau:Chi tiết hai bà cháu bay về trời là chi tiết rất bi thảm hoặc không hề bi thảm, vì sao?Câu nói nào của người qua đường khiến em phải suy nghĩ nhiều nhất? Em suy nghĩ gì về câu nói đó? (chắc nó muốn sưởi cho đỡ lạnh)Đó là chi tiết thể hiện sự thờ ơ, vô tình của thế giới xung quanh em (liên hệ chi tiết trước đó: đứa bé đã lấy của em một chiếc dày chỉ để làm đồ chơi)Chi tiết má vẫn hồng, môi vẫn cười của cô bé khi đã chết khiến em suy nghĩ gì?(đó là sự mãn nguyện của cô bé: được chết – là được về với bà – về nơi có tình yêu thương, nơi có niềm hạnh phúc)Chứng minh rằng chi tiết kết thúc truyện (cô bé chết) thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi thông điệp gì cho mọi người?Nếu trả lời theo thứ tự và đầy đủ các câu hỏi này thì các em sẽ nắm bắt bài học tốt hơn khi đến lớp. Chúc các em học tốt.

Thầy xem các bài học trong tuần và hướng dẫn tụi em trước một tuần nha thầy. Và hướng dẫn luôn cả Tiếng Việt, làm văn nữa nhé thầy. Nếu có một dàn các câu hỏi như thế thì quá hay rồi đó thầy ạ. Trong sách chỉ có những câu hỏi khó và câu hỏi lớn. Nhiều khi tụi em không tự tách nhỏ ra để trả lời được.

như vậy thì em chép hết của thầy chứ có vận động trí não được tí nào đâu!Văn lớp 8 đa phần là truyện thôi!Dễ mà em!Văn lớp 9 tụi chị thơ không đây này!Thơ trung đại viết bằng tiếng Hán nên rất khó nhớ!Thầy ơi thầy phải giúp bọn em nữa chứ thầy!

Bài: Đánh nhau với cối xay gió.Mục tiêu cần đạt:Thấy rõ tài nghệ của nhà văn Xécvan tec trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ đônkihote và Xanchopanxa tương phản nhau về mọi mặt.Đánh giá đúng các mặt tốt, xấu của hai nhân vật qua đó đánh giá đúng giá trị tác phẩm.Tiếp tục tích hợp rèn kĩ năng xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện cho văn bản tự sự có sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.Đọc chú thích và cho biết những nét chính về tác giả Xecvantec?Ngoài các chi tiết trong sgk, các em có thể nệu thêm sơ bộ một số nét chính khác về tác giả như ông là một người có hoàn cảnh sống hết sức đặc biệt khó khắn vất vả: hai lần đi lính và hai lần vào tù.Đoạn trích này được trích từ văn bản nào? Em đã biết những gì về tác phẩm này?Tác phẩm ra đời trong thời kỳ nào của lịch sử Châu Âu?Thế nào là thời kỳ phục hưng?(thời kỳ sau trung cổ: tìm lại những giá trị tốt đẹp trước đó- bởi Châu âu thời trung cổ là một thời kỳ đen tối nhất gọi là thời kỳ của đêm trường nôlệ…)Tìm đọc tác phẩm và tóm tắt sơ lược toàn bộ tác phẩm để hình dung. Sau đó đọc lại một lượt phần tóm tắt đầu văn bản.Đọc đoạn trích và tìm hiểu các chú thích trong văn bản.Liệt kê tất cả các chi tiết chính, sự việc chính diễn ra trong đoạn trích này, sau đó liên kết lại và tóm tắt đonạ trích.Các sự việc chính:Đôn thấy những chiếc cối xay gió trên cánh đồng. Anh ta nhận định đó là những tên không lồ do phù thủy biến thành. Và đôn quyết định lao vào đánh.Xanchopanxa không nghĩ như thế và anh ta đã ra sức can ngăn hành động điên rồ của Đôn.Cuộc chiến không cân sức, Đôn bị ngã ngựa, bị thương, gãy ngọn giáo tuy nhiên Đôn không hề thấy đau đớn tí nào.Hai thầy trò tiếp tục cuộc hành trình của mình với những câu chuyện và quan điểm của mỗi người về cái đau.Sau trân đánh, Đôn nhớ về tình nương không ngủ anh ta tiếp tục sửa lại ngọn giáo cho cuộc hành trình tiếp theo. Còn Xanchopanxa thì ăn no và ngủ say theo cách sống của mình.Sáng hôm sau. Hai thầy trò lại tiếp tục lên đường.Đọc xong đoận trích, em thấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật chính nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:Lí do gì khiến đônkihôtê muốn trở thành hiệp sĩ?Cách nghĩ và cách làm của dôn khiến em suy nghĩ gì?Đôn có nguồn gốc xuất thân như thế nào?Ngoại hình của y?Và Xanchopanxa thì thế nào?Các vật dụng mang theo của đôn và của giám mã?Điều đó khiến em có ý nghĩ gì về hai nhân vật này?Đôn mang theo giáo khiên, trong khi đó Xancho lại manh theo túi thức ăn?Lí tưởng sống của hai người?Tính cách của họ?Việc Đon xem các cối xay gió là những tên khổng lồ và lao vào đánh cho thấy hành động của đôn là hành động như thế nào?Vì sao Xancho lại khuyên can hành động này của Đôn?Đôn có thể đau đến xổ cả ruột gan ra nhưng không kêu đau, trong khi đó thì Xancho có thể kêu đau khi chỉ một cái gai nhỏ đâm vào? Vì sao lại có sự khác biệt này?Thực ra là Đôn cũng rất đau, nhưng Y không kêu đau. Vì sao?Việc đôn thức trắng đêm nghĩ về nàng Đuyxinea và lắp lại ngọn giáo khiến em có suy nghĩ gì về nhân vật này?Đó là chi tiết đáng khen hay đáng chê?Việc Xancho cầm bình rượu lên và thấy nhẹ, Y lo lắng. Cho ta biết thêm gì về anh ta?Nói tóm lại, Đôn đáng khen ở những điểm nào? Và điềm đáng chê trách? Ngược lại, Xancho lại có những điểm đáng chê nhưng không phải hoàn toàn xấu, đâu là điểm đáng khen trong Xancho panxa?


Ngữ Văn 8I.Văn bảnII.Tiếng Việt1/ Câu nghi vấn-Có chức năng chính là để hỏi, kết thúc câu là dấu chấm hỏi-Từ nghi vấn đi kèm: ai, gì, nào, tại sao, sao,đâu, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có…không,đã…chưa-Ngoài chức năng chính câu nghi vấn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, hoặc không yêu cầu người khác trả lời. Có thể kết thúc câu bằng dấu .!;2/Câu cầu khiến-Có chức năng: yêu cầu, đề nghị, ra lệnh-Từ câu khiến đi kèm: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hoặc ngữ điệu ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, …-Kết thúc câu thường là dấu chấm than nhưng nếu không nhấn mạnh thì có thể dùng dấu chấm.3/Câu cảm thán-Bộc lộ tình cảm của người nói người viết-Từ cảm thán đi kèm: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào…4/Câu trần thuật-Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu khác-Thường dùng để kể thông báo, nhận định, miêu tả, hoặc thay thế chức năng chính của các kiểu câu khác (yêu cầu, đề nghị, bộ lộ tình cảm…)5/Câu phủ định-Gồm hai loại: phủ định bác bỏ và phủ định miêu tả-Trong câu có tù phủ định:không, chẳng, chả, chưa, không phải, đâu có…6/Hành động nóiLà hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất địnhDựa vào mục đích nói mà ta xác định được hành động nóiCó 5 kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán…),điều khiển (cầu khiến, đe doạ, yêu cầu, đề nghị), húă hẹn, bộc lộ cảm xúcKhi kiểu câu phù hợp với hành động nói thì dùng trực tiếp (câu cầu khiến có hành động nói điều khiển)Khi kiểu câu khác với hành động nói thì dùn gián tiếp (câu trần thuật co hành động nói bộc lộ cảm xúc)7/Hội thoại-Vai xã hội:Quan hệ trên dưới- ngang hàng (theo tứ bậc xã hội, tuổi tác, thứ bậc gia đình)Quan hệ thân sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình )Quan hệ xã hội rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng rất đa dạng, nhiều chiều.-Lượt lời là lời đối thoại của từng nhân vật trong cuộc thoại (chỉ khi nào có lời đối thoại mới được tính là một lượt lời )*Chú ý-Chỉ khi nào có từ ngữ đi kèm thì mới xác định được kiểu câu ( không dựa theo đặc điểm hình thức )-Phải đặt câu vào ngữ cảnh xác định thì mới xác định được mục đích nói-Kiểu câu => mục đích nói => hành động nói ( hành động nói phải bao hàm, phù hợp với mục đích nói )-Khi phân tích vai xã hội phải khai thác triệt để từng lời thoại mà xác định, sau nói nêu rõ mối quan hệ của từng người trong cuộc thoạiIII. Tập làm văn_Khi làm văn thuyết minh phải sử dụng từ ngữ chính xác, khách quan, trung thực, không nêu xen tình cảm vào bài._Khi làm văn nghị luận thì phải sử dụng từ ngữ chặt chẽ, lập luận rõ ràng, chính xác, xác đinh lập luận, luận điểm chính rồi suy ra luận cứ sắp xếp cho thật phù hợp đảm bảo tính lô-gíchDàn ý:1/Thuyết minhLoại 1: thuyết minh 1 loại đồ dùngMB: Giới thiệu đồ dùng, công dụng chínhTB:Nêu các đặc điểm-Từ ngoài vào trong ( chất liệu, kích thước, trang trí, hoa văn, màu sắc, …)-Bộ phận chính-Công dụng ( kèm theo vị trí, lợi ích của nó trong gia đình, trường học, cơ quan, bệnh viện …)-Cách bảo quảnKB: Vị trí của nó ở hiện tại, tương laiLoại 2: thuyết minh về một cách làmMB:Giới thiệu tên món ăn, đồ vật… và đặc điểm nổi bật của nóTB:-Nguyên vật liệu-Cách làm-Yêu cầu thành phẩm-ăn kèm( phải liên kết các phần, kết hợp các phương pháp thuyết minh, đơn xen kể, tả, biểu cảm )KB:Vị trí của nó trong-trong ngày tết, các dịp lễ hội,-trong ngày thường-so với các đồ khác có cùng công dụng2/Nghị luậnMB: Giới thiệu luận điểm, trích dẫn nguyên văn vấn đềTB: Giải thích từng khái niệm-Nghĩa đen-Nghĩa bóng-Ý nghĩa chungGiải thích ý nghĩa cả câuPhân tích về từng mặt cuộc sống, từng phương diện-Gia đình-Nhà Trường-Xã hội-Ý thức nhân dânNêu dẫn chứngMở rộngKB:Đánh giá câu tục ngữ- liên hệ bản thân

Các bước làm văn nghi luận........Hãy tưởng tượng với một bài văn cần có đủ 4 ý, bạn diễn đạt rất hay, phân tích sát vấn đề, sâu sắc trong từng khía cạnh, dẫn chứng rất sinh động, nhưng bạn chỉ nêu được 2 trong 4 ý cần có. Điều gì sẽ xảy ra? Bài văn của bạn có hay đến mức nào đi chăng nữa điểm số tối đa của bạn cũng chỉ đạt 50-60% số điểm, không hơn. Lập dàn bài trước khi làm bài thi chính là một cách để tránh sót và lặp ý.Dàn bài được lập một cách chi tiết hay sơ lược phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Trong quá trình ôn tập, chúng mình nên làm quen với việc lập dàn ý chi tiết. Còn trong phòng thi, để tiết kiệm thời gian chúng ta nên vạch nhanh một số ý chính để hình dung hướng đi bài viết của mình. Trong quá trình làm bài, bạn sẽ bổ sung dàn bài của mình bằng những ý nhỏ hơn và tiến hành triển khai trong bài viết. Đề văn ĐH thường có ba phần khá rõ ràng: 1 câu về kiến thức cơ bản (VD: cuộc đời, sự nghiệp của một tác gia, đặc điểm nghệ thuật của một tác gia...), 1 câu yêu cầu bình giảng, phân tích một đoạn trong một bài thơ, 1 câu yêu cầu nghị luận về các vấn đề trong một tác phẩm (thường là văn xuôi, truyện ngắn), một giai đoạn, hoặc những vấn đề lớn bao quát nhiều tác phẩm... Thường thì chỉ với bài văn nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi, hay trong cả giai đoạn thì việc lập dàn bài mới thực sự phát huy lợi thế của mình. Công việc của bạn là chia nội dung môn Văn ra làm ba nhóm theo ba dạng đề như đã nói trên. Và bây giờ tập trung lập dàn bài cho từng tác phẩm văn xuôi theo 1. Nắm chắc nội dung toàn tác phẩmĐể biết mình đã nắm chắc tác phẩm hay chưa, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Trong hoàn cảnh nào? Đề tài và chủ đề của tác phẩm? Bạn có thể tóm tắt nội dung của tác phẩm đó chưa (đối với tác phẩm văn xuôi)? Đối với tác phẩm thơ thì không chỉ nắm nội dung toàn tác phẩm bạn còn phải học thuộc lòng những phần nội dung nằm trong chương trình học. Các thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm này là gì? v.v2. Xem xét các dạng đề đối với tác phẩm đó (dạng đề ở đây được hiểu là về thể loại và nội dung)VD: Với tác phẩm Vợ nhặt, chúng ta có thể gắt gặp các dạng đề nghị luận về: các nhân vật trong tác phẩm (Tràng, bà cụ Tứ, vợ Tràng), giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, nghệ thuật miêu tả tâm lý và khắc họa nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện...3. Lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩmĐối với mỗi dạng đề các bạn cần lập ra cho mình một dàn bài. Tuy hơi mất thời gian nhưng điều này sẽ giúp bạn lường hết mọi tình huống đề có thể bắt gặp và không phải lúng túng khi làm bài thi.Với đề phân tích nhân vật, bao giờ các bạn cũng phải vạch cho mình hai ý chính nhất: ngoại hình và tính cách. Bên cạnh đó một số yếu tố như: ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, mối quan hệ với xã hội với các nhân vật khác. Tất cả các yếu tố này tựu trung lại cũng bổ trợ và làm bật lên tính cách của nhân vật. Song song với phân tích nội dung, các bạn cần lưu ý và nhấn mạnh đến các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm văn học thường mang tính hình tượng, đại diện cho một tầng lớp, một thế hệ nên sau quá trình phân tích ngoại hình và tính cách các bạn cần rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm đó.Trong mỗi ý lớn như vậy sẽ có thêm nhiều ý nhỏ hơn, bạn hãy dùng một mũi tên cho một ý để sơ đồ hóa dàn bài của mình. Và ở mỗi ý nhỏ, các bạn cần tìm ra những dẫn chứng phù hợp minh chứng cho những đặc điểm đó. Dẫn chứng chính là những đoạn trích trong tác phẩm, bạn cần học thuộc một số câu văn tiêu biểu để minh chứng cho những ý kiến đánh giá của mình trong bài viết. Qua phân tích những dẫn chứng đó nhân vật của bạn sẽ hiện lên với đầy đủ tính cách, chân thực và sống động.Đối với dạng đề tổng hợp nghị luận về một vấn đề văn học (VD: giá trị nhân đạo trong các tác phẩm của Nam Cao), chúng ta cần đi từ vấn đề bao quát nhất:- Nhân đạo Nhân đạo là gì?Biểu hiện của tinh thần nhân đạo: Yêu thương con người, cảm thông sâu sắc với những nỗi đau của con người, thông cảm với hoàn cảnh sống của nhân vật (nhiều khi tinh thần nhân đạo được phản ánh ngay trong những giá trị hiện thực), hướng con người một cuộc sống tốt đẹp hơn ...đều là những biểu hiện của tinh thần nhân đạo.- Tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao+ Khái quát về các tác phẩm của Nam Cao, các đề tài chính (đời sống của người nông dân và trí thức nghèo)+ Tinh thần nhân đạo thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao như thế nào? bằng những hình ảnh gì? trong tác phẩm nào? Vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm là gì?........+ Giá trị nhân đạo biểu hiện trong tác phẩm của Nam Cao có gì khác so với các nhà văn khác ở các tác phẩm khác không? (có thể so sánh với các tác phẩm Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ) v.vLần lượt, bạn tự đặt ra những 

File đính kèm:

  • docOn tap Van 8 ki Ihay .doc