Ngân hàng câu hỏi đề kiểm tra môn ngữ văn 6 học kì I

doc16 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2604 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi đề kiểm tra môn ngữ văn 6 học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6
 HỌC KÌ I
@ ĐỀ 1:
Câu 1: (2 điểm)
a. Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên 3 truyện cổ tích mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6? 
 	b. Hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết “Bọc trăm trứng” trong truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” ?
Câu 2 (3 điểm)
a. Thế nào là danh từ? 
b. Hãy tạo thành cụm danh từ cho các danh từ sau: mưa, ngôi nhà. 
c. Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành.
Câu 3 (5 điểm) 
 Hãy kể về một việc làm tốt của em.
@ Đáp án
Đề 1:	 
Câu 1 (2 điểm): 
a/ (1 điểm) - Nêu đúng khái niệm truyện cổ tích cho 0,5đ:
 Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc ngếch, nhân vật động vật (mang tính cách hoặc nói năng như con người). Truyện CT thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nh/dân về ch/thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự b/công.
- HS nêu đầy đủ, đúng tên 3 truyện cổ tích đã học ở lớp 6 cho 0,5đ:
Có thể kể tên các truyện cổ tích sau: Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng…
 b/ (1 điểm) - Ý nghĩa của chi tiết “Bọc trăm trứng”: Nhằm giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. Qua đó kêu gọi mọi người, mọi dân tộc trên đất nước Việt Nam phải biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong một nhà.
Câu 2 (3 điểm): 
 	a. Nêu đúng khái niệm danh từ (phần ghi nhớ sgk) cho 1đ: 
Danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm.
 	b. HS tạo đúng mỗi cụm danh từ được 1đ.
 VD:	- ngôi nhà màu xanh ấy ; - một trận mưa to
c. Đặt câu có chứa cụm danh từ vừa tạo thành, mỗi câu đúng được 1đ.
Câu 3 (5 điểm): 
1/ Yêu cầu: HS chọn một việc làm tốt của mình để kể, bài làm cần đảm bảo bố cục ba phần:
 	+ Mở bài (0,5đ):	- Giới thiệu về việc làm tốt của mình.
- Cảm nghĩ về một việc làm tốt.
 	+ Thân bài (4,0đ): - Nguyên nhân dẫn đến việc làm tốt.
 	- Diễn biến việc làm tốt (phải kể theo trình tự hợp lí).
 	- Kết quả của việc làm đó.
 	- Cảm xúc của bản thân sau khi làm được việc tốt.
 	+ Kết bài (0,5đ):	- Hướng rèn luyện để trở thành một người có đạo đức tốt, được mọi người yêu mến. 

@ Đề 2:
Câu 1: Kể tên các thể loại văn học dân gian mà em đã học? (1điểm)
Câu 2: Các cụm từ sau đây thuộc loại cụm từ nào ? ( Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) (2 điểm)
a/ thông minh khác thường	b/ đang làm bài tập
c/ ba thúng gạo nếp 	d/ hai vợ chồng ông lão	
Câu 3: Chỉ ra từ dùng không đúng trong các câu sau và sửa lại cho đúng (1 điểm)
a/ Mái tóc của ông em đã sửa soạn bạc trắng.
b/ Ngày mai, khối 6 sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
Câu 4 : Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” ( 1 điểm )
Câu 5 : Hãy kể về mẹ của em. ( 5 điểm )
@ * Đáp án:
Câu 1: (1điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25đ
Các thể loại của văn học dân gian: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. 
Câu 2: (2 điểm) Mỗi cụm từ xác định đúng được 0,5 điểm) Cụ thể:
a/ cụm tính từ	c/ cụm danh từ
b/ cụm động từ	d/ cụm danh từ
Câu 3: ( 1 điểm) Mỗi từ phát hiện và chữa đúng được 0,5 điểm). Cụ thể:
a/ “ sửa soạn” được thay bằng từ “sắp sửa” hoặc “chuyển sang”
b/ “thăm quan” được thay bằng từ “tham quan”.
Câu 4: HS nêu bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn ( 1 điểm )
- Khi xem xét sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Câu 5: (5đ)	 
a.Mở bài : 
- Giới thiệu chung về mẹ của em. 
b.Thân bài: 
 - Kể về hình dáng, tính tình , phẩm chất của mẹ .
 - Nghề nghiệp , công việc hằng ngày .
 - Sở thích ( nấu ăn, thêu thùa, may vá, trồng trọt…) 
 - Hành động thể hiện tình cảm , thương yêu của mẹ đối với em ( lo lắng, chăm sóc, động viên em,....)
 - Em quý mến, thương yêu, kính trọng mẹ.
 c. Kết bài: 
- Nêu tình cảm và suy nghĩ của em về mẹ.

@ Đề 3: 
Câu 1 :(2đ)
 Kể tên các truyền thuyết đã học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I ?
 Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
 Viết một đoạn văn từ 6 đến 7 câu kể lại việc phòng chống bão lụt mà em từng chứng kiến từ thực tế hoặc qua thông tin đại chúng.
.Câu 2: (1đ)
 Qua truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” Em rút ra bài học gì cho bản thân ?
 Câu 3: (1đ)	
 Cụm danh từ là gì? 
 Điền cụm danh từ sau vào mô hình cấu tạo:
	Tất cả các em học sinh chăm ngoan ấy
Câu 4 : (6đ) Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học hoặc nói dối hoặc không làm bài tập).

@ Đáp án :
Câu 1: a) Các truyền truyết đã học: Con Rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.( 0.5 điểm)
 Học sinh kể đúng từ 1 truyện được 0,1 điểm
b) Trình bày đúng đầy đủ ý nghĩa câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (phần nội dung mục ghi nhơ SGK/) - được 0.5 điểm
c ) Viết một đoạn văn có cấu trúc rõ ràng: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, nội dung đoạn văn đảm bảo đúng chủ đề phòng chống bão lụt - được 1 điểm
Câu 2: Bài học cần rút ra là: Khi xem xét đánh giá một sự vật, sự việc cần phải xem xét chúng một cách toàn diện, tránh nhìn nhận một cách phiến diện chủ quan.
 Học sinh nêu đầy đủ được 1 điểm
Câu3
 Trình bày đúng khái niệm cụm danh từ (Ghi nhớ Sgk/117)- 0.5 điểm.
 Vẽ đúng sơ đồ cấu tạo cụm danh từ ( Ghi nhớ Sgk/118)- 0.5 điểm
Câu 4 
 - Mở bài: Giới thiệu sự mắc lỗi của bản thân (nhân vật chính, sự việc mắc lỗi)
 - Thân bài: Diễn biến câu chuyện (thời gian xảy ra lỗi: khi nhỏ, khi còn học Tiểu học hoặc thời gian gần đây hoặc mới ngày hôm qua hoặc mới xảy ra tiết học trước... nguyên nhân, hậu quả sau khi mắc lỗi: điểm kém hoặc mọi người không tin bị thầy cô nhắc nhở, phê bình...)
 - Kết bài: Bản thân suy nghĩ và rút ra bài học sau khi mắc lỗi: không bao giờ để mắc phải lỗi như vậy nữa để, mắc lỗi là điều không tốt...

@ Đề 4:
	Câu 1(1,5đ)
 a/ Truyền thuyết là gì?
 b/ Trong các truyện sau, truyện nào là truyền thuyết?
Bánh chưng bánh giầy, Thạch Sanh, Thầy bói xem voi, Sự tích hồ Gươm, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên.
Câu 2:(1đ)
Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt ,Miệng”| là gì?
Câu3: (1đ)
 a/ Xác định nghĩa chuyển, nghĩa gốc của hai từ in đậm trong câu thơ sau:
	Cái kiềng đun hằng ngày
	Ba chân xòe trong lửa
	(Những cái chân_Vũ Quần Phương) 
b/ Đặt 1 câu có từ “chân” ở nghĩa gốc?
Câu4:( 1,5đ)
Viết đoạn văn khoảng 3, 4 câu nội dung tóm tắt số lượng các truyện truyền thuyết em học được trong chương trình Ngữ văn 6 tập I( yêu cầu có dùng số từ , gạch dưới và gọi tên số từ em dùng )
Câu 5: (5đ) Kể về cô giáo dạy em hồi lớp một 
	****************
ĐÁP ÁN 
Câu1) a/Định nghĩa truyền thuyết (Xem chú * sgk/Ngữ văn 6-tập I) 0,5đ
	b/ Chon đúng các truyền thuyết :
	Bánh chưng bánh giầy, Lịch sử hồ Gươm, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên ( mỗi truyện đúng 0,25 đ; chọn sai (thừa) trừ mỗi truyện 0,25
Câu 2: Bài học rút ra
_Cá nhân không thể tồn tại nếu tách rời khỏi cộng đồng.( Đây là một phương diện rất quan trọng của mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.)
_Lời khuyên thiết thực và khôn ngoan với mọi người: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. 
_Mỗi hành động , ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn có ảnh hưởng đến cả cộng động, tập thể.
	(Đúng hết cả 3ý 1đ, thiếu (sai) mỗi ý trừ 0,25)
Câu 3: a) “chân” nghĩa chuyển (0,25đ)
	“lửa” nghĩa gốc (0,25đ)
 b) Đặt câu đúng (0,5đ)
Câu 4: _Viết đủ, đúng các câu có nội dung sau: 0,75
	+ năm truyền thuyết được học
	+ bốn truyền thuyết về thời đại Hùng Vương
	+ một truyền thuyết thuộc về thời Hậu Lê (hoặc truyện thứ năm …về thời Hậu Lê)
	_ Gạch dưới đúng và xác định đúng tên số từ gì (0,75đ)
	*Lưu ý: Giáo viên có thể linh động miễn sao hs viết đúng yêu cầu cả kiến thức và ngữ pháp của bài tập
Câu 5: 
I/Mở bài: Khái quát ấn tượng về cô , giới thiệu cô dạy hồi lớp Một
II/ Thân bài : Kể qua kí ức 
_Cái nhìn của em về cô ngày đầu tiên đi học (dáng vẻ, cử chỉ, lời nói)
_Kể về sự dạy dỗ
+Nét chữ, lời giảng …
+Sự quan tâm uốn nắn ( dạy viết chữ, dạy làm toán …)
_Kể về sự quan tâm 
+ Chỉnh sửa tư thế ngồi, viết, đọc …
+Chăm sóc kiểm tra sách vở , bút mực …
*Chọn kể một việc làm, cử chỉ, hành động chăm sóc nào đó đối với em hoặc với bạn đã để lại ấn tượng trong em đến tận bây giờ
_Quan hệ của cô với đồng nghiệp mà em biết (có thể không có)
_Tình cảm của em đối với cô 
III/ Kết bài:
_Suy nghĩ của em về cô (thầy)
_Lời thầm hứa
@ Đề 5:
Câu 1 :(2đ)
 Kể tên các truyền thuyết đã học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I ?
 Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
 Viết một đoạn văn từ 6 đến 7 câu kể lại việc phòng chống bão lụt mà em từng chứng kiến từ thực tế hoặc qua thông tin đại chúng.
.Câu 2: (1đ)
 Qua truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” Em rút ra bài học gì cho bản thân ?
 Câu 3: (1đ)	
 Cụm danh từ là gì? 
 Điền cụm danh từ sau vào mô hình cấu tạo:
	Tất cả các em học sinh chăm ngoan ấy
Câu 4 : (6đ) Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học hoặc nói dối hoặc không làm bài tập).

@ ĐÁP ÁN :
Câu 1: a) Các truyền truyết đã học: Con Rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.( 0.5 điểm)
 Học sinh kể đúng từ 1 truyện được 0,1 điểm
b) Trình bày đúng đầy đủ ý nghĩa câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (phần nội dung mục ghi nhơ SGK/) - được 0.5 điểm
c ) Viết một đoạn văn có cấu trúc rõ ràng: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, nội dung đoạn văn đảm bảo đúng chủ đề phòng chống bão lụt - được 1 điểm
Câu 2: Bài học cần rút ra là: Khi xem xét đánh giá một sự vật, sự việc cần phải xem xét chúng một cách toàn diện, tránh nhìn nhận một cách phiến diện chủ quan.
 Học sinh nêu đầy đủ được 1 điểm
Câu3
 Trình bày đúng khái niệm cụm danh từ (Ghi nhớ Sgk/117)- 0.5 điểm.
 Vẽ đúng sơ đồ cấu tạo cụm danh từ ( Ghi nhớ Sgk/118)- 0.5 điểm
Câu 4
 - Mở bài: Giới thiệu sự mắc lỗi của bản thân (nhân vật chính, sự việc mắc lỗi)
 - Thân bài: Diễn biến câu chuyện (thời gian xảy ra lỗi: khi nhỏ, khi còn học Tiểu học hoặc thời gian gần đây hoặc mới ngày hôm qua hoặc mới xảy ra tiết học trước... nguyên nhân, hậu quả sau khi mắc lỗi: điểm kém hoặc mọi người không tin bị thầy cô nhắc nhở, phê bình...)
 - Kết bài: Bản thân suy nghĩ và rút ra bài học sau khi mắc lỗi: không bao giờ để mắc phải lỗi như vậy nữa để, mắc lỗi là điều không tốt...
	


@ Đề 6:

Câu 1: (1,5đ)
 a/ Truyền thuyết là gì?
 b/ Trong các truyện sau, truyện nào là truyền thuyết?
Bánh chưng bánh giầy, Thạch Sanh, Thầy bói xem voi, Lịch sử hồ Gươm, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên.
Câu 2: (1đ)
Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” là gì?
Câu 3: ( 1.5 đ)
Trong các từ in nghiêng sau đây, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển :
Chân trời, bàn chân, đau bụng, tốt bụng, lá cây, lá gan.
Câu 3: (1đ)	
 Cụm danh từ là gì? 
 Điền cụm danh từ sau vào mô hình cấu tạo:
	Tất cả các em học sinh chăm ngoan ấy
Câu 4: (5đ) Hãy kể về người thân của em.
@ ĐÁP ÁN.
Câu1) a/Định nghĩa truyền thuyết (Xem chú * sgk/Ngữ văn 6-tập I) (0,5đ)
	b/ Chọn đúng các truyền thuyết :
	Bánh chưng bánh giầy, Lịch sử hồ Gươm, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên ( mỗi truyện đúng 0,25 đ; chọn sai (thừa) trừ mỗi truyện (0,25)
Câu 2: Bài học rút ra:
Khi xem xét, đánh giá một sự vật, sự việc cần xem xét chúng một cách toàn diện tránh cách nhìn nhận một cách phiến diện, chủ quan.(1 điểm)
Câu 3: ( 2 điểm)
 Từ dùng theo nghĩa gốc : 
 bàn chân, đau bụng, lá cây. (0.5điểm )

Từ dùng theo nghĩa chuyển :
chân trời, tốt bụng, lá gan ( 0.5 điểm )

( sai mỗi từ trừ 0,25 điểm )
Câu 4
 Trình bày đúng khái niệm cụm danh từ (Ghi nhớ Sgk/117)- 0.5 điểm.
 Vẽ và điền đúng sơ đồ cấu tạo cụm danh từ ( Ghi nhớ Sgk/118)- 0.5 điểm
Câu 5:(5đ) 
 Mở bài: Giới thiệu người được kể
 Thân bài: - Đặc điểm của người đó
 - Những đức tính, việc làm, ý thích, ....
 - Thái độ, tình cảm của người đó đối xử với mọi người, với em
 - Kể một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người đó
 Kết bài: Cảm nghĩ của em về người đó
@ Đề 7:
Câu 1: (2điểm ) 
 1/ Thế nào gọi là truyện truyền thuyết ? 
 2/ Truyền thuyết : “ Thánh Gióng” liên quan đến sự thật lịch sử nào ? 
 Câu 2: (3 điểm ) 
 1/ Xác định cụm danh từ có trong câu sau . Tìm chỉ từ và vai trò của chỉ từ trong cụm danh từ đó . 
Những cái bàn cũ ấy đã được sửa lại . 
2/ Tìm số từ trong câu sau và cho biết chúng thuộc loại nào ? 
Âu Cơ ở lại một mình nuôi con tháng ngày chờ mong buồn tủi . 
 (Con Rồng cháu Tiên ) 
Câu 3: : (5điểm)
 - Kể về người Thầy (hoặc cô giáo) của em. 
 @ Đáp án :
Câu 1:(2điểm ) 
+ Nêu đúng khái niệm truyền thuyết (1điểm)
+ Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử :
Chống giặc Ân 
Hội Gióng
Làng Cháy 
Tre đằng ngà
Những ao hồ 
Trả lời đúng các ý trên (1điểm)
Câu 2: (3 điểm ) 
a: (2điểm)
- Xác định đúng cụm danh từ : Những cái bàn cũ ấy .(1điểm) 
- Xác định đúng chỉ từ : ấy (0,5điểm) 
- Vai trò ngữ pháp của chỉ từ : Làm phụ ngữ trong cụm danh từ (0,5điểm)
b: (1điểm)
Nêu đúng số từ : một (0,5điểm)
Số từ chỉ số lượng (0,5điểm)
Câu 3 (5điểm)
Mở bài : Giới thiệu chung về người thầy (hoặc cô) mà mình định kể 
Thân bài : 
Tả về hình dáng, trang phục, tính tình, sở thích.
Kể những việc làm của thầy(cô) đối với những người xung quanh.
Kể những kỉ niệm, việc làm sâu sắc của thầy (cô) đối với mình .
Kết bài : Cảm nghĩ chung về người thầy (cô) 
@ Đề 8:

Câu 1: (3 đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
 Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc…
 ( Thạch Sanh )
 a/ Tìm ít nhất 2 cụm danh từ có trong đoạn trích.
 b/ Giải thích nghĩa của các từ : nước chư hầu, cầu hôn.
 c/ Nêu ý nghĩa của chi tiết cây đàn trong truyện “Thạch Sanh” mà đoạn trích đã nhắc đến.
Câu 2: (2 đ) Truyện ngụ ngôn là gì? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã được học.
 Qua câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học gì trong cuộc sống?
Câu 3: ( 5 đ) Kể về người bạn mà em quý mến nhất.

ĐÁP ÁN:
Câu 1: ( 3 đ)
a/ Học sinh xác định được ít nhất 2 cụm danh từ có trong đoạn trích như: các nước chư hầu, cả mười tám nước, chàng một mình..( 1 đ)
 Nếu sai hoặc thiếu 1 cụm danh từ trừ 0,5 đ.
b/ Giải thích đúng nghĩa của từ: (1 đ)
nước chư hầu: nước bị phụ thuộc, phải phục tùng nước khác(mạnh hơn) (0,5 đ)
từ hôn: từ chối không kết duyên hoặc hủy bỏ một cuộc hôn nhân đã đính ước (0,5 đ)
c/ Ý nghĩa của chi tiết cây đàn mà đoạn trích đã nhắc đến: (1 đ)
Thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của nhân dân. (0,5 đ)
Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân. (0,5 đ)
Câu 2: (2 đ)
Khái niệm truyện ngụ ngôn: Sgk/ Trang 100 ( 1 đ)
Nêu được tên các truyện ngụ ngôn đã học : Ếch ngồi đáy giếng,Thầy bói xem voi, Chân Tay, Tai, Mắt Miệng, Đeo nhạc cho mèo.( 0,5đ)
Bài học được rút ra từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng: Dựa vào phần Ghi nhớ/Sgk /Trang 101(0.5 đ)
Câu 3: (5 đ)
Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn.
Thân bài: Kể chi tiết
 - Hình dáng
 - Tính tình
 - Việc làm
 - Một kỉ niệm sâu sắc giữa em và bạn
 - Tình cảm của bạn đối với mình
Kết bài: Cảm nghĩ của em về người bạn

@ Đề 9:
Câu 1: (1đ) Nêu ý nghĩa truyện cổ tích “Em bé thông minh”.
Câu 2:(2đ) Danh từ là gì? Hãy phát triển những danh từ sau thành cụm danh từ.
- nón lá, trâu, máy bay, bộ đội 
Câu 3:(2đ) Viết đoạn văn (từ 2-4 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình tượng anh hùng Gióng.
Câu 4:(5đ) Hãy kể về người thân của em.


@ Đáp án :
Câu 1:(1điểm) Nêu được ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”:
Đề cao trí thông minh ( kinh nghiệm dân gian)
Ý nghĩa hài hước, mua vui, tạo tiếng cười hồn nhiên trong cuộc sống
Câu 2:(2điểm) Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.(1đ)
 Phát triển thành cụm danh từ như: những chiếc nón lá, ba con trâu kia, những chiếc máy bay, các chú bộ đội…( Tùy theo sự phát triển đúng của HS mà GV ghi điểm mỗi cụm đúng được 0,25đ – bốn cụm đúng là 1đ).

Câu 3:(2đ) Tùy theo sự cảm nhận của HS mà GV cân đối ghi điểm.
Câu 4:(5đ) 
 Mở bài: Giới thiệu người được kể
 Thân bài: - Đặc điểm của người đó
 - Những đức tính, việc làm, ý thích, ....
 - Thái độ, tình cảm của người đó đối xử với mọi người, với em
 - Kể một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người đó
 Kết bài: Cảm nghĩ của em về người đó
 
@ Đề 10:
Câu 1: ( 2 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ”
 a, Tìm các từ láy có trong đoạn trích? 
 b, Trong đoạn trích có những danh từ riêng nào?
 c, Xác định một cụm danh từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
 d, Tìm hai từ ghép có trong câu cuối của đoạn trích trên. 
Câu 2: ( 2 điểm). 
 Thế nào là truyện ngụ ngôn? Nêu ý nghĩa văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”. 
Câu 3: ( 1 điểm): Trong các từ in đậm sau đây, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển?
 Lá cây, lá phổi, đau chân, chân kiềng.
 Câu 4: ( 5đ): Kể về một người bạn mà em quý mến. 

@ Đáp án:
Câu 1:
a. Các từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh
b. Những danh từ riêng: Thủy Tinh, Sơn Tinh, Phong Châu
c. Cụm danh từ: một biển nước.
d. Tìm đúng hai từ ghép trong các từ (ruộng đồng, nhà cửa, lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu, biển nước).
 Nêu đúng khái niệm truyện ngụ ngôn (Chú thích *-SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 100)
Câu 2:
- Câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng taphair mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 3:
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: . Lá cây, đau chân
- Những từ nào dùng theo nghĩa chuyển: lá phổi, chân kiềng. 
Câu 4:
+ Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn mà em sẽ kể và lý do chọn người bạn đó (tình cảm, ấn tượng sâu sắc của em về người bạn đó).
 + Thân bài:
 - Giới thiệu, miêu tả ngoại hình.
- Kể về sở thích, tính nết, tình cảm, cách đối xử của người bạn đó với mọi người xung quanh.
- Kể về một kỉ niệm (hoặc một việc làm của người bạn đó dành cho em) khiến em nhớ mãi và luôn quý trọng.
+ Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về người bạn đó.
 
 HỌC KÌ II

Câu 1
Thế nào là phó từ?
Đáp án: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Câu 2. 
Viết một đoạn văn miêu tả cảnh ngày tết Trung thu : 
Đáp án:Đoạn văn có những từ ngữ tả cảnh vật đặc trưng của Tết Trung thu như :
Rằm tháng tám,ánh trăng,đèn ông sao,phá cỗ...
Biết trình bày các sự việc theo một trình tự hợp lý 
Câu 3 : 
H. Qua đoạn trích “Sông nước Cà Mau”, em hiểu gì về cảnh sông nước và con người nơi đây?
Đáp án:
- Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
- Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo.
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng tả con đường thân quen từ nhà em đến trường vào một buổi sáng khi em đi học
Đáp án:
-Yêu cầu:Tả theo dúng trình tự từ nhà đến trường có các từ thân quen,em đi học,buổi sáng…
-Yêu cầu khi tả phải tỏ rõ em dã thuộc từng đăc điểm cuả con đường và con đường ghi dấu nhiều kỷ niệm của em
-Các từ ngữ buổi sáng xác định rõ thời điểm và tình huống tả con đườngvào một thời gian cụ thể
Câu 5. H. Muốn miêu tả ta cần phải làm gì?
Đáp án: Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Câu 6: H. Thế nào là so sánh? H. Có mấy kiểu so sánh?
Đáp án: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có hai kiểu so sánh:
So sánh ngang bằng;
 So sánh không ngang bằng.
Câu7. H. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả Kiều Phương?
Đáp án:
	Hình dáng nhỏ nhắn, thanh mảnh, mặt lọ lem như mặt mèo, mắt sang, mặt lúc nào cũng tươi như hoa, răng khểnh trông thật đáng yêu.
	Tính cách hồn nhiên, nhân hậu, độ lượng trước những biểu hiện bực bội thiếu than thiện của người anh; có tài năng hội họa từ nhỏ, được phát hiện và phát triển, có sự thành công lớn.
Câu 8. 
H. Hãy nêu những nét khái quát về nghệ thuật trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”?
Đáp án:
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lậpđược sử dụng phong phú đa dạng.
- Ngôn ngữ biểu hiện tình cảm chân thành tha thiết với mảnh đất quê hương - nguồn sống của con người.
- Khắc họa hình ảnh thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ 
Câu 9. H. Đối với người da đỏ những hình ảnh nào là những điều thiêng liêng đã in trong kí ức?
Đáp án:
- Mỗi tấc đất là thiêng liêng
- Mỗi lá thông óng ánh
- Mỗi bờ cát 
- Mỗi hạt sương
- Mỗi bãi đất hoang
- Tiếng thì thầm của côn trùng
- Những dòng nhựa chảy. 
Câu 10. Viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là?
Đáp án:Viết đoạn văn và xác định rõ đâu là câu trần thuật đơn có từ là
Ví dụ:Nam là người bạn thân nhất của em.Bạn Nam học rất giỏi.Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc,là Cháu ngoan Bác Hồ.Em rất thán phục bạn và hứa sẽ cố gắng học giỏi như bạn Nam.
 -Nam là người bạn thân nhất của em.(Câu giới thiệu)
-Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là cháu ngoan Bác Hồ.(Câu miêu tả)
Câu 11. . Kể tên văn bản thể hiện tinh thần nhân ái đã học trong chương trình ngữ văn 6 ?
Đáp án: Những văn bản thể hiện tinh thần nhân ái: Con Rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thày thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, Đêm nay Bác không ngủ, Dế Mèn phiêu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi, Lao xao. 
Câu 12. 
H. Nêu tình cảm của em dành cho nhân vật người anh và nhân vật người em trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”?
Đáp án: Tình cảm dành cho nhân vật người anh: Thông cảm và trân trọng trước sự biết hối lỗi và biết vươn lên trở thành người tốt của nhân vật người anh.
	Tình cảm dành cho nhân vật người em: Khâm phục, yêu quý vì có tài năng và tấm lòng

Câu 13. 
H. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
Đáp án: Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. 
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. 
Câu 14.
H. Khi nghe thầy giáo nói: “Hôm nay là buổi học cuối cùng của các con”, Phrăng đã có những biểu hiện cụ thể thế nào
Đáp án:
Choáng váng.
Tự giận mình vì những buổi trốn học
Thấy sách như người bạn cố tri
Nghĩ đến thầy giáo quên cả những lúc thầy phạt
Hiểu được nguyên nhân của những điều khác lạ.
Câu 15. 
H. Truyện “Buổi học cuối cùng” để laị cho em suy nghĩ gì về việc học tiếng mẹ đẻ và việc học tiếng nước ngoài?
Đáp án:
	Học tiếng mẹ đẻ để giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
	Học tiếng nước ngoài để mở rộng hiểu biết.
Câu 16. 
. Em hãy nêu bố cục bài văn tả người?
Đáp án: Bài văn tả người có bố cục 3 phần:
	Mở bài: giới thiệu người được tả
	Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,…)
	Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. 
Câu 17. 
H. Qua quan sát của anh đội viên Bác có hình dáng, tư thế như thế nào?
Đáp án: Qua quan sát của anh đội viên Bác có hình dáng, tư thế như sau: Ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt thì trầm ngâm, Bác có mái tóc bạc, Bác ngồi đinh ninh.
Câu 18.
 Hãy nêu những nét nổi bật của nghệ thuật bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”?
Đáp án:
- Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm
- Lựa chọn sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
Câu 19. 
H. Ẩn dụ là gì? Nêu các kiểu ẩn dụ?
Đáp án:
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
Có 4 kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 20. 
H. Em hãy nêu tầm quan trọng của giờ luyện nói?
Đáp án: Rèn kỹ năng nói trước đông người về văn miêu tả.
Câu 21:
-Vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
Đáp án-Bốn câu thơ mang tính khái quát cao.qua những câu thơ này hình ảnh Bác Hồ hiện lên cao cả mà gần gũi.Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ .
 Vì một lẽ thường tình
 Bác là Hồ Chí Minh ”đã cắt nghĩa lý do Bác không ngủ rất đơn giản nhưng lại hết sức chính xác :Đó là cái thương tình vĩ đại ,cái thường tình của một bậc”đại nhân,đại trí ;đại dũng”
-Không ngủ là chuyện thường tình trong cuộc đời của Bác.Cả cuộc đời Người luôn dành cho dân,cho nước. 
Câu 22.
 Hãy nêu thể loại và nội dung của đề bài: Em hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai trong dịp têt đến xuân về?
Đáp án:
- Thể loại: Văn miêu tả (tả cảnh)
- Nội dung: Cây đào hoặc cây mai ngày tết. 
Câu 23. 
Năm khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” của T

File đính kèm:

  • docNgan hang de kiem tra ngu van 6 nam hoc 13 14.doc