Ngân Hàng Câu Hỏi Môn Công Nghệ 7 Học Kì II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân Hàng Câu Hỏi Môn Công Nghệ 7 Học Kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN CÔNG NGHỆ 7 HỌC KÌ II Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Xử lí hạt giống bằng nước ấm gồm mấy bước: A. 2 bước B. 3 bước C. 4 bước D. 5 bước Đáp án: C Câu 2: (Hiểu, kiến thức đến tuần 19, thời gian đủ để làm bài 6 phút) Nêu các biện pháp chăm sóc cây trồng? Đáp án: Tỉa, dặm cây. Làm cỏ, vun xới. Tưới, tiêu nước. Bón phân thúc. Câu 3: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian đủ để làm bài 6phút) Mục đích của việc làm cỏ vun xới là gì? Đáp án: Diệt cỏ dại. Làm cho đất tơi xốp. Chống đổ. Câu 4: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 20, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Thu hoạch nông sản bằng phương pháp nào sau đây: A. Hái B. Nhổ C. Cắt D. Cả A, B,C Đáp án: D Câu 5: (Hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì? Các điều kiện để bảo quản tốt? Nêu các phương pháp bảo quản nông sản? Đáp án: *Mục đích của bảo quản nông sản: Nhằm hạn chế sự hao hụt về số lượng, giảm sút chất lượng của nông sản. * Các điều kiện để bảo quản tốt: Đối với các loại hạt phải phơi, sấy khô để làm giảm lượng nước trong hạt tới mức độ nhất định. Đối với rau quả phải sạch sẽ, không dập nát. Kho bảo quản: Khô ráo, có hệ thống thông gió, khử trùng mối, mọt, chuột. * Các phương pháp bảo quản: Bảo quản thông thoáng Bảo quản kín Bảo quản lạnh Câu 6: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 20, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? Nêu các loại cây thường luân canh, xen canh, tăng vụ mà em biết? Đáp án: Luân canh: Là tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích. Lấy ví dụ đúng: Xen canh: Trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng. Lây ví dụ đúng : Tăng vụ: Là tăng số vụ diện tích đất trong một năm. Lấy ví dụ đúng: Câu 7: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 21, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Vai trò của chăn nuôi là: A. Cung cấp thực phẩm B. Sức kéo, phân bón. C. Nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác. D. Cả A,B,C Đáp án: D Câu 8: (Hiểu, kiến thức đến tuần 21, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Thế nào là giống vật nuôi? Cho ví dụ? Đáp án: Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. Ví dụ: - Giống bò sữa Hà lan. Giống vịt cỏ. Câu 9: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 21, thời gian đủ để làm bài 7phút) Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Cho ví dụ? Đáp án: Quyết định đến năng suất chăn nuôi. Ví dụ:. Quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Ví dụ:. Câu 10: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 22, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Quá trình sống của lợn trải qua các giai đoạn: Đáp án: A. Bào thai B. Lợn sơ sinh, lợn nhỡ. C. Lợn trưởng thành D. Cả A,B,C Đáp án: D Câu 11: (Hiểu, kiến thức đến tuần 22, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Trình bày khái niệm về sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Ví dụ? Đáp án: - Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. + VD: ngan nuôi 1 tuần nặng 79 gam; ngan nuôi 2 tuần nặng 152gam. - Sự phát dục: là sự thay đổi về chất các bộ phận trong cơ thể. + VD: gà trống biết gáy, vịt đẻ trứng. Câu 12: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 22, thời gian đủ để làm bài 7phút) Nêu các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi? Phương pháp nào được áp dụng hiện nay? Đáp án: 1.Chọn lọc hàng loạt: -Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất để làm giống. -Ưu điểm:Đơn giản,phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống. 2.Kiểm tra năng suất: -Trong đàn vật nuôi chọn ra những cá thể tốt sau đó được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện chuẩn trong cùng một thời giản rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống. - Kiểm tra năng suất:Được áp dụng rộng rãi để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi. Câu 13: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 23, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Nhận biết giống gà được thực hiện theo: A. 1bước B. 2 bước C. 3 bước D. 4 bước Đáp án: B Câu 14: (Hiểu, kiến thức đến tuần 23, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Chọn phối là gì? Có những phương pháp chọn phối nào ? Đáp án: Chọn ghép đôi giữa con đực và con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối. Có 2 phương pháp chọn phối: + Chọn phối cùng giống + Chọn phối khác giống Câu 15: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 23, thời gian đủ để làm bài 7phút) Nhân giống thuần chủng là gì? Mục đích của việc nhân giống thuần chủng? Đáp án: NGTC: là phương pháp chọn ghép đôi giữa con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. MĐ: +/ Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có. +/ Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó. Câu 16: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Nhận biết giống lợn được thực hiện theo: A. 1bước B. 2 bước C. 3 bước D. 4 bước Đáp án: B Câu 17: (Hiểu, , kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Ví dụ về thức ăn của vật nuôi? Đáp án: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật, chất khoáng. Ví dụ: Câu 18: (Vận dụng, , kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm bài 7phút) Một con lợn có vòng ngực là 80cm, dài thân là 95cm. Hỏi ước tính con lợn nặng bao nhiêu kg? Đáp án: Đổi: 95cm = 0.95m 80cm = 0.8m Ước tính khối lượng của chú lợn là: M = dài thân x (vòng ngực)2 x 87.5 = 0.95 x (0.8)2 x 87.5 = 53.2 kg. Câu 19: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 25, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi là: A. Phương pháp vật lí. B. Phương pháp hóa học. C. Phương pháp vi sinh. D. Cả A,B,C Đáp án: D Câu 20: (Hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào? Đáp án: - Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Axit amin. Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo. - Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Ion khoáng. - Các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Câu 21: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 25, thời gian đủ để làm bài 6phút) Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? Đáp án: - Chế biến thức ăn: + Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng. + Khử bỏ chất độc hại. - Dự trữ thức ăn: + Giữ cho thức ăn lâu hỏng. + Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi. Câu 22: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Công nghệ chế biến bột cá gồm: A. Ép để tách nước và dầu cá B. Sấy khô rồi nghiền nhỏ C. cả A, B D. Kết quả khác Đáp án: C Câu 23: (Hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian đủ để làm bài 6 phút) Hãy phân biệt thức ăn giàu Protein, thức ăn giàu Gluxit và thức ăn thô? Đáp án: - Thức ăn giàu Protein: có hàm lượng Protein >14%. - Thức ăn giàu Gluxit: có hàm lượng Gluxit >50% - Thức ăn thô: có hàm lượng xơ >30% . Câu 24: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian đủ để làm bài 6phút) Trình bày các quy trình chế biến thức ăn họ đậubằng nhiệt? Đáp án: 1/ Rang hạt đậu tương. 2/ Hấp hạt đậu tương. 3/ Nấu, luộc hạt đậu tương. Câu 25: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 27, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Chế biến thức ăn giàu Gluxit bằng men gồm: A. 2 bước B. 3 bước C. 4 bước D. 5 bước Đáp án: D Câu 26: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 27, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Nêu quy trình dùng men rượu chế biến thức ăn giàu Gluxit? Đáp án: Cân bột và men rượu. theo tỉ lệ 100:4 Giã nhỏ men rượu, bỏ bớt trấu Trộn đều men rượu với bột Cho nước sạch vào, nhào kĩ đến đủ ẩm. Nén bột xuống cho đều., phủ nilong sạch lên mặt để nơi kín gió, khô, ấm 24h. Câu 27: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 28, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Tầm quan trọng của chuồng nuôi là: A. Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết và tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi. B. Giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, thực hiện việc chăn nuôi khoa học. C. Giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh ô nhiễm môi trường. D. Tất cả 3 nội dung trên. Đáp án: D Câu 28: (Hiểu, kiến thức đến tuần 28, thời gian đủ để làm bài 5 phút) Khi làm chuồng nuôi phải chú ý đến yếu tố nào? Đáp án: Hướng chuồng: hướng Nam hoặc Đông - Nam Độ chiếu sáng phù hợp. Câu 29: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 28, thời gian đủ để làm bài 7phút) Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh? Đáp án: -Phải đảm bảo các tiêu chuẩn:nhiệt độ thích hợp,dộ ẩm 60-75%,độ thông thoáng tốt,độ chiếu sáng phù hợp,khí độc ít -Phải xây dựng đúng kỹ thuật: Hướng chuồng,nền chuồng ,mái che Câu 30: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 29, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Chăn nuôi vật nuôi non cần chú ý vấn đề gì? A. Các đặc điểm của vật nuôi non. B. Các biện pháp nuôi dưỡng C. Các biện pháp chăm sóc vật nuôi non. D. Tất cả các ý trên Đáp án: D Câu 31: (Hiểu, kiến thức đến tuần 29, thời gian đủ để làm bài 6 phút) Nêu các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi? Đáp án: Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi Vệ sinh thân thể cho vật nuôi Câu 32: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian đủ để làm bài 6phút) Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý những vấn đề gì? Đáp án: Nuôi dưỡng Chăm sóc: vệ sinh, vận động, tắm chải. Câu 33: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 30, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Những biện pháp nào sau đây phòng trị bệnh cho vật nuôi? Chăm sóc chu đáo tuiừng loại vật nuôi. Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin. Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, Vệ sinh môi trường sạch sẽ. Tất cả các ý trên. Đáp án: D Câu 34: (Hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Những nguyên nhân nào gây ra bệnh cho vật nuôi? Đáp án: -Yếu tố di truyền -Yếu tố bên ngoài(môi trường sống): +Cơ học +Lí học +Hóa học Câu 35: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 30, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Hãy dùng điền các từ, cụm từ cho dưới đây vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp với tác dụng của vắcxin: kháng thể, miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh,Vắcxin. Khi đưa . vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh( bằng phương pháp tiêm, nhỏ, chủng), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra..chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng.., vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng. Đáp án: 1.Vắcxin 2. kháng thể 3. tiêu diệt mầm bệnh 4. miễn dịch Câu 36: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 31, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Vai trò của nuôi thủy sản là: A. Cung cấp thực phẩm B. Cung cấp nguyên liệu cho các sản xuất. C. Làm sạch môi trường nước D. Tất cả các ý trên. Đáp án: D Câu 37: (Hiểu, kiến thức đến tuần 31, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Nêu các nhiệm vụ chínhcủa nuôi thủy sản ở nước ta? Đáp án: Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi. Cung cấp thực phẩm tươi sạch. Ứng dụng những tiến bộ khoa họcc công nghệ vào nuôi thủy sản. Câu 38: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 31, thời gian đủ để làm bài 7phút) Trình bày đặc điểm của nước nuôi thủy sản? Đáp án: -Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ -Khả năng điều hòa chế độ nhiệt của nước -Thành phần oxi thấp và cacbonic cao. Câu 39: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 32, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Đo nhiệt độ của nước nuôi thủy sản gồm mấy bước: A. 1 bước B. 2 bước C. 3 bước D. 4 bước Đáp án: B Câu 40: (Hiểu, kiến thức đến tuần 32, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Trình bày quy trình đo độ trong của nước nuôi thủy sản? Đáp án: Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen, trắng( hoặc xanh, trắng) và ghi độ sâu của đĩa(cm). Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi vạch đen, trắng(( hoặc xanh, trắng) và ghi độ sâu của đĩa(cm). Kết quả độ trong sẽ là số trung bình của hai bước đo. Câu 41: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Trình bày quy trình đo độ PH của nước nuôi thủy sản? Đáp án: - Nhứng giấy đo PH vào nước khoảng 1 phút. - Đưa lên so sánh với thang màu PH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì nước có độ PH tương đương với PH của màu đó. Câu 42: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 33, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Thức ăn của động vật thủy sản bao gồm: A.Tảo B.cám C.cỏ D.Phân chuồng E.Tất cả các ý trên. Đáp án:E Câu 43: (Hiểu, kiến thức đến tuần 33, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Để phòng trị bệnh cho tôm cá cần phải có những biện pháp gì? Đáp án: -Phòng bệnh: +Thiết kế ao nuôi hợp lý Tẩy dọn ao trước khi thả cá +Cho ăn đầy đủ +Thường xuyên kiểm tra môi trường nước, hoạt động của cá +Tiêm thuốc phòng bệnh cho cá,tôm -Trị bệnh :chữa bệnh bằng thuốc tân dược,thảo mộc. Câu 44: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 33, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ về thức ăn của tôm cá? Gợi ý: Vẽ đúng sơ đồ 16 sgk-142 quan hệ về thức ăn của tôm, cá. Câu 45: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 34, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Các phương pháp bảo quản các sản phẩm thủy sản gồm: A.Ướp muối B.Làm khô C.Làm lạnh D.Tất cả các ý trên Đáp án: D Câu 46: (Hiểu, kiến thức đến tuần 34, thời gian đủ để làm bài 6 phút) Nêu các phương pháp thu họch tôm, cá? Đáp án: Đánh tỉa thả bù: là cách thu hoạch những cá thể đã đạt chuẩn thực phẩm, sau đó bổ sung cá giống, tôm giống để đảm bảo mật độ nuôi. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao: là cách thu hoạch triệt để +/ Đối với cá. +/ Đối với tôm. Câu 47: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 34, thời gian đủ để làm bài 6phút) Trình bày các nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản? Đáp án: Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt. Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa. Phá hoại rừng đầu nguồn Ô nhiễm môi trường nước
File đính kèm:
- Ngan hang cau hoi Cong Nghe 7 ki II.doc