Ngân hàng câu hỏi môn công nghệ 9 học kì II

doc5 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi môn công nghệ 9 học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN CÔNG NGHỆ 9
HỌC KÌ II
Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Cây xoài sinh trưởng, phát triển cần những điều kiện ngoại cảnh:
A. Nhiệt độ, ánh sáng
B. Lượng mưa
C. Đất
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Câu 2: (Hiểu, kiến thức đến tuần 19, thời gian đủ để làm bài 7 phút) 
Nêu giá trị dinh dưỡng của quả xoài?
Đáp án: 
Quả xoài chứa: đường, vitamin A, B2, C; chất khoáng K, Ca, P,S; axits hữu cơ
Quả xoài được dùng để ăn tươi, làm nước quả, đồ hộp
Câu 3: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian đủ để làm bài 7phút) 
Nêu đặc điểm thực vật của cây xoài?
Đáp án: 
Là cây thân gỗ, rễ ăn sâu.
Hoa ra từng chùm ở đầu ngọn cành, có từ 2000- 4000 hoa/chùm; có hoa đực và hoa lưỡng tính.
Câu 4: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 20, thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Đáp án: 
Nhân giống xoài bằng phương pháp:
A. Phương pháp gieo hạt
B. Phương phápgiâm cành
C. Phương pháp ghép.
D. Chỉ A, C
Đáp án: D
Câu 5: (Hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian đủ để làm bài 7 phút) 
Trình bày khoảng cách đào hố, bón phân lót trong trồng cây xoài?
Đáp án: 
Hố đào với khoảng cách: 10mx10m ; 12mx12m; 14m x14m, đường kính 80 -90cm, sâu50-60cm
Bón phân: 20-30 kg phân hữu cơ + 1kg lân/ hố
Câu 6: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 20, thời gian đủ để làm bài 7phút) 
Em hãy cho biết thời vụ trồng cây xoài? Vùng nào ở nước ta trồng nhiều xoài?
Đáp án: 
Thời vụ: Miền Bắc: mùa xuân; Miền Nam: đầu mùa mưa.
Vùng trồng nhiều xoài: Miền Nam
Câu 7: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 21, thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Cây xoài trồng bằng hạt được thu hoạch lứa quả đầu tiên khi:
A. Cây trồng được 1- 3 năm.
B. Cây trồng được 2- 4 năm.
C. Cây trồng được 4- 6 năm.
D. Cây trồng được 7- 8 năm.
Đáp án: C
 Câu 8: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 21 , thời gian đủ để làm bài 7phút) 
Hãy phân tích các yêu cầu kĩ thuật trong việc trồng, chăm sóc cây xoài?
Đáp án: 
a/ Làm cỏ, vun xới
b/ Bón phân thúc.
c/ Tưới nước.
d/ Tạo hình, sửa cành.
e/ Phòng trừ sâu, bệnh.
Câu 9: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 22, thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Sâu hại vải nhãn là:
A. Bọ xít
B. Sâu đục quả
C. Dơi
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Câu 10: (Hiểu, kiến thức đến tuần 22, thời gian đủ để làm bài 7 phút) 
 Nêu đặc điểm của sâu đục quả nhãn, vải?
 Đáp án: 
Con trưởng thành nhỏ, hai râu dài, cánh nhỏ, lông mép cánh dưới dài, cánh trên chỉ có lông ở đầu cánh. Sâu non màu trắng ngà.
Câu 11: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 22, thời gian đủ để làm bài 7phút) 
Nêu vòng đời của bọ xít hại vải nhãn? Thuộc kiểu biến thái nào?
Đáp án: 
Các giai đoạn: Con trưởng thành " trứng " sâu non " con trưởng thành 
Biến thái không hoàn toàn.
Câu 12: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 23, thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Sâu hại nào sau đây có vòng đời biến thái hoàn toàn:
A. Sâu vẽ bùa
B. Sâu đục thân, đục cành.
C. Sâu xanh
D. Bọ xít
Đáp án: A
Câu 13: (Hiểu, kiến thức đến tuần 23, thời gian đủ để làm bài 7 phút) 
 Nêu đặc điểm của sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi?
 Đáp án: 
Con trưởng thành nhỏ, màu vàng nhạt, có ánh bạc, cánh trước hình lá nhọn, lông mép dài, ở gốc và đầu cánh có 2 vết đen.
 Sâu non mới nở có màu xanh nhạt rồi chuyển dần sang màu xanh vàng.
Câu 14: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 23, thời gian đủ để làm bài 7phút) 
Hãy sắp xếp các giai đoạn phù hợp với kiểu biến thái hoàn toàn:
 Trứng ; sâu non; sâu trưởng thành; nhộng 
Đáp án: Con trưởng thành " trứng " sâu non " nhộng "con trưởng thành 
Câu 15: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Hãy cho biết đâu là bệnh hại cây ăn quả:
A. Mốc sương
B. Thối hoa
C. Thán thư
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Câu 16: (Hiểu, kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm bài 7 phút) 
 Nêu đặc điểm của bệnh mốc sương hại vải?
 Đáp án: 
- Vết bệnh có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn.
Câu 17: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm bài 7phút) 
Nêu đặc điểm của bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi?
 Đáp án: 
Trên lá có đốm vàng, thịt lá biến màu vàng, ven gân lá màu xanh lục, làm gân nổi, lá nhỏ, công và rụng sớm, cành khô.
Quả nhỏ méo mó.
Câu 19: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 25,26 thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Khi trồng cây ăn quả cần thực hiện:
A. Đào hố
B. Trồng cây
C. Bón phân lót
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Câu 20: (Hiểu, kiến thức đến tuần 25, 26 thời gian đủ để làm bài 5 phút) 
Trình bày quy trình trồng cây ăn quả?
Đáp án: 
Đào hố " Bón phân lót " Trồng cây
Câu 21: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 25, 26 thời gian đủ để làm bài 7phút)
Trình bày cách bón phân lót vào hố trồng cây ăn quả?
 Đáp án: 
- Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ từ 30- 50kg/ hố và phân hóa học.
- Cho phân vào hố và lấp đất kín.
Câu 22: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 27, 28 thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả gồm :
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
Đáp án: C
Câu 23: (Hiểu, kiến thức đến tuần 27, 28 thời gian đủ để làm bài 7 phút) 
Sắp xếp các bước bón phân sau theo đúng trình tự bón phân thúc cho cây ăn quả: 
 1/ Tưới nước
 2/ Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân 
 3/ Bón phân vào hố hoặc rãnh và lấp đất 
 4/ Xác định vị trí bón phân 
Đáp án: Trình tự: 4, 2, 3, 1
Câu 24: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 27, 28 thời gian đủ để làm bài 7phút) 
Nêu trình tự thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả?
Đáp án: 
- Xác định vị trí bón phân: Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất 
- Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân 
- Bón phân vào hố hoặc rãnh và lấp đất: - Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ từ 30 -> 50 kg/hố và phân hoá học tuỳ theo loại cây, cho vào hố, lấp đất kín
 -Tưới nước
Câu 25: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 29, thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Để nhận biết được mỗi loại sâu, bệnh hại cây ăn quả chúng ta phải:
A/ Quan sát, ghi chép các đặc điểm hình thái của sâu hại.
 B/ Quan sát, ghi chép các triệu trứng bệnh hại.
C/ Ghi các nhận xét sau khi quan sát.
D/ Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
Câu 26: (Hiểu, kiến thức đến tuần 29, thời gian đủ để làm bài 7 phút) 
 Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại nhãn, vải? Triệu trứng thể hiện như thế nào?
Đáp án: 
- Sâu hại: Bọ xít, sâu đục quả, dơi
- Bệnh hại: Bệnh mốc sương, bệnh thối hoa.. 
Câu 27: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian đủ để làm bài 7phút) 
Phân tích kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài?
Gợi ý: Cần phân tích được các ý:
Trồng cây: 
Thời vụ
Khoảng cách
Đào hố, bón phân lót
Chăm sóc:
 a/ Làm cỏ, vun xới
 b/ Bón phân thúc.
 c/ Tưới nước.
 d/ Tạo hình, sửa cành.
 e/ Phòng trừ sâu, bệnh.
Câu 28: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 30, 31, 32 thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Quy trình làm xirô quả gồm :
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
Đáp án: B
Câu 29: (Hiểu, kiến thức đến tuần 30, 31, 32 thời gian đủ để làm bài 7 phút) 
Hãy sắp xếp các bước làm xirô quả sau đây theo đúng thứ tự quy trình:
1/ Xếp quả vào lọ, cứ một lớp quả, một lớp đường, 1kg quả cần 1,5kg đường
2/ Sau 20 - 30 ngày chắt nước để dùng.
3/ Lựa chọn quả đều, không dập nát, rồi rửa sạch.
Đáp án: 
Thứ tự quy trình: 3; 1; 2
 Câu 30: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 30, 31, 32 thời gian đủ để làm bài 7phút) 
Hãy nêu quy trình làm xi rô quả? 
Đáp án: 
- Bước 1: Lựa chọn quả đều, không dập nát, rồi rửa sạch.
- Bước 2: Xếp quả vào lọ, cứ một lớp quả, một lớp đường, 1kg quả cần 1,5kg đường.
- Bước 3: Sau 20 - 30 ngày chắt nước để dùng.
Câu 31: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 33 thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Kích thước hố và khối lượng phân bón phù hợp với trồng cây vải ở đất đồi:
A. Sâu: 50- 70cm; rộng 100cm; 30- 40kg phân hữu cơ, 1kg lân, 0,6kg kali.
B. Sâu: 60- 80cm; rộng 100cm; 30- 40kg phân hữu cơ, 0,6kg lân, 0,6kg kali.
C. Sâu: 60- 80cm; rộng 100cm; 50- 70kg phân hữu cơ, 0,6kg lân, 1kg kali.
D. Sâu: 40cm; rộng 80cm; 20- 30kg phân hữu cơ, 0,5kg lân, 0,5kg kali.
Đáp án: B
Câu 32: (Hiểu, kiến thức đến tuần 33, thời gian đủ để làm bài 7 phút) 
Nêu kĩ thuật ghép mắt kiểu mở cửa sổ ở cây xoài?
Đáp án: 
Dùng dao ghép rạch trên vỏ thân gốc ghép hai đường song song, dài 2cm, rộng 1cm, cách mặt đất từ 15- 20cm. Sau đó rạch ngay ở phía dưới một đường vuông góc với 2 đuờng trên, bóc vỏ thành một mảnh dài, phía trên miếng vỏ còn dính vào gốc ghép.
Bóc một miếng vỏ trên cành ghép có mầm ngủ ở giữa rồi cắt mắt ghép theo kích thước miếng ghép đã mở.
Đặt mắt ghép vào vị trí đã bóc vỏ( cửa sổ) ở gốc ghép. Cắt cạnh dưới của mảnh vỏ còn để thừa một chút cho phủ kín mép trên của mắt ghép, buộc dây nilông cho chặt.
Chú ý: không buộc dây ngang qua mắt ghép vì sẽ làm nát mắt ghép.
Câu 33: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 33 thời gian đủ để làm bài 7phút) 
 Trên một gốc ghép hãy ghép hai mắt ghép hoàn chỉnh kiểu ghép chữ T và kiểu ghép cửa sổ?
Gợi ý:
- Ghép được kiểu chữ T đúng kĩ thuật yêu cầu.
 - Ghép được kiểu cửa sổ đúng kĩ thuật.
Câu 34: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 34 thời gian đủ để làm bài 3 phút) 
Phương pháp nhân giống cây ăn quả là:
A. Gieo hạt
B. Chiết cành
C. Giâm cành
D. Ghép
E. Tất cả các ý trên.
Đáp án: E
Câu 35: (Hiểu, kiến thức đến tuần 34, thời gian đủ để làm bài 7 phút) 
Khi trồng cây ăn quả, chúng ta phải quan tâm đến những vấn đề gì?
Đáp án: 
Giá trị của cây ăn quả.
Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.
Thu hoạch, bảo quản, chế biến.
 Câu 36: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 34 thời gian đủ để làm bài 7phút) 
Hãy nêu phương pháp nhân giống cây chủ yếu của từng loại cây ăn quả đã học?
Đáp án: 
 - Cây ăn quả có múi: chiết cành và ghép
 - Cây vải: chiết cành, ghép cành, ghép mắt.
 - Cây xoài: ghép áp và ghép mắt, ghép đoạn cành.

File đính kèm:

  • docNgan hang cau hoi Cong Nghe 9 ki II.doc