Ngân hàng câu hỏi môn: ngữ văn 6 – học kì II Năm học: 2012- 2013

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi môn: ngữ văn 6 – học kì II Năm học: 2012- 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI
MÔN: NGỮ VĂN 6 – HK II
 Năm học: 2012- 2013

 Giáo viên ra đề: Hoàng Thị Thắm Trường THCS Lăng Can

 Câu 1. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian đủ để làm bài 1ph).
H. Dòng nào đưới đây nhận xét đúng về những nhân vật trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?
A. Nhân vật vốn là người mang lốt vật
B. Nhân vật được tả thực
C. Nhân vật được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy và quan hệ như con người.
D. Nhân vật biểu tượng cho đạo đức luân lí.

Đáp án: C

Câu 2. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 19, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Thế nào là phó từ?

Đáp án: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Câu 3 :Vận dụng, kiến thức dến tuần19,thời gian đủ dể làm bài 10ph)
Viết một đoạn văn miêu tả cảnh ngày tết Trung thu : 

Đáp án:Đoạn văn có những từ ngữ tả cảnh vật đặc trưng của Tết Trung thu như :
Rằm tháng tám,ánh trăng,đèn ông sao,phá cỗ...
Biết trình bày các sự việc theo một trình tự hợp lý 

Câu 4. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 20, thời gian đủ để làm bài 1ph).
H. Nhận xét nào chưa chính xác về đặc điểm vai trò của văn miêu tả?
A. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người
B. Làm hiện ra trước mắt đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người
C. Bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người viết
D. Bộc lộ rõ tâm trạng của người và vật được miêu tả.

Đáp án: D
 
Câu 5. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Qua đoạn trích “Sông nước Cà Mau”, em hiểu gì về cảnh sông nước và con người nơi đây?

Đáp án:
- Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
- Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo.

Câu 6: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 20, thời gian đủ để làm bài 20ph).
Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng tả con đường thân quen từ nhà em đến trường vào một buổi sáng khi em đi học

Đáp án:
-Yêu cầu:Tả theo dúng trình tự từ nhà đến trường có các từ thân quen,em đi học,buổi sáng…
-Yêu cầu khi tả phải tỏ rõ em dã thuộc từng đăc điểm cuả con đường và con đường ghi dấu nhiều kỷ niệm của em
-Các từ ngữ buổi sáng xác định rõ thời điểm và tình huống tả con đườngvào một thời gian cụ thể

Câu7. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 21, thời gian đủ để làm bài 3ph).
H. Muốn miêu tả ta cần phải làm gì?

Đáp án: Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

Câu 8. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 21, thời gian đủ để làm bài 5ph)
H. Thế nào là so sánh?

Đáp án: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 9. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 21, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả Kiều Phương?

Đáp án:
	Hình dáng nhỏ nhắn, thanh mảnh, mặt lọ lem như mặt mèo, mắt sang, mặt lúc nào cũng tươi như hoa, răng khểnh trông thật đáng yêu.
	Tính cách hồn nhiên, nhân hậu, độ lượng trước những biểu hiện bực bội thiếu than thiện của người anh; có tài năng hội họa từ nhỏ, được phát hiện và phát triển, có sự thành công lớn.
 
Câu 10. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 22, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Ở miền Bắc thường phát âm không đúng những phụ âm nào?

Đáp án: Ở miền Bắc thường phát âm không đúng những phụ âm: tr/ ch; s /x; r /d /g; l /n.

Câu 11. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 22, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Có mấy kiểu so sánh?

Đáp án: Có hai kiểu so sánh:
So sánh ngang bằng;
 So sánh không ngang bằng.
 
Câu 12. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 22, thời gian đủ để làm bài 4ph).
H. Nêu tình cảm của em dành cho nhân vật người anh và nhân vật người em trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”?

Đáp án: Tình cảm dành cho nhân vật người anh: Thông cảm và trân trọng trước sự biết hối lỗi và biết vươn lên trở thành người tốt của nhân vật người anh.
	Tình cảm dành cho nhân vật người em: Khâm phục, yêu quý vì có tài năng và tấm lòng

Câu 13. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 23, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

Đáp án: Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. 
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

 
Câu 14. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 23, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Khi nghe thầy giáo nói: “Hôm nay là buổi học cuối cùng của các con”, Phrăng đã có những biểu hiện cụ thể thế nào?

Đáp án:
Choáng váng.
Tự giận mình vì những buổi trốn học
Thấy sách như người bạn cố tri
Nghĩ đến thầy giáo quên cả những lúc thầy phạt
Hiểu được nguyên nhân của những điều khác lạ.

Câu 15. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 23, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Truyện “Buổi học cuối cùng” để laị cho em suy nghĩ gì về việc học tiếng mẹ đẻ và việc học tiếng nước ngoài?

Đáp án:
	Học tiếng mẹ đẻ để giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
	Học tiếng nước ngoài để mở rộng hiểu biết.

Câu 16. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Em hãy nêu bố cục bài văn tả người?

Đáp án: Bài văn tả người có bố cục 3 phần:
	Mở bài: giới thiệu người được tả
	Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,…)
	Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
 
Câu 17. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Qua quan sát của anh đội viên Bác có hình dáng, tư thế như thế nào?

Đáp án: Qua quan sát của anh đội viên Bác có hình dáng, tư thế như sau: Ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt thì trầm ngâm, Bác có mái tóc bạc, Bác ngồi đinh ninh.

Câu 18. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Hãy nêu những nét nổi bật của nghệ thuật bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”?

Đáp án:
- Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm
- Lựa chọn sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.

Câu 19. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 25, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Ẩn dụ là gì? Nêu các kiểu ẩn dụ?

Đáp án:
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
Có 4 kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Câu 20. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Em hãy nêu tầm quan trọng của giờ luyện nói?

Đáp án: Rèn kỹ năng nói trước đông người về văn miêu tả.

Câu 21:(Vận dụng, kiến thức đến tuần 25, thời gian đủ để làm bài 10ph).
-Vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”

 Đáp án-Bốn câu thơ mang tính khái quát cao.qua những câu thơ này hình ảnh Bác Hồ hiện lên cao cả mà gần gũi.Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ .
 Vì một lẽ thường tình
 Bác là Hồ Chí Minh ”đã cắt nghĩa lý do Bác không ngủ rất đơn giản nhưng lại hết sức chính xác :Đó là cái thương tình vĩ đại ,cái thường tình của một bậc”đại nhân,đại trí ;đại dũng”
-Không ngủ là chuyện thường tình trong cuộc đời của Bác.Cả cuộc đời Người luôn dành cho dân,cho nước. 

Câu 22.( Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Hãy nêu thể loại và nội dung của đề bài: Em hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai trong dịp têt đến xuân về?

Đáp án:
- Thể loại: Văn miêu tả (tả cảnh)
- Nội dung: Cây đào hoặc cây mai ngày tết. 

Câu 23. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian đủ để làm bài 3ph).
H. Năm khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” của Tố Hữu cho em cảm nhận gì về hình ảnh của Lượm?

Đáp án: Lượm là một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê công tác kháng chiến, thật đáng mến, đáng yêu.

Câu 24. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả Nguyễn Tuân? Em học tập những gì từ nghệ thuật miêu tả của tác giả?

Đáp án:
- Cách miêu tả: Theo một trình tự hợp lý.
- Hình ảnh đưa ra vừa thực, vừa giàu liên tưởng, sự liên tưởng giàu trí tuệ.
àMẫu mực về cách sáng tạo hình ảnh, thấm đượm tình cảm, cảm xúc của con người.

Câu 25. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 27, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Hãy nêu các kiểu hoán dụ thường gặp?

Đáp án: Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
 
Câu 26. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 27, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Thế nào là thành phần chính của câu?	

 Đáp án: Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. 

Câu 27. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 27, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Nếu tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì phần thân bài em sẽ tả theo trình tự nào?

Đáp án: Trình tự miêu tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi: Tả kết hợp với trình tự thời gian và không gian:
	Trống ra chơi: Học sinh các lớp ùa ra.
	Cảnh học sinh chơi: Góc sân bên phải, bên trái, ở khu vực giữa sân.
	Trống vào lớp: Học sinh vào lớp.

 Câu 28. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 28, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Tác giả đã dùng hình ảnh nào để nói về phẩm chất đáng quí của cây tre?

Đáp án:
+ Măng mọc thẳng
+ Vào đâu tre cũng sống 
+ Ở đâu cũng xanh tốt
+ Dáng tre vươn mộc mạc
+ Màu tre tươi nhũn nhặn
+ Tre lớn lên, cứng cáp dẻo dai, vững chắc 
+ thanh cao, giản dị chí khí như người.
 
Câu 29. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 28, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Nội dung khái quát của văn bản “Lòng yêu nước” là gì?

Đáp án: Bài văn lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xô Viết

Câu 30: (Vận dụng kiến thức đến tuần 28, thời gian đủ để làm bài 2ph) 
 Viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn để nêu những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam.

 Đáp án: Đoạn văn từ 5-7 câu có câu văn được viết theo cấu trúc của câu trần thuật đơn có một nòng cốt chủ -vị

Câu 31. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 29, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là?

 Đáp án: Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là như sau:
Câu định nghĩa;
Câu giới thiệu;
Câu miêu tả;
Câu đánh giá.

Câu 32. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 29, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Câu trần thuật đơn là gì? Vai trò của câu trần thuật đơn khi tạo lập văn bản?

Đáp án: Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

Câu 33: ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian đủ để làm bài 8ph).
Câu văn”Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.”có ý nghĩa gì?

 Đáp án: -Câu văn này có ý nghĩa rất quan trọng vì:Nó nêu lên được tinh thần cơ bản của bài văn.Nó cho thây, Tổ quốc là lẽ sống cao nhất của mỗi người .Mất Tổ quốc thì tất cả đều vô nghĩa 
Tổ quốc là niềm tự hào và tình yêu cao đẹp nhất của mỗi một con người chân chính.
Nó thức tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi con người phải làm sao để Tổ quốc mãi trường tồn. 

Câu 34 (Nhận biết, kiến thức đến tuần 30, thời gian đủ để làm bài 3ph).
H. Văn bản “Lao xao” có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoan?

Đáp án:
Văn bản “Lao xao” có thể chia làm ba đoạn
+ Đ1: Từ đầu đến "râm ran" -> Cảnh làng quê buổi sáng chớm hè.
+ Đ2: tiếp đến "chéc chéc" -> Những con chim hiền mang niềm vui đến cho đất trời.
+ Đ3: còn lại -> Những con chim ác và loài chim chèo bẻo chống lại kẻ xấu.

Câu 35. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Hãy cho biết muốn làm bài văn tả cảnh cần đạt những yêu cầu nào?

Đáp án: Muốn tả cảnh cần:
- Xác định được dối tượng miêu tả.
- Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
 
Câu 36. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 30, thời gian đủ để làm bài 6ph).
H. Những tác phẩm truyện kí đã học để lại cho em những cảm nhận gì về đất nước và con người Việt Nam ?

Đáp án:
- Truyện kí đã học giúp ta hình dung cảm nhận nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nướcvà cuộc sống con người ở nhiều vùng, nhiều miền, cảnh sông nước miền cực nam, cảnh sông Thu Bồn ở miền Trung, đến vẻ đẹp rực rỡ của đảo Cô Tô, thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim
- Thấy được hình ảnh của con người và cuộc sống lao động hăng say và tâm hồn trong sáng

Câu 37. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 31, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Hãy nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là?

Đáp án: Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là:
+ Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

Câu 38. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 31, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Hãy nêu những kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả?

Đáp án:Các kĩ năng cần có khi miêu tả: Kĩ năng quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhận xét, lựa chọn hình ảnh và trình bày các hình ảnh theo một trình tự nhất định.

Câu 39. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 31, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Khi tạo lập văn bản, khi nói, viết ta cần sử dụng câu như thế nào?

Đáp án:
- Viết ta thường dùng câu đầy đủ thành phần
- Khi nói ta có thể sử dụng câu tỉnh lược.
 
Câu 4o. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 32, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Em hiểu gì về tính chất nhật dụng của văn bản? 

Đáp án: Nội dung văn bản gần gũi, bức thiết với đời sống trước mắt của con người và của cộng đồng.

Câu 41. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 32, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Để có một lá đơn theo yêu cầu khi viết ta cần chú ý điều gì?

Đáp án: Để có một lá đơn theo yêu cầu khi viết ta cần chú ý:
+ Viết đơn theo mẫu: đọc kĩ, trình bày đúng yêu cầu bằng cách điền vào chỗ trống.
+ Viết đơn không theo mẫu: trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng rõ theo một số mục nhất định; tên đơn phải được viết chữ in hoa.

Câu 42. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian đủ để làm bài 2ph).
 Em hãy viết đơn xin phép nghỉ học.

 Đáp án: HS viết được một lá đơn đúng theo mẫu
 -Nội dung ngắn gọn, rõ ràng.

Câu 43. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 33, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Hãy nêu những nét khái quát về nghệ thuật trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”?

Đáp án:
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lậpđược sử dụng phong phú đa dạng.
- Ngôn ngữ biểu hiện tình cảm chân thành tha thiết với mảnh đất quê hương - nguồn sống của con người.
- Khắc họa hình ảnh thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ 

Câu 44. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 33, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Đối với người da đỏ những hình ảnh nào là những điều thiêng liêng đã in trong kí ức?

Đáp án:
- Mỗi tấc đất là thiêng liêng
- Mỗi lá thông óng ánh
- Mỗi bờ cát 
- Mỗi hạt sương
- Mỗi bãi đất hoang
- Tiếng thì thầm của côn trùng
- Những dòng nhựa chảy.

 Câu 45.( Vận dụng, kiến thức đến tuần 33, thời gian đủ để làm bài 10ph).
 Viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là?

 Đáp án:Viết đoạn văn và xác định rõ đâu là câu trần thuật đơn có từ là
Ví dụ:Nam là người bạn thân nhất của em.Bạn Nam học rất giỏi.Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc,là Cháu ngoan Bác Hồ.Em rất thán phục bạn và hứa sẽ cố gắng học giỏi như bạn Nam.
 -Nam là người bạn thân nhất của em.(Câu giới thiệu)
-Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là cháu ngoan Bác Hồ.(Câu miêu tả)
 
Câu 46. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 34, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Em hãy cho biết có mấy loại dấu câu dùng để kết thúc câu? 

 Đáp án: Các loại dấu câu dùng để kết thúc câu gồm có: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

Câu 47. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 34, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Em hãy nêu công dụng của dấu phẩy?

Đáp án: Công dụng của dấu phẩy là:
 + Đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ cùng giữ chức vụ ngữ pháp trong câu (phụ ngữ);
+ Đánh dấu ranh giới giữa thành phần phụ với chủ ngữ, vị ngữ;
+ Ngăn cách giữa hai vế của 1 câu ghép; 
+ Đáng dấu giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.

Câu 48. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 34, thời gian đủ để làm bài 5ph).
H. Tìm điểm giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại, hiện đại?

Đáp án: Điểm giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại, hiện đại là:
- Cùng có cốt truyện, nhân vật chi tiết lời kể, tả;
- Dùng văn tự sự, miêu tả biểu cảm thể hiện nội dung;
- Sử dụng những chi tiết làm nổi bật tính cách nhân vật;
- Có lời kể của tác giả và lời kể của nhân vật.

Câu 49. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 35, thời gian đủ để làm bài 2ph).
H. Em hãy kể tên các phép tu từ đã học?

Đáp án: Phép so sánh, phép nhân hóa, phép ẩn dụ, phép hoán dụ.

Câu 50. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 35, thời gian đủ để làm bài 5ph).
. Kể tên văn bản thể hiện tinh thần nhân ái đã học trong chương trình ngữ văn 6 ?

Đáp án: Những văn bản thể hiện tinh thần nhân ái: Con Rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thày thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, Đêm nay Bác không ngủ, Dế Mèn phiêu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi, Lao xao. 

Câu 51. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 35, thời gian đủ để làm bài 5ph).
 Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ là.
 
 Đáp án: HS viết được đoạn văn mạch lạc ,có liên kết
 - Sử dụng được hai kiểu câu: Câu trần thuật đơn và câu trần thuật đơn có từ là.
 
 ___Hết___


File đính kèm:

  • docNgan_hang_de_kt_van_6.doc