Ngân hàng câu hỏi môn ngữ văn khối 8 Trường THCS Tân Đoàn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi môn ngữ văn khối 8 Trường THCS Tân Đoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi môn ngữ văn khối 8 Câu hỏi I. Trắc nghiệm. Hiểu Câu 1: ý nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài thơ “khi con tu hú”: Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.* Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn tù ngục. Muốn làm con chim tu hú tự do ngoài trời. Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chón lao tù. H Câu 2: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa săm” Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi Vị mặn mòn của biển. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng. * Người dân chài đầy vị mặn Vận Dụng Câu 3: Hình ảnh người dân chài được thể hiện như thế nào? Chân thực, hùng tráng* Lãng mạn, hùng tráng Hùng vĩ, kì vĩ Vừa chân thực, vừa lãng mạn. Biết Câu 4: Từ nào sau đây không phải là từ láy? ồn ào* Tấp nập Thân thể Xa Xăm # Câu 5: Câu thơ “ nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” thuộc kiểu câu gì Câu nghi vấn Câu càu khiến Câu trần thuật* Câu cảm thán B Câu 6:Câu thơ “ nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” thuộc kiểu hành động nói gì? Hỏi Trình bày* Điều khiển Bộc lộ cảm xúc H Câu 7: Thể văn nghị luận cổ nào dưới đây thường dùng để công bố kết quả một sự nghiệp? Chiếu Hịch Cáo* Tấu VD Câu 8: Mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” tác giả nhớ rừng muốn thể hiện điều gì? Nỗi nhớ về quá khứ vàng son Khát vọng làm chủ thế giới Tình yêu nước nồng nàn Khát vọng tụ do mãnh liệt* H Câu 9: Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước câu theo thời gian? Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng* Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi Bạc phơ mái tóc người cha Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập B Câu 10: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “đi đường”? Điệp từ* Nhân hoá So sánh Hoán dụ H Câu 11: Các câu “ như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu” thuộc kiểu câu gì? Câu nghi vấn Câu cầu klhiến Câu trần thuật* Câu cảm thán VD Câu 12: Lượt lời là gì? Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại Là sự thay đổi luân phiên lời nói giữa những người đối thoại với nhau* H Câu 13: Câu “xin đảm bảo mình sẽ trả sách cho cậu đúng hẹn” thể hiện mục đích nói gì? Xin lỗi Hứa hẹn* Cam đoan Cảm ơn VD Câu 14: Nhận xét nào sau đây là đúng? Tấu được viết bằng văn xuôi. Tấu được viết bằng văn vần. Tấu được viết bằng văn biền ngẫu. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. * H Câu 15: Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu “Nước Đại Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền”? Hành động bộc lộ cảm xúc Hành động hỏi Hành động trình bày* Hành động điều khiển H Câu 16: ý nào dưới đây nói lên chức năng chính của câu nghi vấn? Dùng để yêu cầu Dùng để bộc lộ cảm xúc Dùng để kể lại sự việc Dùng để hỏi* B Câu 17: Phương thức biểu đạt của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là? Nghị luận* Miêu tả Thuyết minh Tự sự B Câu 18: Câu thơ “ Trăng nhòm khe cưa ngắm nhà thơ” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Điệp từ So sánh* Nhân hoá Tương phản VD Câu 19: Cách chữa nào dưới đây hợp lí mà ít thay đổi về nghĩa nhất đối với câu: “nó không chỉ học giỏi mà rát chăm học” Nó không chỉ học giỏi mà nó rất ngoan ngoãn. Tuy nó học giỏi nhưng nó không kiêu căng Nó học giỏi vì nó rất chăm học. * Mặc dù nó chăm học nhưng nó không học giỏi. B Câu 20: Ai đã viết “Hịch tướng sĩ” Nguyễn Trãi Lê Lợi Trần Quốc Tuấn* Trần Quốc Toản B Câu 21: Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong bài “Đi đường”? So sánh, nhân hoá Nhân hoá, hoán dụ Liệt kê, ẩn dụ Điệp ngữ, ẩn dụ* H Câu 22: Văn bản nghị luận nào bộc lộ trực tiếp lòng căm thù giặc sâu sắc? Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ * Bàn luận về phép học Nước Đại Việt ta VD Câu 23: Nhận xét nào đúng với đặc điểm nghệ thuật đặc sắc, nổi bật của văn bản “thuế máu”? Cảm hứng trào phúng không tách rời cảm hứng trữ tình Tác giả đă châm biếm, trào phúng để tố cáo tội ác của thực dân pháp * Giọng điệu của tác phẩm kết hợp diễu cợt, mỉa mai, phản bác. Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, có sức tố cáo. H Câu 24: Nhận xét “với lập luận chặt chẽ chứng cớ hùng hồn, đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập” ứng với văn bản nào? Thuế máu Chiếu dời đô Nước Đại Việt ta * Hịch tướng sĩ H Câu 25: Thể văn quan trọng với tác phẩm văn nghị luận thời trung đại như thế nào? Tên gọi thể văn nằm ngay trong tên tác phẩm. Thể văn, quy định bố cục của văn bản. Thể văn quyết định thời điểm xuất hiện của văn bản.* Tất cả những điều trên. H Câu 26: Dòng nào giải thích sai về thể loại của văn học trung đại? Chiếu: Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Hịch: Thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh, thủ lĩnh phong trào dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi chống thù trong giặc ngoài. Tấu: Là loại hình nghệ thuệt thường mang yếu tố hài để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. * Cáo: Thể loại nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kêt quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. H Câu 27: Điểm giống nhau của ba văn bản: Chiếu dời đô, hịch tướng sĩ, nước Đại Việt ta ? Vừa là áng văn chương bất hủ, vừa là văn kiện lịch sử quan trọng gắn với lịch sử dân tộc. Vừa mang tư tưởng, tình cảm của cá nhân kiệt xuất, vừa kết tinh ý chí dân tộc trong mỗi hoàn cảnh cụ thể. Thể hiện hùng hồn thiết tha lòng yêu nước nồng nàn, ý thức dân tộc sâu sắc. Các tác phẩm cùng có những đặc điểm trên. * B Câu 28: Trong Bàn luận về phép học Thép Mới đã đặt ra vấn đề gì? Bàn về quân đức khuyên vua lấy sự học làm tu đức. Bàn về dân tâm khuyên vua vận động dân học để hiểu đạo. Bà về mục đích, phương pháp, tác dụng của việc học chân chính. * Tất cả những điểm trên. VD Câu 29: Cách giải nghĩa nào đúng với từ văn hiến trong câu “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”? Văn chương, chữ nghĩa Văn hoá nói chung Người hiền tài Truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp. * B Câu 30: Đoạn trích Thuế máu năm ở phần nào của tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” ( Nguyễn ái Quốc)? Chương 1 * Chương 12 Chương 6 Chương 8 H Câu 31: Ba câu đầu của Tức cảnh pác bó cho ta hiểu gì về người chiến sĩ cách mạng? Đó là người yêu thiên nhiên đến say đắm Đó là người yêu tha thiết công việc cách mạng. Đó là người làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó là người sống hoà hợp tình cảm cách mạng với tình yêu thiên nhiên. * H Câu 32: Thú lâm tuyền của Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh pác bó được hiểu thế nào? Được sống giữa núi rừng bào la Được ngắm cảnh đẹp của núi rừng bao la. Hưởng niềm vui sống thanh nhàn giữa núi rừng bao la Niềm vui sống và làm việc cách mạng ở nơi núi rừng * H Câu 33: Với bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, nhận xét nào đúng nhất? Bài thơ lục bát giản dị, thiết tha. Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống và khát vọng tự do. Bài thơ lục bát thể hiện lòng yêu cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. * Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống, khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng. H Câu 34: Dòng nào nói đúng về bút pháp lãng mạn của bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ)? Miêu tả cái cao cả, phi thường. * Không hoà hợp với thế giới tầm thường. Nhớ tiếc quá khứ oai hùng. Mượn hình ảnh con hổ để nói về con người. B Câu 35: Trong câu thơ “nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” hình ảnh “đêm vàng” co thể hiểu như thế nào? Đêm trăng sáng nhuộm vàng cảnh vật. Đêm của thời hoàng kim mà hổ đã sống. Đêm có màu vàng rực rỡ. A và B * B Câu 36: Tác phẩm nào của Ru-xô? Trưởng giả học làm sang. Đôn Ki-hô-tê. Bàn về giáo dục * Cô bé bán diêm. B Câu 37: Tác phẩm nào thể hiện lòng thương cảm với người nghèo khổ, bất hạnh? Chiếc lá cuối cùng. Đôn Ki-hô-tê. Người thầy đầu tiên. Cô bé bán diêm. * B Câu 38: Văn bản nào sử dụng hai ngôi kể? Cô bé bán diêm. Hai cây phong. Đôn Ki-hô-tê. Chiếc lá cuối cùng. * B Câu 39: Nhân vật Giuốc- đanh có trong tác phẩm nào? Người thầy đầu tiên. * Trưởng giả học làm sang. Đi bộ ngao du. Chiếc lá cuối cùng. B Câu 40: Trưởng giả học làm sang thuộc loại kịch nào? Hài kịch Chính kịch. * Bi kịch. Tổng hợp các thể loại trên. Tự luận Câu 1: Cuộc sống của Bác ở Pác Bó được miêu tả như thế nào qua 3 câu đầu bài thơ? Đáp án: Qua 3 câu đầu của bài thơ, cuộc sống của Bác ở Pác Bó hiện lên khá đầy đủ từ nếp sinh hoạt thường ngày đến bữa ăn, công việc... Hình ảnh chân thực, Người không giấu được thiếu thốn, gian khổ: Bữa ăn cháo bẹ rau măng, nơi làm việc là bàn đá, thực chất là tảng đá khá phẳng bên suối. Thế nhưng giọng thơ lại thành hóm hỉnh, vui đùa. Cái dư thừa không phải cần đến cao lương mĩ vị mà chỉ là cháo bẹ rau măng. Những câu thơ toát ra niềm vui, sự thoải mái, sảng khoái của một con người yêu cuộc sống giữa thiên nhiêm và hướng về việc lớn: Sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 2: Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ? Viết một câu văn mở đầu là Khi con tu hú để tóm tắt nội dung bài thơ. Đáp án: Tiếng chim tu hú kêu tác động mạnh đến tâm hồn nhà thơ bởi nhiều lí do: Tố Hữu bị địch bắt giữa lúc đang hăng hái tham gia hoạt động cách mạng. Trong toàn cảnh bị giam cầm, tách khỏi cuộc sống bên ngoài, âm thanh của cuộc sống tự do vọng vào gian nhà càng khơi dậy trong ý thức người tù niềm khát khao tự do. Tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè. Nghe âm thanh quen thuộc đó những cảm xúc tinh tế,mãnh liệt với mùa hè tự do bên ngoài xà lim được sống dậy. Nhà thơ - chiến sĩ đó đã hình dung một bức tranh mùa hè đầy sức sống, rất sinh động. Và cũng vì thế nên cái ngột ngạt chốn lao tù càng thấm thía hơn với người tù cộng sản. Câu 3: Phân tích hai câu đầu của bài thơ để làm rõ tâm trạng của Bác trước cảnh trăng đẹp? Đáp án: Viết đoạn văn phân tích hai câu đầu của bài thơ, học sinh cần làm rõ tâm trạng xao xuyến,bối rối của Bác trước cảnh đẹp. Mở đầu bài thơ, Bác viết “ngục trung vô tửu diệc vô hoa” – Trong tù không rượu cũng không hoa . Câu thơ có thể Bác không phải nói về hoàn cảnh thiếu thốn, trong chốn lao tù. Người nhớ đến rượu, hoa bởi có trăng, muốn thưởng thức cái đẹp một cách trọn vẹn như các thi nhân xưa. Câu hỏi “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” – Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Thể hiện sự rung động của thi nhân trước vẻ đẹp của trăng. Bác yêu, trân trọng vẻ đẹp của trăng nên băn khoăn không biết lấy gì đón trăng cho xứng. ở Bác có sự kết hợp của tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ trong hoàn cảnh ngục tù. Câu 4: Nêu những thuận lợi về vị thế của thành Đại La? Đáp án: Những thuận lợi về vị thế của thành Đại La: ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn phương đông, tây, nam, bắc, có núi lại có sông; đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội. Đầu mối giao lưu, “chốn hội tụ của bốn phương”, là mảnh đát hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. Sự đúng đắn cuẩ chủ trương dời đô về Đại La của Lí Công Uẩn đã được chứng minh trong lịch sử phát triển của đất nước ta. Kinh đô Thăng Long xưa mãi cho đến bây giờ vẫn là thủ đô của nước Việt Nam, trái tim của tổ quốc Đất nước liên tục phát triển. Câu 5: Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch? Đáp án: Lòng yêu nước, căm thù giặc nồng nàn, sâu sắc thể hiện ở các câu văn phơi bày tội ác của giặc và nỗi đau buồn, lo lắng cho hiện tình đất nước trước họa ngoại xâm; yêu nước thể hiện ở quyết tâm xả thân vì nước; yeu nước ngay cả trong lời phê bình nghiêm khắc và trân tình, thể hiện trách nhiệm cứu nước của vị chủ tướng. Cả bài văn hiện lên hình ảnh vị chủ tướng hết lòng vì nước, đặc biệt là đoạn văn bộc bạch nỗi lòng của tác giả. Tự bày tỏ như thế, tác giả đã là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ. Câu 6: Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ? Đáp án: Khi chiến tranh chấm dứt thì các lời tuyên bố “tình tứ” của ngià cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Những người từng hi sinh xương máu, từng được tâng bốc trước đây bị đối xử như “giống người hèn hạ”. Đối với người dân thuộc địa, hi sinh chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ không hề biết đến chính nghĩa và công lí. Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân lại được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đoói xử tàn tệ với họ. Người dân thuộc địa trở về với vị trí hèn hạ ban đầu sau khi bị bóc lột trắng trợn. Chính quyền thực dân còn “không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi” khi cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp và vợ con của tử sĩ người Pháp... Câu 7: a. Chép chính xác phần phiên âm và phần dịch thơ của bài thơ “ngắm trăng” (Hồ Chí Minh)? b. Viết đoạn văn miêu tả những cảm nghĩ của em về hình ảnh của Bác Hồ trong bài thơ? Đáp án: Chép chính xác phần phiên âm và dịch thơ của bài “ngắm trăng” (Hồ Chí Minh) theo sách Ngữ văn 8, tập 2. Đoạn văn cần nêu rõ sự cảm phục, kính trọng một tâm hồn thi nhân; yêu trăng dù trong cuộc sống bị đọa đày ở chốn lao tù. Đồng thời cũng thấy được sự khao khát tự do của Bác. Câu 8: Viết đoạn văn làm rõ nhận xét: “tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta” qua các tác phẩm: Chiếu dời đô, hịch tướng sĩ, nước Đại Việt ta(Bình Ngô đại cáo), luận về phép học. Đáp án: Đoạn văn cần làm rõ lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân ta được thể hiện qua bốn tác phẩm trung đại đã học: Nguyện vọng xây dựng đất nước tự lập, tự cường, lớn mạnh (Chiếu dời đô). Quyêt tâm bảo vệ đất nước (Hịch tướng sĩ”) Tự hào về nền văn hiến và độc lập của đất nước (Nước Đại Việt ta”. Nguyện vọng xây dựng nền giáo dục có ích cho nước nhà (bàn luận về phép học). Câu 9: Viết hai đoạn văn ngắn giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù. Đáp án: Đoạn 1: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác tập thơ. Đoạn 2: Giới thiệu tập thơ + Số lượng, chữ viết, thể loại cụ thể. + Giá trị nghệ thuật của tập thơ. + Giá trị nội dung của tập thơ. Nội dung các đoạn văn học sinh nên dựa vào bài giới thiệu trong sách Ngữ văn 8, tập 1 nhưng có thể thêm dẫn chứng cho bài làm cụ thể hơn. Câu 10: Viết đoạn văn khoảng 8 câu có dùng nói giảm nói tránh, thán từ? Đáp án: Nội dung viết về niềm vui hoặc nỗi buồn của em.Cần chú ý chọn hoàn cảnh thể hiện cảm xúc chân thành, sâu sắc. Hình thức: Đoạn văn khoảng 8 câu. Trong đoạn có dùng thán từ và cách nói giảm, nói tránh. Câu 11: Suy nghĩ cảu em về lời khuyên: “Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”? Đáp án: Phần thân bài học sinh cần chú ý các yêu cầu sau: Giải thích ý nghĩa của lời khuyên. -Lời nói là thứ của cải sẵn có mà ta không hưởng, không tốn công sức, tiền bac mới có. - Khuyên phải chọn cách nói cho phù hợp với người nghe. 2. Vì sao lời khuyên đúng? a) Lời ăn tiếng nói rất quan trọng trong đời sống. - Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp để hiểu nhau. - Lời nói thể hiện tính cách, vốn văn hóa, tri thức của mỗi người Phải chọn cách nói, giữ gìn lời ăn tiếng nói để người khác đánh giá đúng con người mình và bị mình thuyết phục. b) Lựa lời mà nói còn là yêu cầu của xã hội văn minh. c) Truyền thống của người Việt Nam coi trọng lời nói. - Lời nói đọi máu. - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. Đất xấu trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu. a) Phân biệt lời nói mà nói với cách nói hoa mĩ kiểu cách nhưng không chân thành. b) Lựa lời mà nói không đối lập với thẳng thắn. 4. Thực tế hiện nay cách thực hiện lời khuyên. Câu 12: Viết đoạn văn nói về nhà văn Ru – xô qua văn bản “Đi bộ ngao du”? Đáp án: Đoạn văn nói về hình ảnh nhà văn Ru – xô qua văn bản Đi bộ ngao du: “Bóng dáng nhà văn” chính là tinh thần của nhà văn mà người đọc cảm nhận được qua tác phẩn. Ru – xô hiện ra trong tác phẩm là người: Giản dị. Qúy trọng tự do Yêu thiên nhiên: núi sông, đồng ruộng, cây cối... Học sinh hãy tìm những chi tiết trong tác phẩm để chứng minh, phân tích nhằm làm rõ ý tư tưởng triết học cua Ru-xô mang đậm bóng dáng con người ông. Câu 14: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “ non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Em hiểu lời dạy của Bác như thế nào?. Đáp án: Mở bài: Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã viết thư cho các cháu học sinh, trong đó có : “ non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Thân bài: Giải thích câu nói. + Dùng những hình ảnh đẹp đẽ , Bác đã cho ta hiểu “ công học tập” của học sinh hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước. + Bác khẳng định vai trò của trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của học sinh là quan trọng với đất nước. + Như vậy: Bác động viên các cháu học tập tốt _Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai của đất nước?. + Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này. + Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành. + Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn một lớp công dân tốt cảu tương lai. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết. + Thế giới không ngừng phát triển, muốn “ sánh vai với các cường quốc thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh, điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng tuổi trẻ. Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào?. + Ngày xưa: Những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công... làm rạng danh đất nước. + Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực ( kể một số gương sáng ). Kết luận: Làm thế nào để thực hiện lời dạy của Bác? Mỗi học sinh phải hiểu lời Bác chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức. Nhà trường và xã hội phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.s
File đính kèm:
- NGAN HANG CAU HOI ON TAP VAN 8 CUC HAY .doc